Không chỉ có hoa hồng

Liên hợp quốc lấy ngày 8/3 hàng năm là “Ngày Quốc tế Phụ nữ”, kỷ niệm ngày 8/3 như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.
Kỷ niệm ngày 8/3.
Kỷ niệm ngày 8/3.

Ngày 8/3/1899, tại hai thành phố Chicago và New York (của nước Mỹ) đã nổ ra các cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành dệt may, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Trước đó, vào năm 1857, cũng đã có một số cuộc  đấu tranh của phụ nữ, đòi giới chủ phải trả lương tương xứng với lao động cực nhọc của họ trong các xí nghiệp, nhà máy. Từ đó, ngày 8/3 hằng năm là dấu mốc lịch sử về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho phụ nữ trên phạm vi toàn thế giới. Nhưng mãi tới năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế họp tại Copenhagen (Thủ đô Đan Mạch) mới chọn ngày 8/3 làm ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: Ngày làm 8 giờ, Việc làm ngang nhau, Bảo vệ bà mẹ và trẻ em...

Và cũng rất lâu sau đó, năm 1975, Liên hợp quốc mới chính thức lấy ngày 8/3 hằng năm làm “Ngày Quốc tế Phụ nữ”. 2 năm sau, Liên hợp quốc thông qua nghị quyết các nước thành viên kỷ niệm ngày 8/3 như là ngày vì quyền bình đẳng, sự tiến bộ của phụ nữ và hòa bình cho thế giới.

Nói như thế để thấy, đấu tranh bình đẳng giới là cả một quá trình lâu dài, đã hơn 100 năm. Đây thực sự là vấn đề của nhân loại, chứ không phải của riêng quốc gia nào. Và, cho tới nay, qua rất nhiều khúc  quanh, đó vẫn là vấn đề cần tiếp tục giải quyết ở nhiều quốc gia, có nghĩa là trong ngày 8/3, chị em không chỉ có hoa hồng yêu thương, mà đâu đó họ vẫn phải tiếp tục đấu tranh cho chính mình và cũng là cho sự tiến bộ của loài người.

Việt Nam ta, kể từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam mới ra đời, vai trò người phụ nữ được nâng cao. Toàn dân tộc thoát khỏi thân phận nô lệ thì phụ nữ Việt Nam cũng trút bỏ xiềng gông: Xiềng gông áp đặt cả ở xã hội lẫn trong gia đình. Trong những cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc thế kỷ XX, phụ nữ Việt Nam đã tỏa sáng với những chiến công hiển hách. Hôm nay nhớ lại, hình ảnh “đội quân tóc dài” của các mẹ, các chị hiên ngang chặn họng súng quân thù vẫn làm ta xao xuyến. Cũng trong những cuộc chiến đấu đầy hy sinh gian khổ đó, biết bao các bà, các mẹ đã hiến dâng cả chồng, cả con, cả cháu cho nền độc lập, tự do của nước nhà. Không bút mực nào tả xiết sự hy sinh vô bờ bến của các bà, các mẹ, cho mãi đến tận hôm nay…

Bằng những chính sách đúng đắn, phụ nữ Việt Nam hôm nay đã bình đẳng với nam giới. Bằng chứng là ở tất cả các lĩnh vực hoạt động, kể cả những lĩnh vực từng được cho là của riêng nam giới thì cũng có sự tham gia của phụ nữ. Kể cả trong vai trò chính khách, trong vị trí những nhà khoa học… thì họ vẫn tỏa sáng. Đó là sự ưu việt của chế độ mà cũng là sự vượt lên phi thường của người phụ nữ Việt Nam.

Những ngày này, khi mọi nhà mọi người đồng lòng chống dịch Covid-19, lại thấy hiện lên một cách rõ ràng vai trò của phụ nữ, trong vai trò những người thầy thuốc. Tại những bệnh viện, khu cách ly dịch bệnh… họ thầm lặng và can trường đối mặt với hiểm nguy. Nhiều chị chấp nhận thiệt thòi, ở lại chăm sóc người bệnh, người phải cách ly. Mẹ con nhớ nhau thì cũng chỉ được gặp trong giấc mơ.

Ngày 8/3 năm nay lại đến, chúng ta càng thêm trân trọng sự đóng góp của “một nửa thế giới”. Những bông hồng đẹp nhất biểu hiện sự yêu thương xin được dành cho các bà các mẹ, các chị các em. Nhưng, cũng cần phải nói rằng, trong “ngày của hoa hồng”, thì vẫn còn những người phụ nữ, những em gái chưa được hạnh phúc. Đâu đó vẫn còn tình trạng trọng nam khinh nữ; vẫn còn không ít người chồng đùn đẩy, khoán trắng việc nhà cho vợ. Nhiều chị em do phải lo toan đầu tắt mặt tối trăm việc không tên nên không có điều kiện tiếp xúc, không thể vươn lên cho bằng chị bằng em.

Cũng thật bất nhẫn khi có nơi các em gái không được cha mẹ cho học lên cao, nhất là ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn. Gia đình nghèo, bao giờ trẻ em gái cũng thiệt thòi. Nếu có hai chị em thì ưu tiên cho con trai đi học lên để vùng vẫy với đời, còn con gái thui thủi “xó nhà”, làm rất nhiều công việc để phụ giúp gia đình. Lại có những em cha mẹ bắt bỏ học sớm ở nhà để lấy chồng. Họ phải làm vợ, làm mẹ rất sớm. Thế là bao giấc mơ tiêu tan, cuộc đời dài lắm thì cũng lại phải dành hết cho việc phục vụ chồng con, còn thân mình còm cõi.

… Ngày Quốc tế phụ nữ năm nay, trước tiên xin được dành những đóa hoa hồng cho những chị, những em, những người mẹ chưa được hưởng hạnh phúc; hạnh phúc mà họ xứng đáng được hưởng. Vì thế, cuộc đấu tranh để thực sự bình đẳng giới vẫn tiếp diễn. Chúng ta không bao giờ được quên điều đó. Ngày 8/3 vì vậy không chỉ có hoa hồng, mà còn là đấu tranh loại bỏ những gì thủ cựu tước đoạt hạnh phúc của những người phụ nữ rất đáng trân trọng, yêu thương.             

Theo Đại đoàn kết
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: