Khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024: Độc đáo “Vũ điệu Bách Long”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hội Xuân Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam ngày 26/1. Đây là hoạt động văn hóa chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024), mừng đất nước đổi mới, chào xuân Giáp Thìn. Sự kiện góp phần giới thiệu, tôn vinh giá trị những nét đẹp văn hóa truyền thống dịp Tết cổ truyền của cộng đồng 54 dân tộc.
Đại biểu cắt băng khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Đại biểu cắt băng khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.

Trong khuôn khổ ngày hội diễn ra nhiều triển lãm, trưng bày, trong đó có tôn vinh hình ảnh con rồng - biểu tượng thiêng liêng gắn với nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” của dân tộc Việt Nam.

Cụ thể, triển lãm “Vũ điệu Bách Long” trưng bày 100 tác phẩm độc bản, thể hiện linh vật rồng bằng gốm phù điêu, tái hiện văn hóa truyền thống thuần Việt, khát vọng bình yên của con người trước sức mạnh thiên nhiên. Triển lãm gồm 3 nội dung: Rồng đắp phù điêu trên các dáng độc bình khác nhau với nhiều kích cỡ khổ lớn. Tiếp đó là “Rồng hóa” bằng cách điệu vóc dáng qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông gắn với bốn loại cây - tùng, cúc, trúc, mai. Sau cùng là điêu khắc rồng mang thông điệp, thể hiện khát vọng bình yên, gửi gắm ước mong về những điều may mắn, tốt đẹp “thiên thời địa lợi” trong năm mới Giáp Thìn.

Khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024: Độc đáo “Vũ điệu Bách Long” ảnh 1

Khách tham quan triển lãm gốm phù điêu “Vũ điệu Bách Long”.

Tiếp đó, triển lãm tranh “Hóa Rồng” trưng bày bộ sưu tập tranh vẽ rồng trên chất liệu mo cau nhiều nhất Việt Nam của họa sỹ Hoàng Trúc; tác phẩm vẽ rồng của nhiều họa sĩ; hình ảnh rồng trên tà áo dài Việt Nam xưa và nay. “Chợ phiên di sản” trưng bày sản phẩm của các địa phương đang phát triển du lịch di sản văn hóa; thư pháp sen và rồng chào đón năm Giáp Thìn như một cách sáng tạo nhằm tôn vinh di sản văn hóa dân tộc.

Làng nghề gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc) trưng bày giới thiệu gốm chủ đề “Tinh hoa từ trời đất” với những sản phẩm gốm sành đặc trưng. Câu lạc bộ làng nghề Gốm sứ Giang Cao, gốm Chu Đậu (Hải Dương) trưng bày, giới thiệu sản phẩm đa dạng chủng loại, màu sắc, độc đáo từ dáng vẻ, chất men, họa tiết, hoa văn trang trí...

Khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024: Độc đáo “Vũ điệu Bách Long” ảnh 2
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông phát biểu khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.

Đặc biệt gala “Xuân ấm áp” là chương trình nghệ thuật đặc biệt nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Hội Xuân Giáp Thìn 2024 do Công ty cổ phần Tập đoàn kết nối nội dung đa phương tiện (MCN Group) tổ chức. Gala không chỉ nhằm tôn vinh những giá văn hóa truyền thống mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân, sự gắn kết sum vầy, các giá trị yêu thương mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Từ đó, mỗi người dân cùng nhìn lại quá khứ, hướng về tương lai, xây dựng một cộng đồng văn hóa mạnh mẽ. Mỗi tiết mục, mỗi nghệ sỹ biểu diễn đều góp phần kết nối cộng đồng tìm về với bản sắc văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại.

Khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024: Độc đáo “Vũ điệu Bách Long” ảnh 3

Triển lãm gốm phù điêu “Vũ điệu Bách Long” của Nghệ nhân ưu tú Phạm Văn Tuyên, với 100 tác phẩm độc bản thể hiện linh vật rồng bằng gốm phù điêu, vừa tái hiện văn hóa truyền thống thuần Việt, vừa thể hiện khát vọng bình yên của con người trước sức mạnh của thiên nhiên.

Gala “Xuân ấm áp” được dàn dựng quy mô, quy tụ nhiều khách mời nổi tiếng như các ca sỹ Hồ Quỳnh Hương, Quang Lê, Bích Ngọc – Á quân Sao Mai 2015, Chu Thuý Quỳnh, nhóm hài Nghệ sỹ Nhân dân Quốc Anh, nhóm hài Nghệ sỹ Ưu tú Quang Tèo, nhóm hài Lê Thị Dần... hứa hẹn mang đến một đại nhạc hội với không khí Tết rộn rã, phấn chấn đón chào năm mới. Chương trình cũng sẽ được phát sóng trên các kênh: VTVCab10, VTVCab 2, VTVCab17, VTC9 vào đêm 30 Tết (ngày 9/2).

Hội Xuân Giáp Thìn - 2024 do Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra đến ngày 1/2/2024/.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.