Khói bụi 'Bóng ma' ám ảnh Đông Nam Á

Khói bụi 'Bóng ma' ám ảnh Đông Nam Á

Nhân dịp Đại hội đồng Liên hợp quốc nhóm họp, trẻ em và thanh thiếu niên từ hơn 100 quốc gia đã xuống đường tuần hành về việc thế giới không có khả năng đối phó với biến đổi khí hậu. Đây cũng là lúc ô nhiễm không khí - vấn nạn gây ám ảnh các nước Đông Nam Á suốt bao năm nay quay trở lại với mức độ trầm trọng hơn.
* * *

Những cơn gió Đông Nam đã đẩy làn khói độc hại từ các vụ cháy rừng trên hai đảo Borneo và Sumatra ở Indonesia về Vịnh Thái Lan và đi sâu vào lãnh thổ Việt Nam và Campuchia.

Khói bụi 'Bóng ma' ám ảnh Đông Nam Á ảnh 1

Hàng ngàn trường học đã phải đóng cửa trên khắp Malaysia và Indonesia kể từ ngày 19/9 do tình trạng ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến ít nhất 1,7 triệu học sinh chỉ tính riêng tại Malaysia.

Cụ thể, gần 2.500 trường học đã được lệnh đóng cửa ở Malaysia - bao gồm gần 300 trường ở thủ đô Kuala Lumpur, vì những lo ngại không đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ do khói bụi  độc hại từ các trận cháy rừng vượt ngoài tầm kiểm soát ở hai đảo Sumatra và Borneo.

Khói bụi 'Bóng ma' ám ảnh Đông Nam Á ảnh 2

Các nhà chức trách Indonesia cho biết hàng trăm trường học ở tỉnh Riau cũng phải học sinh nghỉ học, trong khi khoảng 1.300 trường học bị đóng cửa ở tỉnh Trung Kalimantan trên đảo Borneo.

Chính quyền Jakarta đang triển khai hàng nghìn nhân viên an ninh và máy bay thả bom nước để giải quyết các vụ cháy, chủ yếu bắt nguồn do hoạt động đốt rừng làm nông nghiệp của nông dân.

Các đám cháy bùng phát khắp vùng Đông Nam Á hải đảo hàng năm, nhưng năm nay tình trạng ô nhiễm vượt ngoài dự kiến và trở thành năm tồi tệ nhất kể từ năm 2015 và đã làm gia tăng thêm mối lo ngại về sự bùng nổ nạn cháy rừng trên toàn thế giới.

Việc đóng cửa hàng loạt trường học ở Kuala Lumpur cho thấy chất lượng không khí đã ở dưới mức cho phép, kéo dài từ vùng Bán đảo Malaysia tới phía Đông đảo Sumatra, đường chân trời của thủ đô Malaysia đã bị che phủ bởi sương mù dày đặc.

Truyền thông thế giới đã hết sức sửng sốt trước hình ảnh bầu trời chuyển sang màu đỏ như máu tại tỉnh Jambi của Indonesia do khói bụi. Cảnh tượng hiếm hoi chưa từng có khi người dân chứng kiến cảnh các tòa nhà cao tầng biến mất khỏi tầm mắt, không thể phân biệt được ngày và đêm do làn sương đỏ như máu phủ kín bầu trời.

Cơ quan giám sát khí quyển Copernicus, thuộc chương trình quan sát Trái đất của EU, cho biết các vụ hỏa hoạn ở Indonesia trong năm 2019 đã thải ra khoảng 360 megaton (1 megatonne tương đương với 1 triệu tấn) khí thải nhà kính, so với 400 megaton trong cùng kỳ 4 năm trước.

Các trường học phải đóng cửa theo lệnh của chính phủ. Người lớn vì mưu sinh mà phải lao ra ngoài đường, bất chấp nguy hiểm sức khỏe. Các khu vực công cộng như công viên, bể bơi vốn đông đúc nay trở nên hoang vắng như một cơn đại dịch mới cán quét qua.

Khách du lịch đã chọn cách hủy bỏ các chuyến đi tới Đông Nam Á do lo sợ ô nhiễm, gây tổn hại rất lớn về mặt kinh tế cho các doanh nghiệp và người dân địa phương. Các bệnh về hô hấp, tim và mắt gia tăng chóng mặt.

Khói bụi 'Bóng ma' ám ảnh Đông Nam Á ảnh 3

Gần 10 triệu trẻ em dưới 18 tuổi sống ở những khu vực đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khói bụi trên đảo Sumatra của Indonesia và một phần của đảo Borneo, theo UNICEF, cơ quan trẻ em của Liên hợp quốc cho biết.

Trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ thống miễn dịch chưa phát triển, trong khi trẻ sơ sinh trong bụng mẹ có thể ra đời trong tình trạng thiếu cân do người mẹ sống trong cảnh ô nhiễm không khí, theo tổ chức bảo vệ trẻ em của Liên Hợp Quốc.

“Chất lượng không khí kém là một thách thức nghiêm trọng và ngày càng tăng đối với Indonesia” Đại diện UNICEF tại Indonesia – bà Debora Comini, cảnh báo.

“Mỗi năm, hàng triệu trẻ em đang hít phải không khí độc hại, sức khỏe của chúng bị đe dọa, ngoài ra việc các trường học đóng cửa do ô nhiễm dẫn đến thiệt hại về thể chất và nhận thức suốt đời cho trẻ em tại đây”, bà Comini nói.

Một nghiên cứu từ trường Đại học Christian Indonesia chỉ ra các vụ cháy rừng hằng năm đóng góp 60% tổng lượng khí thải nhà kính của Indonesia, “xứ vạn đảo” là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.

Theo tổ chức vì môi trường Greenpeace cho biết, Indonesia đã không áp dụng các hình phạt đủ nghiêm trọng đối với các công ty sản xuất giấy, dầu cọ hay các hộ nông dân đốt rừng để có đất sản xuất tại nước này.

“Nhiều công ty sản xuất dầu cọ và bột giấy không phải nhận bất kỳ khoản phạt hành chính nào do hành vi đốt rừng của mình”, theo báo cáo của Greenpeace.

Trong khi đó, ông Rasio Ridho Sani, người đứng đầu cơ quan thực thi pháp luật tại Bộ Môi trường Indonesia, cho biết các nhà chức trách đã xử lý rất nghiêm khắc các đối tượng đốt rừng, thông qua các biện pháp xử phạt hành chính và khởi kiện.

Các nhà chức trách Indonesia khẳng định họ đang có những hành động quyết liệt để ngăn chặn hiện tượng ô nhiễm không khí bằng cách bắt giữ hơn 200 người đốt rừng.

Khói bụi 'Bóng ma' ám ảnh Đông Nam Á ảnh 4

Luật bảo vệ môi trường của Indonesia quy định mức án tối đa 10 năm tù giam đối với hành vi đốt rừng,  ngành công nghiệp khai thác gỗ của nước nhiều lần bị lên án vì đã gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của người dân do đốt rừng bừa bãi. Hơn 200 công ty và cá nhân đã phải chịu trách nhiệm cho các đám cháy trong bối cảnh một đợt khô hạn kéo dài bất thường đang diễn ra tại Indonesia.

Nhưng điều này vẫn chưa đủ. Hai tháng trước, Tòa án Tối cao Indonesia đã giữ nguyên phán quyết của tòa án cấp dưới, trong đó chỉ ra chính quyền của Tổng thống Joko Widodo nằm trong số những tổ chức phải chịu trách nhiệm về vụ cháy rừng gây ra tình cảnh ô nhiễm không khí cho các quốc gia lân cận hồi năm 2015.

Các nhà khoa học đã chỉ trích rằng chính quyền Tổng thống Widodo đã không tuân theo các cải cách đã hứa, gần đây chính ông Widodo thừa nhận đã sơ suất trong cách thức quản lý hoạt động đốt rừng.

Khói bụi 'Bóng ma' ám ảnh Đông Nam Á ảnh 5

Tình trạng ô nhiễm nặng nề đã làm leo thang căng thẳng giữa các quốc gia Đông Nam Á. Malaysia hôm 19/9 tuyên bố sẽ gia tăng áp lực lên các nước láng giềng Đông Nam Á nhằm giải quyết được tình trạng cháy rừng ở Indonesia.

Bộ trưởng Môi trường Malaysia Yeo Bee Yin cho biết sẽ một lần nữa theo đuổi con đường ngoại giao trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng đã diễn ra vài năm một lần trong hơn hai thập kỷ qua.

“Tôi sẽ có một cuộc gọi hội nghị với Tổng Thư ký ASEAN để bày tỏ quan điểm của mình và chúng tôi hy vọng sẽ có một cơ chế hiệu quả hơn ở cấp độ ASEAN để có thể hợp tác tìm kiếm một giải pháp lâu dài nhằm giải quyết vấn đề này”, vị quan chức cho biết.

Còn tại Singapore, theo báo cáo của Cơ quan Môi trường Quốc gia thì mức độ không khí tại quốc đảo này có những lúc được xếp hạng ở mức “không an toàn”, Bộ trưởng Môi trường Singapoire cho rằng “đây là một bước lùi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu”.

“Vụ cháy rừng ở Indonesia và khói mù đã ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân ở Indonesia và khu vực ASEAN”, Bộ trưởng Môi trường Singapore Masagos Zulkifli cho biết. “Thật đáng tiếc khi rất nhiều cuộc sống và sinh kế đã bị ảnh hưởng”.

Khói bụi 'Bóng ma' ám ảnh Đông Nam Á ảnh 6

Số lượng khí thải carbon tại Đông Nam Á được tạo ra từ các vụ hỏa hoạn sẽ tạo ra một trở ngại lớn cho cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu.

Chính phủ Thái Lan cho biết mức độ ô nhiễm không khí đã gia tăng kể từ ngày 5/9, chạm tới mức nguy hiểm trong những ngày qua.

Trạm nghiên cứu ô nhiễm không khí của Đại học Prince of Songkhla kêu gọi người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng nên tránh tham gia các hoạt động ngoài trời và chỉ rời khỏi nhà khi đã đeo khẩu trang.

Các quan chức y tế ở tỉnh Yala đã phát khẩu trang miễn phí cho người dân trên đường phố trong khi kêu gọi người lái xe phải cẩn trọng do tầm nhìn kém.

“Hằng năm, chúng tôi phải đối mặt với vấn đề này từ tháng 7 đến tháng 9, lần tồi tệ nhất là vào năm 2015”, ông Kaneungnit Srisamai thuộc Trung tâm Giám sát Chất lượng Môi trường của chính phủ Thái Lan cho biết. “Trong 4 năm qua, lượng khói bụi đã giảm thiểu nhiều, nhưng trong năm nay chúng tôi đang phải hứng chịu thiệt hại gấp nhiều lần do lượng mưa suy giảm”.

Ông Massimo Lupascu, Phó Giáo sư Địa lý tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết ba yếu tố gây nên hiện tượng ô nhiễm khói bụi tại Đông Nam Á bao gồm: Lửa, hướng gió và điều kiện thời tiết.

Các quốc gia như Singapore và Malaysia sẽ phải hứng chịu khói bụi từ Indonesia nếu gió thổi chủ yếu từ phía đông nam hoặc tây nam, và đôi khi, từ phía tây, ông Lascascu nói.

Khói bụi 'Bóng ma' ám ảnh Đông Nam Á ảnh 7

Năm nay, khu vực này cũng đang trải qua thời tiết khô và nóng hơn do hiện tượng khí hậu được gọi là Niño Ấn Độ - sự dao động bất thường của nhiệt độ mặt nước biển ở phía tây Ấn Độ Dương, khiến cho sương mù lan rộng.

Hiện vẫn chưa có thống kê chính thức về thiệt hại kinh tế do hiện tượng ô nhiễm không khí gây ra tại Đông Nam Á. Trong những năm tồi tệ nhất (1997 và 2015), hỏa hoạn đã thiêu trụi 2,6  triệu ha rừng và gây thiệt hại 15,7 tỷ USD cho riêng Indonesia, gấp đôi chi phí tái thiết sau thảm họa sóng thần năm 2004.

Ông Azmi Hassan, nhà nghiên cứu địa chiến lược tại Trung tâm và Viện không gian địa lý Malaysia tại Đại học Teknologi, cho biết khói bụi tác động trực tiếp tới nền kinh tế Malaysia.

“Việc phải đóng cửa các sự kiện ngoài trời, hủy bỏ các chuyến bay, trẻ em không được đến trường và các vấn đề sức khỏe phát sinh, ô nhiễm không khí có thể sẽ sớm ảnh hưởng đến chỉ số GDP của Malaysia”, ông Azmi nói thêm rằng điều này phụ thuộc vào thời gian lượng khói bụi tồn tại.

Chính phủ Malaysia hiện đang phát các mặt nạ chống độc N95 miễn cho người dân nhằm giảm thiểu thiệt hại. Cho tới hiện tại, chất lượng không khí được cải thiện ở Malaysia ở mức độ “vừa phải”, trong khi khói bụi đã dần bị xua tan ở Singapore.

Một trung tâm dự báo thời tiết tại Đông Nam Á cho biết số lượng “điểm nóng” - khu vực có sức nóng dữ dội được phát hiện bởi vệ tinh cho thấy có khả năng xảy ra hỏa hoạn, đã giảm mạnh trên đảo Sumatra.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Dedi Dinarto tại Trường Nghiên cứu Quốc tế NTU S. Rajaratnam của Indonesia cho biết các quốc gia trong khu vực đã tỏ ra “khoan dung” một cách khó hiểu đối với tình trạng này.

“Mặc cho những thiệt hại to lớn đối với sức khỏe, thịnh vượng và phúc lợi của người dân do tình trạng đốt rừng của Indonesia trong nhiều thập kỷ qua, các quốc gia này vẫn chưa cho thấy những động thái cụ thể để chấm dứt vấn đề”.Nhà nghiên cứu Dinarto

“Mặc cho những thiệt hại to lớn đối với sức khỏe, thịnh vượng và phúc lợi của người dân do tình trạng đốt rừng của Indonesia trong nhiều thập kỷ qua, các quốc gia này vẫn chưa cho thấy những động thái cụ thể để chấm dứt vấn đề”, theo nhà nghiên cứu Dinarto.

Bất chấp những nỗ lực đơn độc và tập thể, tình trạng ô nhiễm khói bụi đã phủ một màn sương lên quyết tâm chống biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ở các quốc gia Đông Nam Á.

“Truyền thống ngoại giao hòa nhã không nên được các quốc gia trong ASEAN đặt làm trọng tâm khi giải quyết tình trạng ô nhiễm, cần phải có những hành động và kết quả thiết thực thay vì những lời nói suông trên bàn ngoại giao”, ông Dinarto khẳng định.

TIN LIÊN QUAN
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.