Tuổi thơ rơi lại trên đường mưu sinh! - Kỳ 1: Những đứa trẻ xóm Ốc

(Ngày Nay) - Những đứa trẻ tuổi ăn chưa no mà lo đã tới, thay vì ngày hai buổi đến trường, thay vì hồn nhiên lớn lên như bao bạn cùng trang lứa, thì những đứa trẻ nhà nghèo đang tất bật ngược xuôi để vật lộn với cuộc mưu sinh. 

Kỳ 1: Những đứa trẻ xóm Ốc

Những đứa trẻ sống ở xóm Ốc ven đại lộ tấp nập Nguyễn Văn Linh (Bình Chánh, TP.HCM). Nơi đây vỏn vẹn hơn mười căn nhà lụp xụp cũng là nơi trú nắng che mưa của hơn mười hộ gia đình tha phương cầu thực. Gọi là xóm Ốc vì nghề mưu sinh chính của các hộ đều dựa vào mò cua bắt ốc qua ngày. Những đứa trẻ trong xóm có đứa được đi học, đứa học nửa chừng rồi nghỉ, đứa thì chưa từng biết trường lớp là gì...

Tuổi thơ rơi lại trên đường mưu sinh! - Kỳ 1: Những đứa trẻ xóm Ốc ảnh 1

Xóm Ốc nằm ven đại lộ tấp nập Nguyễn Văn Linh (Bình Chánh, TP.HCM). Ảnh: Kiều Trang

Ăn chưa no, lo đã tới

Hỏi con Hà học lớp mấy?/ Nó trả lời, đang học lớp 4; Hỏi mẹ nó đâu?/ Nó nói, mẹ đi bắt ốc rồi; Thế còn ba đâu? / Ba con bỏ mẹ con đi lâu rồi.

Con Hà đi học một buổi, một buổi trông em thay mẹ, cơm nước trong nhà một mình nó quán xuyến. Nó trông em, em ngủ nó sẽ đi nhặt chai nhựa, bao nilon, giấy báo bìa cũ quanh khu ở để dành bán kiếm thêm ít đồng tiền lẻ phụ mẹ.

Nó kể “con học giỏi nhất lớp sơ Trâm”. Sơ Trâm dạy chữ cho nó và một số bạn ở nhà Dòng đạo Công Giáo. Nó biết đọc, biết viết theo cách dạy riêng của sơ Trâm chứ không được bài bản như ở trường lớp. Nó thường đọc cho tụi con nít trong xóm nghe những bài thơngắn, những đoạn văn trong sách giáo khoa, nếu may mắn mượn được quyển truyện tranh nào thì đó sẽ là món quà quý giá nhất của đám trẻ nghèo đêm ấy, nó sẽ đọc đi đọc lại đến tận khuya, gấp truyện lại và chìm vào giấc mơ cổ tích.

Con Hà mê công chúa lắm, nó thích tất cả các hình ảnh công chúa như Bạch Tuyết, công chúa Hạt Đậu đến Lọ Lem, nàng Tiên cá… Nó ăn mặc lúc nào cũng lấm lem mà lúc nào cũng cứ tin rằng sẽ có bà tiên nào đó hoá phép cho nó có quần áo mới, cho các bạn nó được đến trường. Nó tìm được trong túi quần áo cũ người ta quyên góp từ thiện một chiếc áo đầm xanh, nó cười thật hạnh phúc, nó ướm vừa vặn và sung sướng rằng ngày mai có đồ đẹp để đến lớp, để khoe với những đứa bạn cũng nghèo, những đứa bạn trong lớp học của sơ Trâm cũng không khá hơn hoàn cảnh nó là mấy.

“Em sợ nhất là một hôm mẹ em nói thôi đừng đi học nữa, ở nhà phụ mẹ. Bây giờ thì em cũng làm những việc đó nhưng chỉ phụ lúc không đi học thôi, lúc mẹ cần mà mà không có em bực bội lắm" Nó nói đến đó rồi im lặng, ra chiều trăn trở lắm.

Tuổi thơ rơi lại trên đường mưu sinh! - Kỳ 1: Những đứa trẻ xóm Ốc ảnh 2

Con Hà bên chiếc đầm cũ người ta tặng nó.

Trưa hôm ấy, Thằng Phố mới vừa đi bắt ốc về. Một mình nó đi từ 7 giờ sáng đến trưa 12 giờ trưa mang về 1 bao ốc căng đầy và ướt nhẹp áng chừng gần 20kg. Ở xóm nó được phong là “Vua Ốc”. Những ngày nắng hạn cũng như những ngày mưa dầm, có người đi ngụp lặn cả buổi trời cũng chỉ tầm dăm ba ký thì hôm nào thằng Phố cũng đủ chỉ tiêu của mình tự đặt ra là từ 10kg ốc bưu vàng trở lên. Khi thằng Phố từ kênh trở về, mẹ nó sẽ châm lửa luộc ốc trong chiếc thau cũ, rồi hai mẹ con nó phụ nhau đập ốc, lấy thịt đem bán cho những quan bún riêu, bún ốc. Thu nhập của nó mỗi ngày bắt ốc là từ 100 nghìn đến 200 nghìn đồng, trang trải cho gia đình 3 miệng ăn.

Thằng Phố đang học lớp 5, nó thích đi học lắm mà nhà nó không có tiền cho nó học ở trường, cũng không đủ thời gian học ở nhà dòng như con Hà nên nó đi học ở nhà một bà giáo già về hưu, nó đến học lúc nào bà giáo sẽ dạy lúc ấy. Bà giáo mỗi ngày thu nó 5 nghìn – 10 nghìn, tuỳ nó có bao nhiêu. Nó thích được học quá, bà giáo già dạy gì nó cũng học lấy học để, nuốt từng lời giảng một cách say mê. Nó mơ sau này được vào đại học, rồi sẽ thành bác sĩ.

Tuổi thơ rơi lại trên đường mưu sinh! - Kỳ 1: Những đứa trẻ xóm Ốc ảnh 3

Những vuông rau muống vừa là thức ăn vừa là món hàng để đám trẻ hái mang ra chợ bán/ đổi thức ăn...

Mẹ thằng Phố đã lớn tuổi, sáng thức dậy bà phải băng qua đại lộ Nguyễn Văn Linh xin người ta bơm và xách nước ngọt về uống, hai tay gầy yếu của bà là hai xô nước lớn. Từ khi thằng Phố lớn, từ khi nó nhận thức được cần phải gánh vác, đỡ đần mẹ những việc nặng nhọc thì nó dậy sớm hơn, hai tay nó quẩy hai xô nước qua lại con đường tấp nập xe cộ thay mẹ.

Thằng Phố hiền, hay cười bẽn lẽn và ít nói. Ít ai biết thằng con trai da đen nhém, tóc khen khét ấy cũng có ước mơ rất đẹp, nó mơ có tiền mua tặng mẹ nó một chiếc nhẫn. Hồi nó bệnh, mẹ nó đã bán chiếc nhẫn duy nhất ở ngón tay áp út nên mấy lâu nay nó cũng cố dành dụm tiền, lúc 2 nghìn, lúc 5 nghìn nhưng lâu lâu lấy ra mua tập vở hoặc hôm nhà hết tiền ăn nó lại mang ra chợ mua thức ăn. Không biết bao giờ nó mới mua được chiếc nhẫn nó ước mơ tặng mẹ…

Tuổi thơ rơi lại trên đường mưu sinh! - Kỳ 1: Những đứa trẻ xóm Ốc ảnh 4

Ở xóm, thằng Phố được phong là “Vua Ốc”

Thằng Đạt khác hẳn với thằng Phố, khác hẳn với con Hà. Thằng Đạt bảo “bán vé số rất vui!” và nó yêu nghề bán vé số lắm. Mỗi sớm tinh mơ thằng Đạt thức dậy ra đại lý nhận 200 tờ vé số, trên đôi chân sần sùi cùng đôi dép cụt mõm thằng Đạt băng qua các con đường, lội khắp các vỉa hè quán xá, mời chào năn nỉ khách, đến xế chiều nó bán sạch 200 tờ vé số,dọc đường ai thương cho gì nó ăn nấy. Hỏi thằng Đạt sao không đi học như thằng Phố và các bạn, nó nói học chán lắm, nó ngồi yên một chỗ không được. Nó cố gắng lắm mà chỉ mới học xong lớp hai rồi nó nghỉ, vừa đủ biết các con số, chữ thì lúc nhớ lúc quên. Năm nay nó 15 tuổi nhưng nó có thâm niên bán vé số khu này nhất, đến khu quanh đây mà hỏi tên nó “Đạt vé số” thì ai cũng biết.

Thằng Đạt đã vỡ giọng, thanh âm ồ ồ, nó chấp chới bắt đầu quãng đời thanh niên. Trông dáng nó bự con và bặm trợn vậy thôi nhưng mà nó nói chuyện vẫn còn con nít và vẫn cứ ngây ngô. Nó đi bán vé số, tiện thể làm quen những đứa trẻ nghèo khu khác biểu diễn nuốt dao lam và với phun lửa. Ngậm một ngụm xăng trong miệng thổi vào thanh củi đang cháy, lửa bùng to như bó đuốc. Nếu có ai đó tỏ vẻ quan tâm đến “tuyệt kỹ” này của nó, nó sẽ không ngần ngại, nó sẽ biểu diễn ngay. Mặc cho, khi nó bắt đầu đưa tay vào túi tìm đạo cụ, người ta đã sợ và can ngăn. Rất ít người đủ can đảm nhìn nó nuốt những lưỡi lam bén ngọt vào miệng.

Thằng Đạt lại hỏi, giọng điệu trống không "Biết làm nghề gì nhiều tiền nhất không?" Rồi cũng tự tin trả lời “làm chủ đại lý bán vé số mới nhiều tiền”. Bởi sáng nào đến đại lý lấy vé số nó cũng thấy ông chủ cầm nhiều xấp tiền lớn, mai mốt nó lớn nó cũng sẽ làm chủ như vậy.

Mợ nó kể, có lần nó tâm sự khi nào nó có nhiều tiền nó sẽ đi tìm ba mẹ. Nó có biết gì về thân phận nó đâu. Mẹ nó bỏ nó lại với cậu mợ lâu quá rồi, nó sống với cậu mợ, bán vé số phụ cậu mợ và nuôi ước mơ làm giàu. “Chắc nó muốn giàu để giàu rồi có khi nó sẽ tìm lại được ba mẹ nó, vì đôi khi nó cũng hay hỏi ba mẹ, nhưng cả tôi và cậu nó có biết gì đâu”.

Tuổi thơ rơi lại trên đường mưu sinh! - Kỳ 1: Những đứa trẻ xóm Ốc ảnh 5

Mấy chục năm trên mảnh đất này, có đứa sinh ra, có đứa lớn lên. Ai thích gọi là nhà thì đó là nhà, ai muốn gọi là chòi thì đó là chòi, người gọi là khu ổ chuột thì cũng không sao...

Phận đời cứ vậy nổi trôi…

Cha mẹ những đứa trẻ xóm ốc này đều có gốc ở các tỉnh miền tây như Sóc Trăng, Trà Vinh..., bỏ sông nước lên sống nơi đây mấy chục năm ròng. Mấy chục năm ấy, có đứa sinh ra, có đứa lớn lên trong căn nhà bé tí, ai thích gọi là nhà thì đó là nhà, ai muốn gọi là chòi thì đó là chòi, người gọi là khu ổ chuột thì cũng không sao, gọi thế nào cũng đúng, mà gọi thế nào thì đó cũng là nơi sinh sống của những con người, những số phận, của tụi nó - những đứa ở trẻ xóm ốc.

Hỏi những đứa trẻ ở xóm ốc có biết buồn không? Hồn nhiên tụi nó đáp: không! Hỏi thêm, ăn uống thế nào? Thật thà: “có gì thì ăn đó”. Hôm nào bán được ốc thì mua cá mua thịt về ăn cùng cả nhà, không có thì rau muống chấm tương qua bữa, miễn no là được.

Mỗi tháng, gia đình tụi nó phải đóng cho chủ đất 30 ngàn đồng tiền dựng nhà trên đất của họ, đóng tiền đều đặn cho đến khi nào đất có người mua thì thôi. Mỗi gia đình, mỗi cuộc đời trên mảnh đất tạm bợ ngày qua ngày với mong ước chủ đất không tìm ra đối tác mua mảnh đất họ đang sống tạm, để họ còn có chốn nương thân. Để những đứa trẻ này còn một nơi ra vào dù tạm bợ.

Tuổi thơ rơi lại trên đường mưu sinh! - Kỳ 1: Những đứa trẻ xóm Ốc ảnh 6

Người lớn trong xóm Ốc chuẩn bị đi thả lưới.. 

Sáng sớm, người lớn thức dậy, chuẩn bị những chiếc lưới cũ, gỡ rối những rác rưởi mắc quanh lưới rồi đi bộ qua mấy cây số đường ruộng đến rạch thả lưới. Đôi chân trần bị nước nhiễm phèn ăn sậm vào da đổi sang màu nâu đỏ. Họ không đi dép vì sình lầy sẽ lún, họ cũng không bảo hộ bằng giầy hay ủng vì đó là thứ xa xỉ với người nghèo, chỉ mong mắc vào lưới là dăm ba con cá sặc, vài con rô, hay một ít lòng tong… Vô chừng và tạm bợ như chính cuộc đời họ vậy.

Tuổi thơ rơi lại trên đường mưu sinh! - Kỳ 1: Những đứa trẻ xóm Ốc ảnh 7

Giữa đô thị phồn hoa, có một xóm Ốc lọt thỏm, người ta kiếm sống qua bữa, qua ngày. Ảnh: Kiều Trang

Hôm nay còn thức dậy trên nền nhà của người ta, biết ngày mai đất có bị lấy lại, nhà có bị dở đi, mỗi hộ năm bảy người có dắt díu nhau tìm một nơi khác, dựng chòi, mắc màn, nhóm lửa và đi tìm những thứ mưu sinh quen thuộc như một vuông rau nhút, một hồ rau muống, một kênh nước chảy để mò ốc bắt cá… Và những đứa trẻ xóm Ốc ấy có còn được vô tư một buổi kiếm sống, một buổi đến lớp học chữ cho thoả ước mơ?!

Kỳ 2: Những ‘gánh xiếc’ rong bên vỉa hè thành phố

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.