Đời phu đào giếng - Kỳ 1: Phận đời ‘Ăn cơm dương gian, sống đời âm phủ’

(Ngày Nay) - Mùa đến, các phương tiện truyền thông lại đưa tin về cơn bão số 5. Phương Nam cũng bị ảnh hưởng, mưa nhiều và cả gió mạnh. Về quê, gặp người phu đào giếng tuổi đã cao với lỉnh kỉnh đồ mang trên người, nào cuốc, nào thuổng, xà beng, trục dây thừng, xô,… Hỏi ra mới biết, nắng ở xã La Ngâu (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) vẫn gắt, đất vẫn khô, đá vẫn cứng và nước ngọt mùa này vẫn khan nên người ta gọi những người phu đi đào giếng, vét giếng để có nước uống, nước dùng trong sinh hoạt và tưới tiêu ruộng vườn…
Nghề đào giếng, nghe thì tưởng chừng như đơn giản, nhưng chỉ có những người phu đào mới hiểu nhọc nhằn ra sao...
Nghề đào giếng, nghe thì tưởng chừng như đơn giản, nhưng chỉ có những người phu đào mới hiểu nhọc nhằn ra sao...

Kỳ 1: Phận đời ‘Ăn cơm dương gian, sống đời âm phủ’

Nghề đào giếng, nghe tưởng chừng như đơn giản, nhưng chỉ có những người phu đào mới hiểu nhọc nhằn ra sao. Có người ví, đây là cuộc đời của những người “ăn cơm dương gian sống đời âm phủ”. Lọt thỏm dưới hàng chục mét đất vừa đào, miệng giếng không lớn mấy, nơi lòng đất sâu với bao nguy hiểm rập rình.

Nghề muôn vàn nguy hiểm

Ông Đào Văn Xuyến năm nay đã 56 tuổi, mỗi lần có người gọi đào giếng thì ông gọi thêm con trai, em rể và có khi thì dắt theo cả vợ lên đường hành nghề.

Quê nhà cũng có giếng khoang, có nơi có nước máy. Nhưng thời tiết khi nắng hạn kéo dài khiến giếng sâu khô cạn, bơm lên chỉ sỏi và cát. Những cơn mưa dầm mùa này cũng không làm cho những giếng nước của hộ dân nơi đây dâng thêm mực nước ngọt để sử dụng, họ đành phải chọn cách đào thêm giếng nước phụ hoặc vét thêm mấy lớp đất sâu lòng giếng để tưới tiêu hoa màu hay lấy nước sinh hoạt.  Khi ấy, ông Xuyến là người được họ nhớ đến đầu tiên.

Dáng người ông Xuyến nhỏ bé, người ta truyền nhau rằng ông Xuyến sinh ra là để làm nghề “âm phủ” nên người ông mới nhỏ vậy, vừa đủ để chui xuống dưới lòng đất sâu chứ mập mạp quá không làm nghề này được. Ông Xuyến phải gọi con trai theo là vì cần một người ở trên kéo đất lên, phải gọi thêm em rể theo là thi thoảng khi ở dưới lòng đất quá sâu bít khí khiến ông ngạt, ông sẽ cần một người xuống thay thế. Đâu phải việc đào một cái giếng 20m-30m trong vòng ngày một ngày hai đâu, đất cứng, có khi gặp đá, khi đào hoài mà không ra mạch nước thì một cái giếng mất cả tuần mới đào xong, vậy nên phải có vợ theo để lo phụ mấy việc lặt vặt, cơm nước.

Nghề đào giếng, người ta thường đi chung một nhóm là người thân, vì dưới lòng sâu thăm thẳm ấy, người thân sẽ giữ cho nhau kỹ từng chút một, người quay xô đất kéo lên sẽ biết tỉ mỉ từng tí không để đất đá rơi xuống. Có những trường hợp người đào giếng chỉ bị một viên đá nhỏ rơi từ trên cao xuống trúng đầu mà bị chấn thương nặng, người ta kể, có người đã tử vong nên ai làm nghề này cũng lo lắng lắm. Mà lo cho nhau từng li từng tí, đâu ai bằng người trong một nhà. Ông kể vậy.

Đời phu đào giếng - Kỳ 1: Phận đời ‘Ăn cơm dương gian, sống đời âm phủ’ ảnh 1

 Người ta truyền nhau rằng người đàn ông này sinh ra là để làm nghề “âm phủ” ...

Cũng theo ông Xuyến, mấy năm nay cứ đến mùa khô là nhiều giếng nước của các hộ dân bị cạn hoặc lượng nước rất ít, nên nhu cầu đào, vét giếng của người dân rất nhiều. Thêm vào đó, nhiều hộ dân ở các thôn xóm trong xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vẫn phải chịu cảnh thiếu nước sinh hoạt vì đường ống nước máy chưa đến nơi; hoặc có đến thì do cao quá nên nguồn nước không đủ dùng.

Dụng cụ hành nghề của chúng tôi khá đơn giản, chỉ cần xẻng, một bộ trục quay và thêm cái máy thông gió để cung cấp ôxy trong khi đào. Đã cuối mùa khô chuyển sang mưa rồi đấy, nhưng năm nay vẫn đang còn nhiều người yêu cầu đào, nạo vét giếng lắm nhưng tôi vẫn chưa nhận làm vì đã nhận lời của nhiều người trước đó.

Có 2 kiểu lấy tiền công đào giếng, vét giếng. Kiểu thứ nhất là nhận khoán nguyên giếng, đào đến khi nào có nước thì bàn giao, mình nhắm xem khu vực đó đào áng chừng sâu bao nhiêu mới chạm nguồn nước, có đá chắn hay gốc rể cây ăn sâu không, rồi mình mới ra giá. Thông thường là 6 triệu đến 7 triệu/ 1 giếng, nếu là vùng tương đối dễ đào. Còn nếu khu vực nào khó quá, từ chối không nỡ, phải đào thật sâu và gặp nhiều chướng ngại, thì có giá trên dưới 10 triệu/ giếng. 

Kiểu thứ hai là chỉ vét và nạo ở giếng có sẵn, hiện tại, thường là từ 400-500 ngàn đồng/mét và cũng tùy vào từng loại đất và những trường hợp khác thì giá có thể cao hơn.

Đời phu đào giếng - Kỳ 1: Phận đời ‘Ăn cơm dương gian, sống đời âm phủ’ ảnh 2

Dụng cụ hành nghề của những người phu đào giếng khá đơn giản, chỉ cần xẻng, một bộ trục quay và thêm cái máy thông gió để cung cấp ôxy trong khi đào.

Hành trình “đào từ dương gian đào xuống âm phủ”

9 giờ sáng, theo vợ chồng ông Xuyến là đã đến giờ đẹp. Chủ nhà bày biện một mâm cúng nhỏ bên cạnh mảnh đất được khoanh vùng chuẩn bị đào lên. Gia chủ thắp hương theo lễ rồi lui, để lại mọi sự cho nhóm ông Xuyến tự liệu.

Rất thận trọng và thành kính, vợ chồng ông kính cẩn đốt nhang, khấn vái vài điều không để cho người có mặt nghe thấy, rồi cố dùng sức cắm nhang xuống mặt đất khô cứng. Lại đến em rể ông Xuyến, rồi đến con trai ông theo đó thắp nhang. Một nghi lễ nhỏ nhưng đủ đầy.

Biết mình không nên hỏi nhiều, nhưng bà Hoà (vợ ông Xuyến) chia sẻ “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, làm gì cũng phải xin. Có kiêng có lành. Động đến một li một tấc đất phải có lễ báo với thần giữ đất nơi đây. Ngoài ra, còn xin mau đụng mạch nước, còn xin không gặp đất đá, không bị đá đất rơi trúng. Một người xuống lòng đất những người ở trên lo lắng không kể siết, không xin phù hộ thì không biết làm sao cho an lòng”.

“Đào được một cái giếng vừa lòng chủ nhà mà cũng đúng ý mình trầy trật lắm. Nói đừng cười, tôi và thanh niên trong thôn xóm có người mất hay đi đào huyệt giúp tang gia mà đào huyệt còn không sâu như vậy. Với bán kính miệng giếng chỉ từ một mét đến hai mét mà chiều sâu như vô tận, nói xuống âm phủ thì cũng đúng thôi. Vừa ít không khí để thở, vừa nguy hiểm chập chùng. Xuống tận âm phủ để kiếm đồng tiền là biết cái nghề này gian nan, cực khổ biết bao nhiêu”. Như sợ chưa nói hết ý, con rể của ông Xuyến và bà Hoà kể thêm.

Đời phu đào giếng - Kỳ 1: Phận đời ‘Ăn cơm dương gian, sống đời âm phủ’ ảnh 3

"Xuống tận âm phủ để kiếm đồng tiền là biết cái nghề này gian nan, cực khổ biết bao nhiêu...”

Nói xong, những nén nhang cũng vừa tàn. Ông Xuyến cười cười “vòng nhang uốn lượn là được chứng tấm lòng”. Ông dứt lời, mọi người bắt đầu lấy đồ nghề ra, ai có dụng cụ nấy, chuẩn bị cho một cuộc xuống lòng đất gian nan...

Hành trình đi tìm nước

Ông Xuyến dùng chiếc cuốc con băm một vòng quanh đường tròn mình đã đánh dấu trước đó trên mặt đất, em rể và con trai ông người dùng xà beng, người dùng xẻng bắt đầu vào cuộn đào những nhát đầu tiên. Đất miền núi vừa cứng vừa đá, đâu đó âm thanh sắt đá va vào nhau loạng xạ, ngập ngừng rồi lại tiếp tục. Cho đến khi xuống sâu tầm nửa mét. Đã quen thuộc, con trai ông nhảy xuống tiếp tục đào và hất đất lên trên thành những ụ cao dần lên. 

Đời phu đào giếng - Kỳ 1: Phận đời ‘Ăn cơm dương gian, sống đời âm phủ’ ảnh 4

Sơ sẩy một chút thôi, thì khoảng đất trống mình vừa đào lên sẽ thành huyệt chôn mình...

“Lúc còn cạn thì tôi cho con xuống đào trước, nó ít nguy hiểm hơn, khi nào sâu thì tôi mới xuống. Tôi già nhưng dẻo với quen nghề rồi nên ở trên dưỡng sức lát còn xuống sâu”. Ông Xuyến chia sẻ.

Và cứ thế, người đào, người vét cho miệng giếng tròn theo ý muốn, người bưng bê đẩy đất ra xa vì sợ đất đổ xuống nửa chừng lấp người đang dưới đáy. “Nhất thổ, nhì mộc” - Những người phu đào giếng vừa làm việc vừa nói thêm. Nghề nào liên quan đến đất đều rất nguy hiểm, giống như người thợ mỏ cũng vậy, sơ sẩy một chút thôi, thì khoảng đất trống mình vừa đào lên sẽ thành huyệt chôn mình.

Lưng chừng trưa, con trai ông Xuyến từ dưới giếng leo lên, kể vẫn chưa thấy “động tĩnh” gì. Phải móc trục thả dây thừng và đồ nghề xuống tiếp tục đào. Ăn tạm ổ bánh mì mẹ chuẩn bị, anh lại cột dây, bắt ngang miệng giếng đưa cha mình xuống thay ca tiếp tục đào.

Nắng xiên ngang mặt từng người, ông Xuyến cởi áo để lưng trần, mặc mỗi chiếc quần lửng rồi theo trục dây, 3 người ở trên cẩn thận, chậm chạp thả người xuống. Mồ hôi nhễ nhại trên mặt, chảy xuống cổ, mồ hôi thấm qua áo. Đất sét vàng vàng đỏ đỏ bám không chừa một ai. Rồi chợt không thấy người bên dưới đâu nữa. Chỉ thấy từng xô đất đầy được cẩn thận kéo lên.

“Mồ hôi đã là gì đâu, còn có máu xương nữa. Nếu không may làm rơi dù chỉ một hòn đất, hòn đá. Thì với độ sâu này cũng gây lỗ đầu mẻ trán. Còn nếu nặng hơn thì…”. Không kể nữa, lặng im mong không lỡ lời, để người bên dưới được bình an.

Từ lúc ấy, không ai còn nói với ai điều gì khác ngoài trao đổi cách thức đào kéo và dăm ba câu nói vọng lên để biết vẫn bình an.

Có thể những người phu đào giếng vì quá mệt, có thể vì cần sự tập trung, cũng có thể họ lặng im như là một lời cầu nguyện khẽ cho Thần Thổ nơi đây phù hộ việc đào bới được thuận lợi, mau chóng gặp mạch nước để sớm hoàn thành.

(Kỳ 2: Nỗi niềm người đi tìm nước)

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.