Hội họa Việt và bài toán giữ giá

0:00 / 0:00
0:00
Việc tranh của các tác giả Việt ngày càng được chú ý cho thấy tiềm năng của thị trường, nhưng đồng thời cũng cho thấy đòi hỏi từ thực tế: Làm thế nào để “giữ giá” cho hội họa Việt?
Hội họa Việt và bài toán giữ giá

Mới đây, câu chuyện bức tranh "Chân dung cô Phương" của cố họa sĩ Mai Trung Thứ được bán với giá kỷ lục 3,1 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s Hong Kong (Hồng Kông, Trung Quốc) đã làm xôn xao giới hội họa Việt Nam. Việc tranh của các tác giả Việt ngày càng được chú ý cho thấy tiềm năng của thị trường, nhưng đồng thời cũng cho thấy đòi hỏi từ thực tế: Làm thế nào để “giữ giá” cho hội họa Việt?

Những bức tranh có giá kỷ lục

Bức "Chân dung cô Phương" của họa sĩ Mai Trung Thứ (1906-1980) được nhà đấu giá Sotheby's Hong Kong bán ngày 18-4 vừa qua, đạt mức giá 24.375.000 đô la Hồng Kông (tương đương 3,1 triệu USD, tức là gần 72,5 tỷ đồng). Đây là mức giá công khai cao nhất từ trước đến nay đối với một bức tranh của tác giả người Việt, phá kỷ lục 1,4 triệu USD mà tác phẩm “Khỏa thân” của danh họa Lê Phổ đã lập cách đây 2 năm.

Họa sĩ Mai Trung Thứ là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên (1925-1930) của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông được xếp vào nhóm "Việt Nam tứ kiệt" cùng 3 danh họa Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Vũ Cao Đàm. Bức tranh sơn dầu "Chân dung cô Phương" (kích thước 135,5 x 80cm) của ông từng được trưng bày lần đầu tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1930. Sau đó, tác phẩm được tuyển chọn để tham dự Triển lãm quốc tế thuộc địa năm 1931 ở Paris. Sự nổi tiếng của họa sĩ và tác phẩm lý giải phần nào cho mức giá kỷ lục nói trên.

Kỷ lục đó một lần nữa khẳng định rằng, tranh của các họa sĩ Việt Nam, đặc biệt là các họa sĩ thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương đã thu hút sự quan tâm lớn của những nhà sưu tầm tranh trên thế giới. Có thể kể đến một số tác phẩm được đấu giá với mức cao như bức sơn dầu "Khỏa thân" của họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) được nhà đấu giá Christie's Hong Kong bán ra ngày 26-5-2019, đạt mức 1,4 triệu USD (tương đương 32,5 tỷ đồng); cùng thời điểm, bức tranh "Tan mộng" của họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906-1954) được nhà đấu giá Christie's Hong Kong bán ra với giá gần 1,2 triệu USD (tương đương hơn 27 tỷ đồng).

Trước đó, bức "Đời sống gia đình" của họa sĩ Lê Phổ được nhà đấu giá Sotheby's Hong Kong bán ra ngày 2-4-2017 với mức gần 1,2 triệu USD. Một số tác phẩm tranh sơn mài "Cảnh ngôi chùa cổ ở miền Bắc Việt Nam" của họa sĩ Phạm Hậu (1903-1995), bức "Người phụ nữ bên các con" của họa sĩ Lê Thị Lựu (1911-1988), "Em bé và chú chim" của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (1892-1984), "Nhìn từ đỉnh đồi" của họa sĩ Lê Phổ... cũng có giá trên dưới 1 triệu USD.

Trách nhiệm “giữ giá”

Việc những tác phẩm hội họa Việt ngày càng trở nên có giá là niềm khích lệ, tự hào lớn lao với những người yêu mỹ thuật nước nhà. Xung quanh mức giá kỷ lục của tác phẩm "Chân dung cô Phương", nhiều họa sĩ cho rằng: Bên cạnh danh tiếng của họa sĩ Mai Trung Thứ, chất lượng tác phẩm thì một yếu tố quan trọng nữa là xuất xứ đảm bảo (khả năng bị làm giả thấp) của tác phẩm cũng chính là điều khiến tác phẩm này có giá cao như vậy.

Việc này cũng gợi lại một vấn đề nan giải của mỹ thuật Việt Nam hiện nay, đó là nạn tranh giả và cần làm gì để “giữ giá” cho tranh Việt. Nhiều nhà phân tích lấy trường hợp của họa sĩ Bùi Xuân Phái để chứng minh: Trước đây, thị trường tranh của Bùi Xuân Phái tại Việt Nam từng rất sôi động nhưng cũng nhanh chóng nguội đi vì tranh giả quá nhiều. Danh họa Bùi Xuân Phái cũng là người có tranh bị làm giả nhiều bậc nhất Việt Nam.

Họa sĩ Thành Chương lý giải: Các nhà sưu tầm muốn mua tranh có giá trị lớn nhưng ở một thị trường tràn lan tranh giả, họ không dám mua nữa. Chính nạn tranh giả đã tạo nên hình ảnh thị trường xấu xí, tồi tệ. Đó là một cái giá đắt vô cùng cho cả họa sĩ và những người yêu tranh.

Họa sĩ, nhà nghiên cứu Phạm Long từng chia sẻ: “Trong 10 năm trở lại đây, tác phẩm của các tác giả thuộc giai đoạn Mỹ thuật Đông Dương được đặc biệt chú ý, nhiều tác phẩm được bán với giá cao, vì vậy, nhiều tác phẩm đã bị làm giả, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của nền mỹ thuật nước nhà”.

Bức "Chân dung cô Phương" lập kỷ lục về giá đối với hội họa Việt, nhưng so với các tác phẩm trong khu vực thì vẫn chưa đạt được mức xứng đáng như kỳ vọng. Điều này càng đặt ra yêu cầu sớm khôi phục sự lành mạnh của thị trường mỹ thuật trong nước nếu muốn những kiệt tác có được chỗ đứng xứng đáng trên thị trường thế giới, bởi tranh càng rõ ràng về xuất xứ, bản quyền thì càng có cơ hội bán được với giá cao.

Theo Hà Nội Mới
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.