Hương trà thoáng trong mây

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tà Xùa có hai đặc sản nổi bật nhất, một là mây, hai là trà.
Hương trà thoáng trong mây ảnh 1
Hương trà thoáng trong mây ảnh 2

1. Săn mây Tà Xùa (Sơn La) là một thú chơi dựa nhiều vào “nhân phẩm”, như lời dân ưa xê dịch vẫn bảo. “Có những người đi đến lần thứ bảy, thứ tám, mòn cả đất Tà Xùa mà vẫn chẳng thấy được biển mây,” anh lái xe của homestay Trà Mây – tên Nhật - chầm chậm đánh lái ở khúc cua. Nhưng chỉ cần một lần được tận mắt thấy thiên đường mây, thì bao nhiêu lần lên núi xuống đèo cũng đều đáng giá.

Mây Tà Xùa thì “khó nhằn” là vậy, chứ trà thì lúc nào cũng có sẵn. Chiếc xe đưa chúng tôi lên Tà Xùa dừng tạm ở một quán nhỏ ven đường. Anh Nhật lôi từ trong cốp ra một bình giữ nhiệt, một hộp trà, vài ba chiếc chén, một chiếc ấm, thành thục châm trà. “Nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ cụ” là câu nói quen thuộc trong giới trà đạo về những yếu tố ảnh hưởng đến hương vị của trà. Anh kể một cách say sưa về niềm yêu thích trà của mình, về bình chứa nước mưa trong vắt, về những lá chè tuyết shan cổ thụ được chế thành bánh trà hiệu “Shanam” nức tiếng một vùng, và quá trình “nuôi ấm”, “dưỡng ấm” công phu. Tôi đã rất ngạc nhiên khi một người lái xe đất Tà Xùa có thể giới thiệu về mây và trà một cách nhiệt thành như thế.

Hương trà thoáng trong mây ảnh 3

2. Đón tôi ở homestay Trà Mây Tà Xùa là Tooj Muas, một cô gái người H’Mông nói tiếng Kinh tuy chậm nhưng rõ ràng, với đôi má phính hây hây và nụ cười đáng yêu pha chút lém lỉnh. Tôi nghe mọi người gọi cô ấy là Tồng. Tôi cũng chẳng rõ Tồng bao nhiêu tuổi, chỉ biết cô đã từng lấy chồng từ rất sớm, đã có con, rồi bỏ chồng vì bị nhà họ ngăn cản chuyện đi làm. Với Tồng, dường như đấu tranh để được đi làm chính là cả một cuộc cách mạng.

Giờ đây, Tồng đã trở thành một hướng dẫn viên của Trà Mây, cũng là “người mẫu ảnh” cho thương hiệu trà “Shanam”. Nụ cười của Tồng bên những bánh trà, lá trà đã thành hình ảnh vô cùng quen mắt với những người yêu trà và khách du lịch. Cô cũng là trà nhân tại không gian thưởng trà của Trà Mây Tà Xùa – mà du khách vẫn thường gọi là “ngôi nhà bánh trà”, nơi gắn đầy những bánh trà cổ - kiểu trà Phổ Nhĩ viên – thường được đấu giá bán 25 tỷ đồng/7 bánh. Rồi trong góc nhà, cả dãy những chum đựng trà bánh, trà rời, trà viên xếp hàng dài, bên cạnh những ống trúc, tre nén đầy trà. Rồi thì mô hình cầu Long Biên, Văn Miếu, mười hai con giáp cũng được làm từ bánh trà nốt. Đến cả những bức tường, rường cột cũng từ trà. Một không gian thật sự gây choáng ngợp cho bất cứ ai bước chân đến. Căn phòng làm tôi thoáng nghĩ đến ngôi nhà xây bằng bánh mì, ngói lợp là bánh ngọt, cửa sổ bằng đường kính trắng tinh mà anh em Hãnsel và Gretel bắt gặp khi đi lạc trong rừng (truyện cổ Grimm). Có lẽ sự vui thích và bất ngờ của hai đứa trẻ cũng giống như của chúng tôi khi lạc bước đến nơi đây.

Hương trà thoáng trong mây ảnh 4
Hương trà thoáng trong mây ảnh 5
Hương trà thoáng trong mây ảnh 6

Ông Phạm Vũ Khánh trong không gian thưởng trà tại Trà Mây.

Cuộc đời Tồng đã thay đổi khi Phạm Vũ Khánh và vợ từ dưới xuôi đến Tà Xùa để tìm vùng nguyên liệu. Việt Nam có “Tứ đại danh trà” gắn liền với bốn vùng trà nổi danh là Suối Giàng (Yên Bái), Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), Tân Cương (Thái Nguyên) và Tà Xùa (Sơn La). Theo nghiên cứu của anh Khánh, trà shan tuyết cổ thụ quý giá hơn cả, cây trà shan ở Việt Nam rất gần với vùng trà Vân Nam Trung Quốc - nơi sinh trưởng của loại trà Phổ Nhĩ đắt nhất thế giới. Chỉ với vỏn vẹn năm triệu đồng, anh Khánh lên vùng cao, nằm vùng, tự mày mò học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, thu hái và chế biến trà với người bản địa, rồi anh quyết định chọn Tà Xùa làm vùng nguyên liệu, từ cái hồi mà nơi đây thậm chí chưa có đường, có điện.

Có những chặng đường chỉ có 20km nhưng phải đi mất hơn sáu tiếng đồng hồ. Cây trà mọc trên núi cao trung bình 1.600 mét được người dân coi như một loại cây rừng, trời lạnh chặt về làm củi đốt, thiếu đói thì chặt bỏ để trồng ngô. Bà con Tà Xùa lớn lên bên cây trà, phương pháp làm trà của họ được lưu truyền hàng trăm năm, từ đời này qua đời khác, được kết hợp cùng “bí kíp nhà nghề” để sản phẩm giữ được “chất” cổ truyền, lại đảm bảo an toàn thực phẩm mà anh Khánh mang lại. Công cuộc “học hỏi”, “hòa nhập nhưng chẳng hòa tan” đã giúp anh khôi phục được cách chế biến lên men cổ truyền trong chế biến trà, và tạo nên sự khởi đầu cho câu chuyện về danh trà “Shanam”. Vợ chồng anh Khánh, trà Tà Xùa, và “Shanam” đã cải thiện sinh kế, và thay đổi rất nhiều cuộc sống, mà Tồng mà một câu chuyện điển hình.

Tồng rót trà vào chén của chúng tôi một cách thanh nhã, giới thiệu về bạch trà trong khi chúng tôi uống lấy một ngụm hương rừng. Làn khói mỏng nhẹ nhấc mình quanh miệng cốc trà tựa như mây.

Hương trà thoáng trong mây ảnh 7
Hương trà thoáng trong mây ảnh 8

3. Trà Tà Xùa chủ yếu mọc tự nhiên trên núi. Muốn thu hoạch người dân phải trèo lên cây để hái. Mỗi năm chỉ hái được ba vụ trà, còn lại là thời kỳ trà “ngủ đông”. Nghe kể, bạch trà “Shanam” có nguyên liệu được tuyển chọn kỹ lưỡng với thức trà một tôm hai lá từ rừng trà cổ 100 – 500 tuổi thuộc quần thể cây Di sản Việt Nam ở Tà Xùa. Theo chân Tồng và những cô gái H'Mông, tôi khoác lên mình bộ trang phục dân tộc và tiến sâu vào rừng trà cổ, nơi trà lẫn trong mây, mây vấn vương bên trà. Những vạt váy đỏ tươi tựa như hoa trong cánh rừng.

Hương trà thoáng trong mây ảnh 9
Hương trà thoáng trong mây ảnh 10
Hương trà thoáng trong mây ảnh 11

Một điều đặc biệt thú vị nữa mà tôi phát hiện ra, trang phục dân tộc H'Mông dệt bằng tay không những đẹp mà còn giúp người mặc hoàn toàn thích ứng với thời tiết xung quanh, mát vào ban ngày đầy nắng, nhưng lại ấm vào một đêm sương giá đầy sao. Trước đó, tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng bà con có sức chịu đựng thật tốt khi đêm về mà bận trên mình mỗi một lớp áo.

Đường càng vào sâu trong rừng cũng càng trở nên lầy lội và khó đi. Và tôi, tất nhiên chỉ đứng dưới gốc cây, nhìn những cô gái H’Mông thoăn thoắt chuyền cành, chỉ nhận ra chuyển động của các cô mỗi khi màu đỏ thắm rơi vào đáy mắt. Tồng kể, một ngày các cô có thể hái được tối đa hai gùi đầy lá. Dân Tà Xùa thường hái lá từ tháng 3 đến tháng 9, và tháng có nhiều lá nhất là tháng 4, 5.

Sau khi trầm trồ trước kỹ năng của các cô cùng mấy gùi “chiến lợi phẩm”, tôi trèo lên thùng xe bán tải để về lại homestay. Trời lúc này đã tối, tôi uống một ngụm trà ấm được anh Nhật rót cho và ngước lên nhìn trời. Bầu trời cao xa vời vợi và gió lạnh vờn quanh mũi. Ngoài đèn pha từ chiếc ô tô, không có một thứ ánh sáng nào khác làm ô nhiễm không gian lúc ấy, không có đèn đường, không có ánh sáng từ điện thoại hay những dòng xe cộ ngược xuôi. Chỉ có bầu trời lạnh ráo và lấp lánh ngàn sao. Có lẽ mai sẽ chẳng thể có biển mây, nhưng cũng chẳng hề gì, tôi hớp một ngụm trà khoan khoái.

Hương trà thoáng trong mây ảnh 12

4. Nhắc đến món ngon Tà Xùa, người ta thường nghĩ đến thịt trâu gác bếp, cơm lam, táo mèo, nậm pịa… những sản vật đậm phong vị vùng Tây Bắc. Ai lại đến Tà Xùa để uống trà sữa, phải không?

Nhưng trà sữa của homestay Trà Mây Tà Xùa rất khác. Trà chế biến từ thành phẩm shan tuyết “Shanam”. Hồng trà shan tuyết, màu nước hồng. Bạch trà Mây nước vàng trong, thơm ngọt dễ chịu. Bạch trà màu nước vàng nhẹ, uống thanh ngọt dịu với mùi cốm, hương mật, hương hoa lan rừng và hương trái chín. Vị trà chát dịu, hậu vị sâu, độ ngọt thanh lưu luyến, chế cùng sữa, đun nóng, dùng cùng trân châu bí đỏ nấu theo bí quyết riêng. Thức uống vừa quen vừa lạ, ngọt ngào và quyến rũ, ấm sực giữa cái se lạnh của núi rừng.

Hương trà thoáng trong mây ảnh 13
Hương trà thoáng trong mây ảnh 14
Hương trà thoáng trong mây ảnh 15

Đây là một món không chỉ lạ với những người dưới xuôi, mà còn là sự thú vị ngạc nhiên dành cho bà con người dân tộc. Nghe chị Thắm, vợ anh Khánh kể, hôm Trung Thu, Tooj cùng các bạn trong homestay đã dày công nấu bí đỏ, pha đến gần 100 cốc trà sữa trân châu bí đỏ tặng cho các em bé trong bản. “Các em thích lắm”, ánh mắt của chị lấp lánh niềm vui: “Hôm đó chị cũng chuẩn bị rất nhiều đồ chơi làm quà cho các con, như đèn ông sao này, trống này, bánh kẹo nữa.” Và món trà độc đáo của Trà Mây chính là “ngôi sao của đêm hội”. Chị cũng mong rằng việc thử nghiệm thức uống này cũng sẽ là một cách tiếp cận gần gũi hơn với những vị du khách trẻ đến để tìm mây, và họ có thể cũng sẽ biết đến trà shan tuyết, trà “Shanam” – theo một cách rất riêng, rất mới và trẻ trung.

Còn chờ gì nữa, mùa xuân này, hãy xách ba lô và đến ngay với Trà Mây – uống cạn những chén trà và mây của rừng núi Tà Xùa./.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.