Hỗ trợ Doanh nghiệp Nhỏ và vừa, tại sao không?

(Ngày Nay) - Hàng vạn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ra đời mỗi năm, nhưng hầu hết đều không biết, không tiếp cận được những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, dẫn đến tình trạng nhiều chính sách "nuôi dưỡng" tạo đà cho doanh nghiệp phát triển đều rơi vào những doanh nghiệp lớn.
Doanh nghiệp siêu nhỏ làm chổi đót tại Hà Giang
Doanh nghiệp siêu nhỏ làm chổi đót tại Hà Giang

Tại Hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng ngày 13/4/2017, phát biểu của ông Phan Đăng Tuất cho rằng dùng từ "hỗ trợ” là vi phạm trắng trợn WTO và các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Về điều này, theo các chuyên gia am hiểu về hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã được loại trừ trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. "Nhận định của ông Phan Đăng Tuất là vô căn cứ và thiếu tính xây dựng" một thành viên trong ban soạn thảo bức xúc.

Trên thực tế, hàng vạn doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ra đời mỗi năm, nhưng hầu hết đều không biết, không tiếp cận được những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, dẫn đến tình trạng nhiều chính sách "nuôi dưỡng" tạo đà cho doanh nghiệp phát triển đều rơi vào những doanh nghiệp lớn.

Quan điểm chủ đạo của dự thảo Luật là phải đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng; không vi phạm nguyên tắc thị trường, không vi phạm các điều ước quốc tế; hỗ trợ có chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính khả thi trong cân đối nguồn lực để hỗ trợ DNNVV. 

Trái ngược với nhận định của nhiều chuyên gia hoài nghi về việc vi phạm cam kết quốc tế tại dự thảo Luật Hỗ  trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan soạn thảo khẳng định dự thảo Luật đã được Bộ Tư pháp thẩm định và khẳng định bằng văn bản tại báo cáo thẩm định số 223/BC/HĐTĐ ngày 19/8/2016 rằng: “dự thảo Luật không có nội dung trái hoặc gây cản trở cho việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nội dung dự thảo Luật không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế”. 

Hỗ trợ DNNVV theo Luật này có vi phạm các cam kết quốc tế ?

Trong khuôn khổ các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới và trên cơ sở chia sẻ mục tiêu thúc đẩy sự tham gia vào quan hệ thương mại của các DNNVV, các Thành viên đã chấp thuận cho Việt Nam được ban hành, áp dụng hoặc duy trì các ưu đãi, trợ cấp hay chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV (bao gồm hỗ trợ tài chính như ưu đãi về thuế hay trợ cấp…), hỗ trợ lựa chọn địa điểm sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và cung cấp thông tin về công nghệ, trang thiết bị, trợ giúp pháp lý, tiếp thị và xúc tiến thị trường…

Các biện pháp hỗ trợ nêu trên không phải là trợ cấp bị cấm sử dụng, như trợ cấp xuất khẩu (lấy xuất khẩu làm tiêu chí để cho hưởng trợ cấp) hoặc trợ cấp thay thế nhập khẩu (trợ cấp để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước, khuyến khích nội địa hóa).

Các biện pháp này được áp dụng chung đối với các DNNVV. Do vậy không phải là các trợ cấp riêng biệt (chỉ dành cho một hoặc một nhóm DN hay ngành, lĩnh vực) có khả năng bị áp dụng các biện pháp về chống trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.

Về xung đột hoặc chồng chéo với các luật chuyên ngành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có chỉ đạo, yêu cầu Cơ quan soạn thảo phải rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo Luật này không xung đột trong hệ thống pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật ngân sách nhà nước, Luật đất đai và các luật thuế. Theo đó, so với các dự thảo trước đây, dự thảo lần này đã đã tiếp thu và bỏ các quy định gây mâu thuẫn với luật thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp; không quy định cụ thể ưu đãi về thuế tại Luật này mà quy định tại pháp luật về thuế. 

Tương tự, các quy định mang tính chất “áp đặt” đối với các ngân hàng thương mại có trách nhiệm cho vay, tăng tỷ lệ dư nợ cho DNNVV cũng đã được Cơ quan soạn thảo loại bỏ trước khi trình Quốc hội. Đây được đánh giá là tiếp thu tích cực cơ quan soạn thảo đảm bảo không can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tín dụng, phù hợp với Luật các tổ chức tín dụng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.