Kết quả thi THPT Quốc gia: Ðiểm Sử thấp chưa từng có

Sáng nay (11/7), các Sở GD&ÐT công bố điểm thi THPT quốc gia. Ðiều khiến thí sinh và giáo viên khá buồn là năm nay, điểm thi môn Lịch sử rất thấp, nhiều tỉnh chỉ có tỉ lệ dưới 20% thí sinh có mức điểm trung bình trở lên.
Kết quả thi THPT Quốc gia: Ðiểm Sử thấp chưa từng có

Buồn nhưng không bất ngờ

Ông Nguyễn Ðình Vĩnh, Giám đốc Sở GD&ÐT Ðà Nẵng cho biết, trong tất cả các môn thi THPT quốc gia năm nay, điểm thi môn Lịch sử thấp nhất. Cụ thể, chỉ có 10,3% thí sinh thi môn Sử đạt điểm trên trung bình, môn Ngoại ngữ cũng chỉ có 30% trên trung bình.  Trong khi đó, tỉ lệ này ở môn Ngữ văn đạt 52%; Toán, 56%, Ðịa lý 61%; Vật lý 51%, Hóa học 48%... Bên cạnh điểm thi môn Lịch sử thấp chưa từng có thì Ðà Nẵng cũng có nhiều thí sinh đạt điểm 9, 10 ở các môn Hóa học, Ngoại ngữ và Giáo dục công dân.

Tương tự, ông Nguyễn Minh Tường, Giám đốc Sở GD&ÐT tỉnh Phú Thọ cho biết, địa phương đã hoàn tất việc chấm thi THPT quốc gia năm 2018 trước khi công bố 1 ngày. Ðánh giá chung, điểm thi của thí sinh năm nay không cao như năm trước. Cụ thể, Ngoại ngữ là môn có tỉ lệ thí sinh đạt điểm trên trung bình thấp nhất (chỉ 17,01%); tiếp theo là môn Lịch sử (với 20,36%). Cao nhất là môn giáo dục công dân với 97,6% thí sinh đạt điểm trên trung bình; tiếp theo là Ngữ văn với tỉ lệ 75,09% thí sinh đạt điểm trên trung bình; Ðịa lý cũng đạt tỉ lệ này khá cao với 74,66%. Các môn còn lại tỉ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình khoảng 42-55%.

Một điểm chung của kết quả thi năm nay là tỉ lệ điểm thi môn Lịch sử ở các địa phương đều thấp hơn so với dự đoán khá nhiều. Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh, môn Lịch sử chỉ có 19,05% thí sinh có bài thi đạt từ điểm 5 trở lên còn lại 80,95% thí sinh đạt điểm dưới trung bình. Ðặc biệt, chỉ có 0,36% thí sinh đạt điểm loại giỏi trở lên, không có thí sinh nào đạt điểm 10.

Tại Ðồng Nai, chỉ 12,76% thí sinh có điểm 5 trở lên môn Lịch sử. Lãnh đạo Sở GD&ÐT tỉnh Kiên Giang cũng cho biết, địa phương không nằm ngoài tình trạng chung, tỉ lệ thí sinh đạt điểm trung bình môn Lịch sử còn thấp hơn cả TP Hồ Chí Minh.

Dạy theo lối cũ không đáp ứng đổi mới thi cử

Một giáo viên dạy Lịch sử ở Trường THPT ở Hà Tĩnh cho biết, đề thi năm nay hay, phân hóa tốt học sinh. Tuy nhiên, khi tỉ lệ học sinh đạt điểm thi thấp hơn rất nhiều so với môn khác thấy chạnh lòng, buồn nhưng không sốc. Thứ nhất, học sinh thích môn Lịch sử nhưng so với các môn trong tổ hợp KHXH, việc học để thi lấy điểm môn này khó hơn các môn còn lại. Thứ hai, nhiều thí sinh xác định chỉ lựa chọn thi môn Sử để tốt nghiệp nên không đầu tư học ngay từ đầu. “Nếu không học thì ngay cả đề dễ cũng khó có điểm, huống hồ đề phân hóa thì điểm thấp là điều tất yếu”, giáo viên này nói. Ngoài ra, giáo viên này cũng cho rằng, nhiều ngành nghề của các trường ÐH, học viện hiện nay tuyển sinh không có môn Lịch sử nên trong bối cảnh “thi gì học nấy” như hiện nay, dễ hiểu vì sao học sinh không có mục tiêu để học môn Sử.

GS TS Phạm Hồng Tung, Chủ biên môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, điểm thi môn Lịch sử và Ngoại ngữ rất thấp là điều đáng buồn, phản ánh kết quả dạy học chưa đáp ứng được thi cử.

Riêng môn Lịch sử, sau kỳ thi ông đã đọc, kiểm tra hết tất cả các mã đề thi cho thấy đề năm nay đã ra theo hướng kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thay vì kiểm tra việc ghi nhớ, nhận biết như trước đây.

Ðầu tiên, theo GS Tung , phương pháp ra đề năm nay được cho là bất ngờ nhất đối với thí sinh và giáo viên. Bởi lẽ, trước đây, đề thi đánh giá cách dạy hiện hành là chỉ tiếp cận nội dung, truyền thụ kiến thức, thi cử kiểm tra lại việc ghi nhớ của học sinh. Trong khi năm nay, đề dành đa số câu hỏi để yêu cầu học sinh phân tích, đánh giá, suy luận đáp án đúng trên nền tảng kiến thức đã có. 15% câu hỏi kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức. Kỹ thuật ra đề cũng tiến bộ hơn những năm trước vì đã có nhiều yếu tố gây nhiễu trong đáp án, buộc học sinh phải có kiến thức mới trả lời được. GS Hồng Tung khẳng định: “đây là xu hướng ra đề trong những năm tiếp theo và sẽ khó hơn”.

Theo các giáo viên THPT, so với dự đoán, điểm thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Ngữ văn như năm nay tốt hơn. Bởi đề thi được cho là khó, có sự phân hóa cao, nhiều câu hỏi khó trong khi thời gian không đủ để thí sinh làm bài. Ðặc biệt, môn Ngữ văn được cho là đề quá sức với học sinh nhưng kết quả phổ điểm đẹp hơn.

Theo Tiền Phong
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?