Cuộc ra đi vĩ đại của Thái tử Tất Đạt Đa

Cuộc ra đi vĩ đại của Thái tử Tất Đạt Đa

Con người ta, ai cũng đã từng đứng trước những quyết định, những cuộc ra đi. Nhưng, có mấy ai dám bỏ lại vợ đẹp con thơ, lâu đài vàng bạc, danh vọng tột đỉnh để dấn thân vào con đường cứu độ chúng sinh mịt mù chông gai phía trước?

______________

Cuộc ra đi vĩ đại của Thái tử Tất Đạt Đa ảnh 1

Đêm mùng Tám tháng Hai âm lịch năm 623 trước Công nguyên, khi mọi người trong cung cấm đã chìm trong giấc nồng, Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) nhìn lại vợ, con trước một chuyến đi không biết bao giờ trở lại.

Vợ chàng là người đẹp - Công chúa Da-du-đà-la (Yásodharā). Con chàng mới vừa tròn 7 ngày tuổi - bé La Hầu La (Rahula). Hạnh phúc của riêng một gia đình không thể ngăn được hoài bão của người muốn tìm cầu hạnh phúc cho tất cả muôn loài chúng sinh.

Những ngôi sao và ánh trăng non đêm ấy đã soi đường cho Thái tử bỏ lại những bạc vàng gấm vóc lụa nhung, những ca kỹ mỹ miều đàn hay múa giỏi, những cung điện Mùa Xuân, Mùa Hạ, Mùa Đông…

Băng mình trong đêm vượt thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) với con ngựa Kiền Trắc (Kanthaka), vị Thái tử văn võ song toàn đã bỏ lại ngai vàng hiển nhiên, bỏ lại vương quyền nhiều người khao khát.

Rồi tiếp tục bỏ lại ngựa quý, hoàng bào, râu tóc Ngài dấn thân vào con đường tìm thầy học đạo…Bỏ lại những giấc mơ con của người đời, Ngài bước đầu đã vượt thoát được cuộc đời con để đi tìm lý tưởng cao cả của mình.

Cuộc ra đi vĩ đại của Thái tử Tất Đạt Đa ảnh 2

Sự từ bỏ lớn lao như thế khởi nguồn từ những quan sát tinh tế của một trái tim bao la tình thương chúng sinh ngay từ khi Thái tử mới là chú bé lên 10.

Trong lễ Tịch Điền năm đó chú thấy người và trâu vất vả dưới ánh nắng mặt trời để lật lên những luống đất. Trong luống đất những con giun bị hất lên, bị xé nát. Rồi chim chóc sà xuống bắt chúng làm mồi. Thế nhưng, những con chim lại làm mồi cho những người thợ săn. Những người thợ săn lại bị chính thú dữ trong rừng rình rập.

Ôi, vì một miếng ăn để sinh tồn mà con người và những loài vật thật vất vả, trở nên ác độc, dẫn đến tàn hại lẫn nhau, không tiếc thương sinh mạng của nhau. Sinh tồn thật vất vả và gây nên biết bao nghiệp báo.

Lớn lên chút nữa, Thái tử được rời khỏi cung điện đi ra ngoài thành. Chàng thấy nỗi đau của người bệnh, nỗi khổ của người già, sự xót xa tiếc nuối của sinh ly tử biệt. Những nỗi đau thật to lớn và không loại trừ ai cả.

Nhưng chàng cũng thấy sự an nhiên của một vị thầy tu. Ăn sâu vào tâm khảm Ngài là lời đáp của vị Sa môn: “Tôi tu hành là quyết bỏ dứt mọi sự ràng buộc của cõi đời, cầu cho mình khỏi khổ và thành chánh giác để phổ độ chúng sinh đều được giải thoát như mình”.

Cuộc ra đi vĩ đại của Thái tử Tất Đạt Đa ảnh 3

Đau đớn cùng nhưng xót xa hơn, thương cảm cùng nhưng bao la hơn và trí tuệ sáng suốt siêu việt đã khiến Thái tử cắt ái, lìa gia để tìm Đạo.

Suốt 5 năm, gốc cây là nhà, chút vật thực được bố thí hay ngọn rau chiếc lá trong rừng là thức ăn vị Thái tử kiên trì, khiêm cung tìm đến những đạo sư danh tiếng thời ấy xin làm đệ tử.

Thái tử đã tìm được hai bậc đạo sư tiếng tăm nhất thời đó là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, trở thành đệ tử rồi đạt được bậc thiền cao nhất mà hai vị thầy đạt được.

Nhưng đó dường như chưa đúng cái đích mà Thái tử hướng tới. Từ chối lời mời ở lại cùng đứng đầu đạo tràng dạy dỗ học trò, Ngài lại ra đi và mất 6 năm trời tu khổ hạnh cùng 5 người bạn tu là năm anh em ông Kodanna (Kiều Trần Như) tại Uruvela.

Thân thể tráng kiện ngày nào của chàng Thái tử theo năm tháng đã trở thành một bộ xương mà di động cũng khó khăn. Những nỗi đau tột cùng hành hạ cơ thể Ngài.

Chập chờn trong nỗi đau, Ngài tự thấy muốn giải thoát khổ đau không thể trông chờ vào các bậc đạo sư, cũng không thể dùng khổ đau của sự hành xác mà giải quyết được. Phải tự lực, phải dựa vào chính mình mới có thể giải thoát.

Nhờ bát sữa của thôn nữ Su Dà Ta (Sujata) mà Thái tử tỉnh lại sau nỗi đau hành xác. Ngài như có quyết tâm mới sau khi xuống tắm ở dòng sông Ni Liên Thuyền (Neranjara) để thêm lần nữa làm một cuộc chia tay.

Dưới gốc cây pippala (tất bát la, sau này gọi là cây bodhi - bồ đề) Thái tử lập chí nguyện lớn: “Nếu ta không thành đạo thì thịt nát xương tan, ta cũng quyết không rời chỗ này”.

Với pháp tu Trung Đạo, một ngày nọ Ngài nhập vào thiền định, dần dần chiến thắng mọi sự công kích phá rối của Ma vương. Ngày thứ 49, khi ngôi sao Mai hé lộ trên bầu trời Ngài chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là vị Phật đầu tiên trong cuộc sống thế gian - Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi ấy, Ngài 30 tuổi.

Cuộc ra đi vĩ đại của Thái tử Tất Đạt Đa ảnh 4

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Cứ đến mỗi dịp mồng 8 tháng Hai âm lịch hằng năm, những người con Phật lại có dịp ôn lại cuộc trường chinh 11 năm 49 ngày của Người Thầy lịch sử kể từ ngày ông rời bỏ kinh thành Kapilavastu cho đến ngày thành Phật dưới cội cây bồ đề.

Con đường giải thoát cho chính mình và cứu độ chúng sinh Phật đã chỉ ra, được các Thầy Tổ ghi lại trong ba tạng Kinh-Luật-Luận khiến con đường đi của chúng ta thật rõ ràng.

Điểm xuất phát để đi theo con đường của Phật là Tam quy Phật-Pháp-Tăng và giữ gìn Năm giới: Không sát sinh, Không trộm cắp, Không tà dâm, Không nói dối, Không uống rượu và sử dụng các chất gây say.

Đức Phật là một con người có thật trong lịch sử. Từ một vị Thái tử Ngài đã quyết chí tìm cầu và đã tự sáng tạo ra con đường cho riêng mình để không chỉ cá nhân mình được giải thoát mà còn giúp chúng sinh giải thoát.

Đức Bổn sư đã dạy chúng ta thật là thống thiết: “Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!”.

Vậy thì còn chần chứ gì nữa, hãy làm theo lời Đức Phật dặn dò chúng ta trước khi nhập diệt: “Mọi vật ở đời không có gì quí giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có Đạo ta là quí báu. Chỉ có chân lý của Đạo ta là bất di bất dịch. HÃY TINH TẤN LÊN ĐỂ GIẢI THOÁT!”.

TIN LIÊN QUAN
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.