Khả năng vaccine COVID-19 sẽ trở thành mũi tiêm định kỳ

0:00 / 0:00
0:00
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng có khả năng vaccine phòng COVID-19 sẽ trở thành mũi tiêm phòng định kỳ hằng năm, tương tự như mũi tiêm ngừa cúm được khuyến khích tiêm mỗi mùa thu.
Khả năng vaccine COVID-19 sẽ trở thành mũi tiêm định kỳ
  • Tiến sĩ Archana Chatterjee, hiệu trưởng Trường Y khoa Chicago tại Đại học Rosalind Franklin (Mỹ) nhận định rằng: “Để giữ cho dịch COVID-19 không vượt quá tầm kiểm soát, người dân cần được tiêm phòng định kỳ, cho dù là hằng năm, hay mỗi 2 năm hoặc 5 năm 1 lần. Các chuyên gia sẽ đưa ra khuyến cáo phù hợp khi thu thập đủ dữ liệu.”

Cơ quan quản lý Dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp vào ngày 6/4 để thảo luận về việc tiêm mũi vaccine tăng cường phòng COVID-19 trong tương lai, trong đó sẽ đưa ra thảo luận cụ thể khoảng cách giữa các mũi tiêm nhắc lại. Cuộc họp sẽ có sự tham gia của các đại diện từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) và Viện Y tế Quốc gia (NIH), nhằm tiến tới thiết lập một “khuôn khổ chung” trong cách ứng phó với dịch COVID-19.

Tiến sĩ Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đánh giá sinh học của FDA ngày 21/3 cho rằng việc phòng ngừa COVID-19 bằng cách tiêm vaccine hiện vẫn là lựa chọn tối ưu, đặc biệt khi COVID-19 có thể dần dần sẽ được như một căn bệnh đặc hữu.

Chia sẻ quan điểm trên, Cựu Ủy viên FDA, Tiến sĩ Scott Gottlieb cho rằng vaccine ngừa COVID-19 có thể trở thành mũi tiêm hằng năm, ít nhất là trong tương lai gần, cho đến khi khoa học thực sự hiểu về căn bệnh này và liệu chủng virus corona này có dần trở nên giống như 4 chủng virus corona gây cảm cúm thông thường. Theo ông Gottlieb, vaccine phòng COVID-19 nên được tiêm 6 tháng 1 lần nếu muốn mang lại hiệu quả cao nhất. Virus corona được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1960, trong đó có 4 chủng lưu hành gây cảm cúm thông thường. Các chủng virus corona khác lây nhiễm ở người là MERS, gây hội chứng hô hấp Trung Đông, hoặc SARS gây hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng và SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Tiến sĩ Abraar Karan, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Stanford cho rằng việc virus liên tục tiến hoá và kháng thể có được nhờ tiêm vaccine sẽ suy giảm theo thời gian đồng nghĩa với việc các làn sóng dịch có thể trở nên khó lường. Trong bối cảnh đó, việc tiêm các mũi vaccine bổ sung là điều tất yếu.

Nhiều chuyên gia cũng cho biết vaccine phòng COVID-19 trong tương lai có thể có công thức hoàn toàn khác so với các loại vaccine hiện hành. Một số công ty như Pfizer và Moderna đang phát triển các loại vaccine có hiệu quả với bất kỳ biến thể nào của virus SARS-CoV-2, mục tiêu là một loại vaccine có hiệu quả kéo dài ít nhất 1 năm. Trong khi đó, Moderna và công ty công nghệ sinh học Novavax đang tiến hành nghiên cứu một loại vaccine kết hợp, có thể ngăn ngừa cảm cúm lẫn COVID-19.

Tiến sĩ Chatterjee cho rằng chế tạo một loại vaccine kết hợp có thể hợp lý trên nhiều phương diện, ví dụ như giúp giảm bớt số lần tiêm, hoặc gánh nặng trong việc vận chuyển, lưu trữ và bảo quản vaccine. Tuy nhiên, một loại vaccine kết hợp có thể vấp phải nhiều vấn đề, khi các thành phần có thể không kết hợp chung được và phản ứng miễn dịch có thể không hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, Tiến sĩ Chatterjee cho rằng yếu tố an toàn cũng cần được cân nhắc, khi loại vaccine kết hợp có thể gây ra nhiều phản ứng phụ hơn.

Một yếu tố khác cần cân nhắc khi triển khai tiêm vaccine là liệu người dân có tham gia tiêm đủ. Hiện nay, khoảng 65% người dân tại Mỹ đã tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 cơ bản, song chỉ 29% người dân đã tiêm mũi tăng cường. Trong khi đó, tỷ lệ người dân tiêm phòng cúm tại Mỹ cũng chưa thực sự như kỳ vọng khi chỉ có 50% dân số ở độ tuổi trưởng thành đi tiêm phòng cúm.

Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?
Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi. (Ảnh minh họa)
Ngày Thalassemia thế giới 8/5: Tầm quan trọng của tầm soát trước hôn nhân
(Ngày Nay) - Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính. Bệnh gặp ở cả nam và nữ. Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể, nên bệnh nhân phải điều trị suốt đời, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, sẽ có nhiều biến chứng làm bệnh nhân chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động.
Tác phẩm "Ký ức Hà Nội xa 2"
Triển lãm "Khát": Dấu ấn nghệ thuật giữa lòng Hà Nội
(Ngày Nay) - Chiều ngày 6/5, tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền (Hà Nội), đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Khát" của hai nghệ sĩ: họa sĩ Nguyễn Thành Việt và nhà điêu khắc Triệu Tiến Công. Triển lãm là sự kết hợp độc đáo giữa hội họa và điêu khắc, mang đến cho công chúng những góc nhìn mới mẻ về chủ đề "Khát".
Cung tuyên văn tế tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ảnh: Mạnh Tú/TTXVN
Tri ân công đức Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh
(Ngày Nay) -  Sáng 8/5 (tức 1/4 Âm lịch), tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia, UBND huyện Cẩm Giàng cùng chính quyền và nhân dân xã Cẩm Văn tổ chức dâng hương tưởng niệm, tri ân công lao, y đức của vị Thánh thuốc Nam, Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh và khai hội truyền thống đền Bia.