Đức Phật Niết bàn, đạo Phật còn mãi

Đức Phật Niết bàn, đạo Phật còn mãi

Ngày Rằm tháng Hai năm 544 trước Công nguyên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn. Trải qua gần 26 thế kỷ, con đường đạo chông gai mà Ngài đã chân trần bước những bước đầu tiên nay càng thênh thang rộng rãi.

_____________

Khi Đức Phật nhập diệt chúng đệ tử dõi theo từng bước ra, vào thiền định của Ngài, mặt đất như rung chuyển, trăng sao soi xuống ánh sáng huyền diệu, chư Thiên trỗi nhạc rắc hoa…

Một ngày nọ trong rừng cây sala xứ Câu Ly, cách thành Ba-la-nại khoảng 120 dặm, an nhiên trước sinh ly tử biệt, Đức Phật thông báo với người thị giả yêu quý A Nan rằng 3 tháng nữa Ngài sẽ nhập Niết Bàn.

Ngài nhìn nhận lại những dấu mốc trên con đường đạo của mình bằng một lời thật ngắn gọn: “A Nan! Đạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Cư sĩ nam, cư sĩ nữ. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và Đạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi”.

Đức Phật Niết bàn, đạo Phật còn mãi ảnh 1

Còn nhớ sau ngày thành đạo dưới cội bồ đề, Ngài tìm đến vườn Lộc Uyển thuyết bài pháp đầu tiên Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như, khai sáng cho họ thành các đệ tử đầu tiên, Tăng đoàn đầu tiên.

Trong 49 năm bước chân của Ngài đã dọc ngang khắp đất nước Ấn Độ rộng lớn. Đệ tử của Ngài dần dần có những vị lãnh đạo tôn giáo, các vị vua, những vị quý tộc, thương buôn, những con người mộ đạo cho đến những người địa vị thấp kém và rồi cả những phụ nữ đẹp đẽ, kiêu sa nơi cung cấm cho đến cả những người một thời không đức hạnh.

Những đệ tử của Phật gồm cả những người xuất gia và đệ tử tại gia, cả nam lẫn nữ. Tất cả họ đều có một ước nguyện cháy bỏng là noi gương Đức Thích Ca đi theo con đường giác ngộ và giải thoát mà Ngài đã khám phá ra và suốt đời chỉ dạy.

Đức Phật Niết bàn, đạo Phật còn mãi ảnh 2

Tăng đoàn 1.250 vị theo Ngài luôn khắc sâu trong tim hình ảnh đấng Từ Phụ dù nắng hay mưa, dù lạnh hay nóng vẫn luôn thức dậy trước mặt trời, sáng thuyết pháp cho Tăng đoàn, trưa thọ trai, chiều lại thuyết pháp cho tín đồ, tối lại giảng giải cho chúng Tăng những điều họ chưa hiểu.

Mỗi năm, Ngài đi chu du để thuyết pháp độ sinh trong 9 tháng nắng ráo, còn 3 tháng mùa mưa thì Ngài lại ở luôn trong tịnh xá để an cư kiết hạ.

Suốt 49 năm ròng rã như thế, những lời dạy của Ngài trở thành một hệ thống kinh điển đồ sộ, một kho tàng tri thức vô giá để Phật tử tăng cũng như tục nghe theo và quan trọng hơn - noi theo để tu sửa thân tâm, hóa độ chúng sinh.

Cổ nhân đã làm bài kệ tóm lại 5 thời kỳ thuyết pháp của Đức Phật:

Trước nói Hoa Nghiêm hăm mốt ngày

A Hàm mười hai, Phương Đẳng tám

Hai mươi hai năm nói Bát Nhã

Pháp Hoa Niết Bàn cộng tám năm.

Cho đến những ngày trước khi nhập diệt Ngài vẫn thu nạp đệ tử, thuyết kinh Di giáo.

Đức Phật Niết bàn, đạo Phật còn mãi ảnh 3
Đức Phật Niết bàn, đạo Phật còn mãi ảnh 4

Trước nỗi lo sau khi Phật nhập diệt, Tăng đoàn mất đi vị lãnh đạo tinh thần, Đức Phật dạy: “Này A Nan, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: “Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư (giáo chủ)”. Này A Nan, chớ có những tư tưởng như vậy. Này A Nan, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật ấy sẽ là Ðạo sư của các ngươi”.

Đúng như vậy, dù cho Đức Bổn Sư đã nhập Niết Bàn, nhưng tiếp nối Pháp và Luật của Ngài, lớp lớp các bậc chư tổ, lớp lớp Tăng đoàn, lớp lớp cư sĩ đã, đang và sẽ gìn giữ dòng mạch ấy làm cho Đạo của Ngài thêm phát triển, để bản thân mình được giải thoát, để làm cho xã hội mà họ đang sống tràn đầy Ánh Đạo Vàng của Trí tuệ và Từ bi.

Lớp lớp các thế hệ Phật tử luôn ghi nhớ trong tâm khảm mình lời dặn dò trong những phút cuối của Ngài: “Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!”.

Đức Phật Niết bàn, đạo Phật còn mãi ảnh 5

Đường đi đã được Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni chỉ rõ, muốn làm con của Ngài, muốn được thành Phật chúng ta phải noi theo gương của Ngài, phải tự mình dũng cảm dấn thân trên con đường Đạo, tự nhủ rằng không ai có thể thay mình.

“Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Chỉ có chân lý của Đạo ta là bất di, bất dịch. HÃY TINH TẤN LÊN ĐỂ GIẢI THOÁT, hỡi các người rất thân yêu của ta!”.

Ngày Đức Phật nhập Niết Bàn là một sự kiện để tất cả những Phật tử thêm tinh tấn học theo giáo pháp của Ngài, cùng làm cho xã hội đang sống thắm đượm tinh thần từ bi theo ánh sáng của trí tuệ.

Đức Phật Niết bàn, đạo Phật còn mãi ảnh 6
TIN LIÊN QUAN
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.