Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

(Ngày Nay) - Sáng 29/11, tại thành phố Hà Tĩnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu phát biểu tại Hội thảo.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu phát biểu tại Hội thảo.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm được UNESCO ghi danh (2014 - 2024).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu nhấn mạnh, hội thảo là dịp nhìn lại hành trình 10 năm bảo tồn và phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; thực hiện cam kết với UNESCO trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản, đồng thời quảng bá, giới thiệu những giá trị đặc sắc, tinh hoa, độc đáo đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ảnh 1

Tiến sĩ Mai Chiên, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Nghệ An, tham luận tại Hội thảo.

Hội thảo cũng góp phần tăng cường mối quan hệ giao lưu, kết nối di sản văn hóa các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây cũng là cơ hội để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nghệ nhân cùng đánh giá, đề xuất giải pháp mang tính chiến lược, thực tiễn, nhằm nâng cao giá trị của di sản trong thời đại mới.

Ban Tổ chức đã nhận được 40 tham luận của các tác giả, tập trung đánh giá sự tác động của quá trình toàn cầu hóa và chuyển đổi mô hình kinh tế - xã hội đối với di sản; sự thích nghi tiếp biến và sức sống của Dân ca Ví, Giặm trong đời sống đương đại; công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong 10 năm qua ở Nghệ An, Hà Tĩnh và thực hiện các cam kết ở tầm quốc gia.

Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ảnh 2

Quang cảnh Hội thảo.

Các tham luận cũng đề cập đến những khó khăn, thách thức, vấn đề đặt ra cho Chính phủ và hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong việc đưa ra chương trình hành động, giải pháp để bảo tồn, phát huy bền vững giá trị của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Cùng với đó là huy động các nguồn lực đầu tư cho bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Ví, Giặm cũng như chính sách hỗ trợ vinh danh nghệ nhân, nghệ sĩ, câu lạc bộ trong hoạt động lưu giữ, truyền dạy, thực hành, trình diễn di sản.

Tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chí Bền, nguyên Trưởng Ban Xây dựng hồ sơ quốc gia Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trình UNESCO có tham luận “Bảo tồn và phát huy di sản của nhân loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nhìn từ cam kết quốc gia”. Nghệ nhân dân gian Văn Sang, Trung tâm Văn hóa điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh thông tin về “Bảo tồn và phát huy các giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đối với thế hệ trẻ trong cuộc dóng đương đại. Một số thực trạng và giải pháp”...

Ông Nguyễn Viết Trường, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh khẳng định, mỗi tham luận mang đến một góc nhìn độc đáo, sáng tạo để hiến kế cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình di sản độc đáo này.../.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu phát biểu tại Hội thảo.
Hội thảo khoa học cấp quốc gia về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
(Ngày Nay) - Sáng 29/11, tại thành phố Hà Tĩnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh”.
Ảnh minh hoạ.
Quy định mới về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 15/2024/TT-BGDĐT quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cán bộ quản lý giáo dục, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Interpol bắt giữ 1.000 tội phạm mạng trên khắp châu Phi
Interpol bắt giữ 1.000 tội phạm mạng trên khắp châu Phi
(Ngày Nay) - Ngày 26/11, Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cho biết đã bắt giữ hơn 1.000 đối tượng bị tình nghi là tội phạm mạng tại 19 quốc gia châu Phi trong một chiến dịch diễn ra vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10/2024.
Sữa đặc là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk, đã có mặt tại 35 quốc gia trên thế giới
Vinamilk: Một thương hiệu Quốc gia “đặc biệt” và “khác biệt”
(Ngày Nay) - Tính từ lần đầu tiên được vinh danh Thương hiệu Quốc gia năm 2010 đến nay, Vinamilk đã phát triển số thị trường xuất khẩu của mình từ 42 lên đến 62 quốc gia. Đáng chú ý, các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Vinamilk như Sữa đặc Ông Thọ, Sữa bột trẻ em Dielac, Sữa chua ăn Vinamilk… đều là những sản phẩm được vinh danh Thương hiệu quốc gia. Đó thực sự là một hành trình tiên phong để mang thương hiệu Việt đi ra thế giới và ngày càng nâng cao giá trị .