Tình tiết giảm tội?
Theo đó, chiều 24/11/2018 nhà trường đã tổ chức lấy ý kiến của 23 học sinh lớp 6/2 về sự việc cô Nguyễn Thị Phương Thủy phạt em H.L.N. 231 cái tát thông qua việc trả lời phiếu điều tra.
Phiếu phát cho HS gồm 19 câu hỏi bắt buộc HS cả lớp phải trả lời: Cô T quy định phạt tát thời gian nào? Bạn N bị tát vào thời gian nào? Khi tát bạn N cô T có mặt ở lớp không? Em tát vào mặt bạn N bao nhiêu cái? Em tát vào bạn N mạnh hay nhẹ? Bạn N có nói tục không? Khi tát bạn N có khóc không? Sau khi tát má bạn N có đỏ không? Cô T vào đã tát được mấy bạn? Cô T có bắt tát nhẹ phải tát mạnh không? Cô T tát bạn N mấy cái? Sau khi tát bạn N có bị chảy máu không? Sau khi tát bạn N cả lớp có sợ hãi bật khóc không? Trước khi tát bạn N cô T có ra lệnh tát phạt mấy bạn? Khi tát bạn N cô T ra lệnh hay tự ý? Cô T có phải là người cuối cùng tát bạn N không? Cô T đứng cùng chiều hay ngược chiều bạn N? Sau khi tát bạn N có ở lại học không?”. Cuối phiếu các em HS phải viết đầy đủ họ tên, ngày tháng trả lời.
Việc cô Thủy dùng cách nào bạo lực với học sinh đều sai. Việc làm của ban giám hiệu nhà trường chắc là có động cơ thanh minh cho cô Thủy. Nhưng thực ra, tất cả những việc làm đó đều không thanh minh được, không cần thiết nữa. Chính tập thể sư phạm ở trường, hiệu trưởng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải khảo sát học sinh.
Kết quả thu được: Sự việc xảy ra học sinh bị các bạn tát 231 cái tát là có thật. Trong đó: 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, 2 em tát mạnh. Cô T. có chứng kiến 1 bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 câu trả lời), 1 em trả lời chứng kiến 4 bạn tát, 1 em trả lời chứng kiến 3 bạn tát, 3 em không để ý). Cô T. không ra lệnh tát nếu ai tát nhẹ thì bị tát (23/23 câu trả lời). Khi bị các bạn tát em N. có khóc (23/23 câu trả lời), khi bị tát má em N. không bị chảy máu (23/23 câu trả lời), cô T. tát em N. 1 cái (23/23), cô T. không phải là người cuối cùng tát em N. (16/23; còn lại không có trả lời). Khi tát em N., các bạn trong lớp không có ai sợ hãi và khóc (23/23), cô T. đứng cùng chiều tát em N. (23/23 trả lời), sau khi bị tát, N. vẫn ở lại học bình thường đến cuối buổi học (23/23 em trả lời). Em N. vào viện khám và điều trị chứ không phải cấp cứu”. Ở câu hỏi đầu tiên: “Cô T. quy định phạt tát thời gian nào?”, nhiều HS trả lời trong bản khai của mình là 1, 2 hoặc 3 tuần trước khi tát N. Song bản báo cáo của nhà trường gửi các cấp không đề cập đến. Có thể thấy, nhà trường vin vào các phiếu điều tra mà HS trả lời để mong giảm tội cho cô Thủy, giảm nhẹ mức độ vụ việc xuống một nấc thang khác.
Gián tiếp dạy trẻ nói dối
Nhiều chuyên gia giáo dục đặt câu hỏi, khi cô giáo đã bị đình chỉ dạy học, khi cơ quan công an điều tra huyện Quảng Ninh quyết định khởi tố vụ án “Hành hạ người khác” để điều tra về việc cô Thủy phạt học sinh 231 cái tát, thì những lá phiếu kia có ý nghĩa gì?
Những đứa bé vượt qua scandal ra sao khi nhìn cách đối phó, sự dối trá từ chính người thầy, người cô đang dạy dỗ chúng?
Trả lời báo Tiền Phong, cô Tô Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục tại TPHCM cho rằng trường làm khảo sát để giảm nhẹ sự việc nhưng nó không có ý nghĩa. Trừ phi chuyện yêu cầu bạn tát em N hoàn toàn không có thật. Nhưng sự thật là có đánh. Cho dù 231 cái hay 31 cái cũng đều quá nghiêm trọng.
“Có vẻ như vị hiệu trưởng này đang cố gắng vùng vẫy để giảm nhẹ trách nhiệm của chính mình. Nhưng càng làm càng trở nên lố bịch. Lẽ ra trường phải họp để kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải đi khảo sát học sinh tát nhẹ với tát nặng” – cô Quyên nói.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội, việc cô Thủy dùng cách nào bạo lực với học sinh đều sai. Việc làm của ban giám hiệu nhà trường chắc là có động cơ thanh minh cho cô Thủy.
Nhưng thực ra, tất cả những việc làm đó đều không thanh minh được, không cần thiết nữa. Chính tập thể sư phạm ở trường, hiệu trưởng phải kiểm điểm rút kinh nghiệm chứ không phải khảo sát học sinh.
Tương tự, trả lời VTC News, tiến sĩ Vũ Thu Hương - giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, một tập thể có người lãnh đạo không biết nhìn nhận và xử lý một lỗi sai, thì tập thể đó không đủ khả năng để giáo dục đạo đức cho trẻ. “Mục tiêu lớn nhất của giáo dục là dạy cho trẻ kiến thức, kỹ năng và đạo đức. Nếu không đủ khả năng để giáo dục một trong ba mục tiêu đó thì không thể làm giáo viên”.