Hệ thống xét nghiệm Covid-19 của hãng Roche: Bán máy xét nghiệm bằng… thư thông báo

Không chỉ có giá thành cao hơn, hệ thống xét nghiệm Cobas 4800 của hãng Roche dùng để xét nghiệm Covid-19 còn có nhiều… bất cập về tính hiệu quả, chất lượng. Ngày Nay sẽ thông tin đầy đủ đến bạn đọc sau thời gian dài vào cuộc tìm hiểu.

Hệ thống xét nghiệm Cobas 4800 tại CDC Thái Bình. Ảnh: Báo Nhân Dân
Hệ thống xét nghiệm Cobas 4800 tại CDC Thái Bình. Ảnh: Báo Nhân Dân
Bài 1: Bán máy xét nghiệm bằng… thư thông báo
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã có ít nhất 2 tỉnh mua hệ thống Cobas 4800 từ Công ty TNHH Roche Việt Nam (gọi tắt là Roche Việt Nam, tầng 27, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh) để xét nghiệm Covid-19, đó là tỉnh Thái Bình và Ninh Bình.
Lãnh đạo Sở Y tế Thái Bình khẳng định hệ thống thiết bị xét nghiệm mà Thái Bình đã mua là Cobas 4800 do Roche sản xuất với giá là 5,8 tỷ đồng. Đồng thời yêu cầu nhà thầu cung cấp thêm KIT xét nghiệm trị giá 600 triệu đồng, ngoài ra còn đàm phán được bảo hành 5 năm.
Lý giải vấn đề này, Sở Y tế Thái Bình cho biết: “Hệ thống Cobas 4800 mà chúng tôi mua rất “hiện đại”, có thể chạy cả hai chương trình đóng - mở,  nên xét nghiệm nhiều loại bệnh, chứ không chỉ xét nghiệm riêng Covid-19. Khi xét nghiệm Covid-19 thì chạy “phần mềm mở”, còn khi làm các xét nghiệm khác thì sử dụng “phần mềm đóng”. Máy này mua mục đích là để xét nghiệm Covid-19. Chúng tôi có cả văn bản cam kết của Roche Việt Nam mà phía “nhà thầu” cung cấp”.
Tương tự, Ninh Bình cũng mua hệ thống xét nghiệm của Roche sản xuất để phục vụ việc xét nghiệm Covid-19, trên cơ sở tin tưởng những cam kết của nhà thầu và Roche Việt Nam về hiệu quả của thiết bị này.
Nhưng việc mua hệ thống Cobas 4800, thay vì dựa trên hồ sơ, các thông số kỹ thuật, chức năng của thiết bị,… thì một số tỉnh thành trên chỉ dựa vào…. thư thông báo.
 Hệ thống xét nghiệm Covid-19 của hãng Roche: Bán máy xét nghiệm bằng… thư thông báo ảnh 1

Thư thông báo của Roche Việt Nam.

Theo điều tra của phóng viên, từ ngày 26/3/2020 Roche Việt Nam đã có “Thư thông báo” về ứng dụng kênh mở hệ thống Cobas z480 cho xét nghiệm Real-time PCR. Theo đó, Roche Việt Nam cam kết cung cấp các giải pháp chẩn đoán chất lượng cao cho phòng xét nghiệm và bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch Covid-19 và tăng cường năng lực xét nghiệm Real-time PCR cho virus SASR-CoV-2, Roche Việt Nam còn xác nhận một số thông tin.
Trong đó có đoạn: “Hệ thống Lightcycle 480 II được một số tổ chức khuyến cáo sử dụng cho việc xét nghiệm virus Covid-19 theo phương pháp Real-time PCR. Ngoài ra, Roche hiện nay còn có hệ thống Cobas 4800 lắp đặt tại nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và một số trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh”.
Râu ông nọ “cắm cằm bà kia”
Điều khác lạ là trong thư thông báo, Roche Việt Nam khẳng định, Cobas 4800 có thể “chạy” với 3 loại KIT: LightMix Sarbeco, LightMix Modular và LightMix Modular. Nhưng khi mua máy, các đơn vị được bên bán cung cấp cho một loại KIT thứ 4 đó là “KIT do Việt Nam sản xuất”.
Đến nay, “phần mềm mở” mà Roche Việt Nam cam kết kia là phần mềm nào? Có được thẩm định và chuẩn hóa, cấp phép và có thể thực hiện cho việc xét nghiệm Covid-19 hay không?
Việc Roche Việt Nam nêu tên các đơn vị như: Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM, Bệnh viện Bạch Mai,... trong “thư thông báo” để bán thiết bị Cobas 4800 có được các đơn vị trên đồng thuận chưa, hay Roche Việt Nam tự ý đưa vào?
 Hệ thống xét nghiệm Covid-19 của hãng Roche: Bán máy xét nghiệm bằng… thư thông báo ảnh 2

Hệ thống máy xét nghiệm tại CDC Thái Bình. Ảnh: Báo Nhân Dân

Có ý kiến cho rằng, với một hệ thống đóng, tức là ngay từ khâu thiết kế đến lúc hoàn thiện, nhà sản xuất thiết kế cho nó công năng, mục tiêu nhất định. Khi sử dụng nó cho một mục đích khác thì hiệu quả thế nào? Liệu xét nghiệm Covid-19 có mang lại kết quả như mong đợi? Việc Roche Việt Nam quảng cáo hệ thống Cobas 4800 xét nghiệm Covid-19 bằng “phần mềm mở” liệu có phải “cố đấm ăn xôi”?
Trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia trong lĩnh vực xét nghiệm sinh học phân tử cho biết, trên thị trường máy PCR tồn tại 2 hệ thống gồm: hệ thống đóng và hệ thống mở. Theo đó, hệ thống mở với việc sử dụng hóa chất, sinh phẩm của chính hãng hoặc do hãng khác sản xuất.

Trên website của hãng Roche toàn cầu, phần menu về hệ thống Cobas 4800 không có nội dung nói về việc xét nghiệm Covid-19, các hệ thống Cobas 6800/ 8800 mới có thể xét nghiệm Covid-19.

Vậy, cơ sở nào để Roche Việt Nam “cam kết” trong thư thông báo về viêc mở hệ thống Cobas 4800 mở để xét nghiệm Covid-19? Ai cho phép, cấp phép để hệ thống Cobas 4800 lưu hành, sử dụng trên thị trường cũng như khi đưa vào hoạt động khám chữa bệnh?

Có hay không việc Roche Việt Nam “mượn gió bẻ măng”, “ăn theo” dịch Covid-19, chào bán các hệ thống khác cho các tỉnh thành để xét nghiệm Covid-19 chứ không phải hệ thống 6800/8800 hay hệ thống mở Lightcycle 480 II?.

Lâu nay khi cấp thiết, cần “làm” PCR đối với các virus mới mà chưa có hệ thống đóng thực hiện, hoặc giá thành thiết bị hệ thống đóng quá đắt, trong tình huống khẩn cấp, thiết bị có hệ thống mở được chọn để thực hiện.

Hệ thống đóng có những ưu điểm là chế độ tự động và sự chính xác cao… Tuy nhiên, nó có một yếu điểm là phụ thuộc vào sinh phẩm, hóa chất của chính hãng sản xuất. Hệ thống này có thể sử dụng được KIT hay sinh phẩm hóa chất của đơn vị khác sản xuất nhưng kết quả thế nào thì… khó mà biết trước.
Trong khi đó, hệ thống Cobas 4800 do Roche sản xuất để xét nghiệm Covid-19 là một hệ thống “2 trong 1” tức bình thường thì Cobas 4800 được xem là hệ thống đóng, nhưng khi cần có thể… chuyển sang hệ thống mở. Nhưng giá thành của nó cao gấp 2, 3 thậm chí là 4 lần hệ thống mở để xét nghiệm Covid-19. Chưa kể là quá trình chào giá, mua bán giá cả thiết bị này còn có sự chênh lệch cả tỷ đồng.
Ngày 3/6, phóng viên Ngày Nay đã liên hệ với Roche Việt Nam để làm rõ các vấn đề. Tuy nhiên, nhân viên Roche Việt Nam cho biết, hiện lãnh đạo bận họp. Đề nghị phóng viên gửi lại nội dung làm việc, câu hỏi và sẽ thông báo lịch hẹn sau. Tuy nhiên, cho đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ phản hồi gì từ hãng này.
Đón đọc bài 2: Nhiều quy định đã bị bỏ qua khi bán máy
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.