Hành trình từ trại tị nạn tới Paralympic của VĐV khuyết tật người Afghanistan

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) -  8 năm sau khi chạy trốn khỏi Afghanistan, Abbas Karimi (24 tuổi, người Afghanistan) là một trong là một trong 2 VĐV vinh dự cầm cờ dẫn đầu Đoàn Thể thao người tị nạn tại lễ khai mạc Paralympic Tokyo 2020.

VĐV bơi lội khuyết tật người Afghanistan Abbas Karimi. (Ảnh: Twitter)
VĐV bơi lội khuyết tật người Afghanistan Abbas Karimi. (Ảnh: Twitter)

Tại Paralympic năm nay, Abbas Karimi có thể là VĐV Afghanistan duy nhất. Những VĐV khác của Afghanistan đang mắc kẹt tại nước này, bởi sự kiện Taliban tiếp quản Afghanistan đã gây ra quá nhiều hỗn loạn. Có 2 VĐV đã may mắn trốn thoát tới Australia, nhưng khả năng thi đấu của họ tại Paralympic Tokyo vẫn còn bỏ ngỏ, theo New York Times.

Sinh ra mà không có đôi tay, nhưng Karimi lại có niềm đam mê mãnh liệt với bơi lội. Khi còn ở Afghanistan, Karimi đã từng giành chức vô địch quốc gia về bơi lội. Tuy nhiên, khủng bố và chiến tranh đã khiến Karimi quyết tâm chạy trốn khỏi quê nhà, để được tranh tài tại đấu trường quốc tế.

"Tôi cần một nơi an toàn để tập luyện và nuôi ước mơ trở thành nhà vô địch Paralympic," Karimi cho biết.

Hành trình từ trại tị nạn tới Paralympic của VĐV khuyết tật người Afghanistan ảnh 1

Karimi trong một buổi tập tại Paralympic Tokyo 2020. (Ảnh: New York Times)

Lúc vừa chạy trốn khỏi Afghanistan, Karimi mới chỉ là một chàng thanh niên 16 tuổi. Anh được một người anh dẫn tới Iran, rồi sau đó di chuyển suốt 3 ngày 3 đêm để tới Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây, Karimi đã cư trú tại 4 trại tị nạn khác nhau. Nhưng dù ở đâu, không một ngày nào anh ngừng bơi lội.

Hồi trước, Karimi chỉ biết bơi sải và bơi ếch. Nhưng khi sang Thổ Nhĩ Kỳ, anh đã được học thêm các kỹ thuật đạp chân cá heo và bơi bướm.

"Bơi bướm là một trong những kỹ thuật khó nhất. Nhưng học bơi bướm là cách duy nhất để tôi có thể bơi nhanh hơn và giành huy chương Vàng Paralympic."

Năm 2016, Karimi cùng huấn luyện viên (HLV) của mình là Mike Ives đã chuyển tới Portland (Oregon, Mỹ) để sinh sống. Anh gia nhập Đội tuyển bơi của Mỹ và của bang Oregon. Dennis Baker, HLV trưởng Đội tuyển bơi bang Oregon đã sớm nhận ra tài năng của Kaimi, khi thấy anh nhanh nhẹn nhảy xuống hồ bơi và lướt đi mà không cần bất kỳ ai trợ giúp. "Anh ấy đã thi đấu xuất sắc ngay ở lần đầu tiên tham dự Giải vô địch Bơi lội chuyên nghiệp toàn bang Oregon," Dennis Baker nhận xét.

Năm 2017, Karimi tiếp tục giành huy chương bạc tại Giải vô địch Bơi lội Thế giới dành cho Người khuyết tật, ở nội dung 50m bơi bướm.

Ở Portland, ngoài giờ luyện tập, Karimi kết bạn với những người tị nạn quốc tịch Afghanistan khác ở đây. Họ là những cổ động viên cuồng nhiệt nhất mỗi khi Karimi thi đấu. Khi rảnh rỗi, họ lại rủ Karimi ngồi xem phim hành động.

"Karimi thích nghe người khác nói về ước mơ, khát vọng của họ và cách họ thực hiện điều đó. Anh ấy ít hứng thú với những người không bền chí," Najibullah Tajik (20 tuổi, người Afghanistan), một người bạn của Karimi nhận xét.

Hành trình từ trại tị nạn tới Paralympic của VĐV khuyết tật người Afghanistan ảnh 2

Abbas Karimi dẫn đầu Đoàn Thể thao người tị nạn tại Paralympic Tokyo 2020. (Ảnh: Sky News)

Nhưng không phải lúc nào chiến thắng cũng mỉm cười với Karimi. 2019 là một năm đặc biệt khó khăn với Karimi, khi cha anh - người đầu tiên mang anh tới bơi lội, và làn fan cuồng nhiệt nhất của anh, đã không thể chiến thắng bệnh tật và qua đời. Tại giải vô địch thế giới năm đó, anh chỉ cán đích thứ 6 tại nội dung 50m bơi bướm.

Khi dịch COVID-19 bùng phát năm ngoái, hồ bơi nơi Karimi phải đóng cửa và anh đã không thể bơi trong vòng 4 tháng. Nhưng với đam mê luôn cháy bỏng, Karimi cùng đội của mình quyết tâm đi tìm những hồ bơi còn mở cửa. Trong một lần tìm kiếm như vậy ở Folsom, California, anh đã được luyện tập cùng một HLV bậc thầy khác về bơi lội là Marty Hendrick. Ông đã giúp Karimi tăng tốc độ lặn khi xuất phát của mình, và dạy anh cách kết hợp 2 kỹ thuật đạp chân cá heo và bơi ngửa. "Karimi giống như một siêu anh hùng trong thế giới Marvel vậy - một sự kết hợp hoàn hảo giữa Aquaman, Siêu nhân và Người nhện," ông Hendrick nhận xét.

Tại lần đầu tham gia một kỳ Paralympic, HLV Hendrick muốn Karimi hãy tận hưởng những trải nghiệm mới lạ, bên cạnh mục tiêu đạt được những tấm huy chương. "Với những gì Karimi làm được, anh ấy đã là một nhà vô địch rồi."

Mới đây, trong một bài đăng trên Instagram của mình, Karimi đã đăng một bức ảnh chụp tại nhà thi đấu Tokyo Aquatics Centre, cùng dòng chú thích ngắn gọn: "Dream came True" (giấc mơ đã thành sự thật). Có lẽ, việc được góp mặt tại một kỳ Paralympic đã là một tấm huy chương vàng danh giá trong sự nghiệp của Karimi rồi.

Theo New York Times
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.