Hà Nội: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh

0:00 / 0:00
0:00
Chiều 3/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Học viện Quốc phòng đã tổ chức hội nghị trao đổi giải pháp kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh của thành phố Hà Nội với các học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng khóa 91.
Hà Nội: Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh

Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Thượng tướng Lương Đình Hồng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện Quốc phòng.

Chia sẻ về tình hình thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội gắn với quốc phòng - an ninh từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, cùng với cả nước, Thủ đô Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn dự báo ban đầu, đặc biệt là ảnh hưởng dịch COVID-19. Song bám sát sự chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy và các cấp ủy đảng liên tục phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới phương thức, phong cách lãnh đạo theo hướng toàn diện, khoa học, dân chủ, có trọng tâm, trọng điểm, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII và 10 chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy. Liên tục xác định chủ đề của năm là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và đã đạt được một số kết quả quan trọng.

Hà Nội đã lãnh đạo chỉ đạo công tác bầu cử Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Đồng thời, trong thời gian này, Hà Nội đã thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Thành phố cũng đã triển khai một loạt nội dung có tính chiến lược cho thành phố trong 5 - 10 năm tới. Cụ thể, Hà Nội đã tổng kết Nghị quyết XI của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và báo cáo với Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số XV về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; đề xuất với Trung ương triển khai chủ trương đầu tư đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô và được Quốc hội thông qua chủ trương vào ngày 20/6/2022. Đến ngày 25/6/2023, Hà Nội đã khởi công dự án với tổng diện tích giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố đạt 84%, hiện dự án đang được triển khai đảm bảo tiến độ. Thành phố cũng đã xây dựng đề án cải tạo chung cư cũ; đề án phân cấp, ủy quyền. Thành phố quyết định đầu tư cho ba lĩnh vực gồm: giáo dục; y tế và di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn, dành khoảng 90.000 tỷ đồng, bằng nguồn ngân sách của thành phố và quận, huyện để đầu tư cho ba lĩnh vực này.

Thành phố đã tập trung đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, các khâu đột phá như: Quy hoạch; đầu tư dự án đường Vành đai 4; cải cách hành chính trọng tâm là phân cấp, ủy quyền; xử lý 712 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai; đề án quán lý tài sản công, đề án cải tạo chung cư cũ...

Theo Bí thư Thành ủy, nhờ hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội, thành phố đã đẩy mạnh đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng. Hà Nội còn là địa phương đầu tiên trong cả nước tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự theo Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 2/1/2019 của Chính phủ. Thành phố cũng thực tốt công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ hàng năm; đồng thời, tăng cường phối hợp, hợp tác trong và ngoài nước về quốc phòng, an ninh.

Thay mặt các học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng khóa 91 phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Ngô Minh Châu cho biết, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có sự tương đồng, nhất là về quy mô dân số, phải đối mặt với với nhiều khó khăn, thách thức. Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai phân cấp, ủy quyền nhưng chưa đem lại hiệu quả thực sự. Cách làm và những kết quả ấn tượng của Hà Nội về lĩnh vực này sẽ là cơ sở tham khảo rất cần thiết cho Thành phồ Hồ Chí Minh.

Thiếu tướng Trần Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục Truyền thông (Bộ Công an) bày tỏ ấn tượng sâu sắc về hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội khi triển khai dự án đầu tư đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô chỉ trong vòng hơn 1 năm đã hoàn thành 84% diện tích giải phóng mặt bằng, vượt tiến độ đề ra.

Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Lương Đình Hồng, Chính ủy Học viện Quốc phòng khẳng định, những thành tích của Thủ đô trong những năm qua vừa đẩy lùi đại dịch COVID-19 vừa phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội là thành tích đáng tự hào. Sang năm 2023, dù tình hình rất khó khăn, nhưng 6 tháng đầu năm, Hà Nội vẫn tăng trưởng cao, là điểm sáng, tấm gương cho cả nước về thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và quyết tâm, sáng tạo của Thủ đô. Từ những kết quả trên, các học viên sẽ học tập những kinh nghiệm hay của Hà Nội để phục vụ cho yêu cầu của lớp học và quan trọng hơn là phục vụ cho nhiệm vụ trên cương vị công tác tại các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố..

Bình luận
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết
(Ngày Nay) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Chương trình Xuân Quê hương 2025
(Ngày Nay) -  Tối 19/1, trước thềm Xuân Ất Tỵ 2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật "Xuân Quê hương 2025". Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước tại chương trình.
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
Văn hóa nghệ thuật giúp phát triển tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào
(Ngày Nay) -  Việt Nam - Lào là hai nước láng giềng núi sông liền một dải, mối quan hệ gắn bó giữa hai nước được xây dựng và không ngừng được vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của hai dân tộc. Mối quan hệ Việt Nam - Lào là mối quan hệ đặc biệt, trong sáng, thủy chung và như lời Chủ tịch Souphanouvong từng nói “Tình hữu nghị Việt - Lào cao hơn núi, dài hơn sông, rộng hơn biển cả, sáng hơn trăng rằm và thơm hơn bông hoa nào thơm nhất”.