“Cuộc đua” làm chủ năng lượng tái tạo còn nhiều thách thức - Bài 3: Lãng phí năng lượng sản xuất

“Cuộc đua” làm chủ năng lượng tái tạo còn nhiều thách thức - Bài 3: Lãng phí năng lượng sản xuất

Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hoá thạch ngày càng cạn kiệt, nhiệt điện có nguy gây ô nhiễm, thuỷ điện khai thác đã tới hạn… thì việc nghiên cứu, bổ sung và dần thay thế nguồn nhiệt điện, thuỷ điện bằng năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời... là xu hướng tất yếu của thế giới và Việt Nam. Tại Việt Nam, do là lĩnh vực mới, liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nên các quy định, chính sách, pháp luật vẫn chưa theo sát được các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo... khiến công cuộc phát điện bị chậm trễ.

__________________

Không chỉ có các doanh nghiệp lớn, hệ lụy cộng dồn từ sử dụng năng lượng lãng phí từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể để lại rất nhiều bất lợi cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến tăng trưởng xanh và cam kết của Chính phủ trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

“Cuộc đua” làm chủ năng lượng tái tạo còn nhiều thách thức - Bài 3: Lãng phí năng lượng sản xuất ảnh 1

Gần chục năm gắn bó với việc tư vấn cho các dự án tiết kiệm năng lượng, Ths. Trần Thị Hương, một chuyên gia độc lập làm việc cho các dự án, chia sẻ công việc của chị chủ yếu xoay quanh việc đo đếm tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các khu vực tiêu thụ năng lượng.

Để bắt tay vào một dự án, thông thường các kiểm toán viên năng lượng như chị sẽ liên hệ với doanh nghiệp để lên kế hoạch khảo sát, đánh giá thực tế. Xuống địa bàn, họ tiếp tục làm việc cụ thể với ban lãnh đạo cùng người lao động tại các phân xưởng. Khi tiếp cận trực tiếp với hệ thống thiết bị công nghệ tiêu thụ điện và nhiệt là thực hiện quá trình đo đếm, thu thập dữ liệu sau đó tiến hành phân tích dựa trên kết quả thu được kết hợp với hiện trạng vận hành của thiết bị công nghệ cũng như cách thức vận hành của nhân viên.

“Tôi đang sử dụng thiết bị phân tích điện năng sản xuất từ Nhật Bản và các thiết bị phân tích khói, đo nồng độ oxy trong khói thải cũng như những cảm nhiệt sản xuất từ Mỹ cùng với các thiết bị chuyên dụng khác để thực hiện quá trình kiểm toán năng lượng và đánh giá hiệu suất lò hơi. Những thiết bị này đều là công nghệ mới, hiệu quả và có độ chính xác cao. Kết quả đo lường và phân tích sẽ chỉ ra những hệ thống thiết bị tiêu thụ năng lượng đó có ổn định hay không hoặc những khu vực gây ra tổn thất năng lượng nhiều hay ít”, chị Hương cho biết.

Hiện trên cả nước có khoảng 3.000 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm với mức tiêu thụ hàng năm trên 34,3 triệu TOE, chiếm hơn 51% tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng của cả nước. Theo quy định, với lượng tiêu thụ có giới hạn trên 1000 TOE, các cơ sở này đều phải xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, kiểm toán năng lượng… Tuy nhiên, thống kê năm 2021 chỉ ra rằng chỉ có từ 30-40% doanh nghiệp duy trì hệ thống quản lý năng lượng; 91 cơ sở thực hiện kiểm toán năng lượng.

“Cuộc đua” làm chủ năng lượng tái tạo còn nhiều thách thức - Bài 3: Lãng phí năng lượng sản xuất ảnh 2

Lý giải nút thắt nói trên, Ths. Trần Thị Hương cho rằng cần phải lượng hóa được lượng tiêu thụ năng lượng, từ đó có thể nhân với đơn giá sẽ quy đổi được chi phí tiết kiệm hàng năm của doanh nghiệp. Ví dụ, với doanh nghiệp tiêu thụ nhiệt để tính toán chi phí tiết kiệm được khi thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng, các chuyên gia sẽ tính toán và quy đổi tương đối từ lượng nhiệt có thể tiết kiệm được ra lượng than hoặc dầu dự kiến tiêu thụ; sau đó nhân với giá thành thị trường. Đến đây phát sinh ra vấn đề các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có chi phí tiết kiệm tương đối khiêm tốn, khiến lãnh đạo trong các tổ chức này đôi khi chưa thực sự quan tâm và dành cho vấn đề này vị trí tương xứng dù đã được nhận thức và quy định trong luật pháp.

“Nhìn từ cấp độ doanh nghiệp, đôi khi thấy hiệu quả tiết kiệm không đáng kể. Tuy nhiên, từ góc độ của một dự án lớn như Dự án Thúc đẩy việc sử dụng và vận hành nồi hơi công nghiệp hiệu quả năng lượng tại Việt Nam được Bộ Công Thương phối hợp cùng Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) triển khai thực hiện thì việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong vận hành và quản lý nồi hơi hiệu quả sẽ tiết kiệm tổng năng lượng tiêu thụ khoảng 1.955.304 GJ/năm tương đương với giảm thiểu tổng mức phát thải khí nhà kính khoảng 183.736 tấn CO2/năm”, Ths. Trần Thị Hương phân tích.

Theo đó, Chính phủ đã và đang đưa ra nhiều chương trình, giải pháp, liên quan đến vấn đề kiểm kê khí nhà kính, xả thải CO2, chiến lược carbon thấp cũng được áp dụng. Nếu doanh nghiệp quan tâm hơn tới các giải pháp tiết kiệm năng lượng thì hiệu quả thu được sẽ rất cao.

“Cuộc đua” làm chủ năng lượng tái tạo còn nhiều thách thức - Bài 3: Lãng phí năng lượng sản xuất ảnh 3

Theo Hội khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả Việt Nam (VECEA), năng lượng ở trong nước đang lãng phí ở cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ. Cụ thể, trong khâu sản xuất, hiệu suất sử dụng năng lượng tại các nhà máy nhiệt điện chỉ đạt 28 - 32% (thấp hơn mức thế giới 10%), hiệu suất các lò hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60% (thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%). Khâu tiêu thụ cũng kém hiệu quả. Để sản xuất ra cùng một sản phẩm, ngành công nghiệp Việt Nam cần sử dụng năng lượng nhiều hơn từ 1,5 - 1,7 lần so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

So sánh với chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng với các quốc gia khác, ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển kinh tế bền vững cho biết hiện Việt Nam đang tiêu thụ khoảng 400 kg dầu quy đổi để tạo ra 1.000 USD GDP. Con số này cao hơn Thái Lan khoảng 30%, Malaysia khoảng 60%, đặc biệt so với các nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ thì cao hơn gấp 4-5 lần. Điều này cho thấy, sử dụng năng lượng tại Việt Nam chưa hiệu quả và rất đáng suy nghĩ.

“Cuộc đua” làm chủ năng lượng tái tạo còn nhiều thách thức - Bài 3: Lãng phí năng lượng sản xuất ảnh 4

Nhiều nguyên nhân có thể giải thích cho việc sử dụng năng lượng lãng phí. Nổi bật trong đó là tâm lý hờ hững của các doanh nghiệp, lãnh đạo các doanh nghiệp khi chưa nhận thức đầy đủ về việc sử dụng năng lượng hiệu quả, hoặc có làm cũng chỉ mang tính chất đối phó, cục bộ. Từ nhận thức dẫn đến tình trạng lạc hậu về công nghệ, chậm đổi mới các thiết bị sản xuất cũ, thay đổi quy trình làm việc, khiến tỷ lệ hao hụt lớn khi vận hành.

Như trong quan sát của Ths. Trần Thị Hương, phần lớn các doanh nghiệp có mức hao hụt năng lượng lớn do chưa quan tâm sát sao vấn đề quá trình, chỉ chú ý đến đầu ra cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Vì thế, nhiều phần trong khâu sản xuất bị bỏ qua, đặc biệt là tiêu thụ năng lượng trong các khâu phụ trợ, sản xuất nhiệt. Hai khâu này tuy không trực tiếp làm ra sản phẩm, nhưng đang gây ra lãng phí năng lượng rất nhiều.

Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, vì chạy theo lợi nhuận nên đôi khi doanh nghiệp chưa đào tạo được nhân viên vận hành đạt đúng tiêu chuẩn quy định. Ở rất nhiều doanh nghiệp, nhân viên thường vận hành theo kinh nghiệm. Trong khi hiện tại thị trường đã cho ra đời đa dạng thiết bị, tài liệu giáo trình giúp người lao động có thể tự chủ trong việc đo đếm năng lượng thất thoát để kiểm soát vấn đề tiết kiệm và sửa đổi quy trình. Tuy nhiên vấn đề này thường xuyên bị doanh nghiệp và người lao động xem nhẹ.

“Cuộc đua” làm chủ năng lượng tái tạo còn nhiều thách thức - Bài 3: Lãng phí năng lượng sản xuất ảnh 5

Có thể nói, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng thông qua ban hành nhiều chính sách liên quan đến việc sử dụng năng lượng. Theo đó, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành năm 2010; Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả triển khai trong giai đoạn 2006-2015, đã giúp tiết kiệm được trên 15 triệu tấn dầu quy đổi (TOE); sau đó là Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030; Chỉ thị số 20/CT-TTg về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025…

Nhiều chuyên gia nhận định, cơ chế chính sách về tiết kiệm năng lượng của Việt Nam đã cho thấy tính hiệu quả và sát sao. Nếu đạt được các mục tiêu đề ra thì Việt Nam sẽ có lợi thế và tiềm năng rất lớn trong tăng trưởng, hoàn thành một số mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững, phát triển nền kinh tế carbon thấp. Tuy nhiên kết quả của các chính sách lại nằm ở khâu thực hiện, nhiều kế hoạch chưa được cụ thể hóa, đi sâu vào nhận thức của các bên liên quan.

“Cuộc đua” làm chủ năng lượng tái tạo còn nhiều thách thức - Bài 3: Lãng phí năng lượng sản xuất ảnh 6

Bên cạnh đó, ông Mã Khai Hiền, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng (ENERTEAM), cho biết đối tượng áp dụng Luật phải tuân thủ bắt buộc chủ yếu là các đơn vị trọng điểm về sử dụng năng lượng (1000 tấn dầu quy đổi, khoảng 1000 TOE) đối với doanh nghiệp sản xuất và (500 tấn dầu quy đổi) đối với dịch vụ, tòa nhà. Các đối tượng còn lại, nếu cộng dồn cũng tạo ra lượng thất thoát đáng kể, nhưng đang chỉ triển khai mang tính áp dụng khuyến khích, không mang tính bắt buộc nên áp dụng còn chủ quan, nhận thức chưa cao, lơ là, dẫn đến chưa đạt được mục tiêu của luật.

Trong khi đó, công tác phát triển nguồn nhân lực như quản lý viên năng lượng và kiểm toán viên năng lượng phục vụ các cơ sở sử dụng năng lượng chưa theo kịp các yêu cầu phát triển của thị trường.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế đã huy động, mở nhiều dự án trong các năm vừa qua với mục đích cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Mục tiêu của các dự án phần đa đều rõ ràng, thu được hiệu quả đáng kể, nhưng đôi khi chỉ được quan tâm trong giai đoạn tiến hành, còn khi kết thúc, vấn đề bị bỏ ngỏ, thiếu hành động kết nối dự án trước với dự án sau. Sự đứt đoạn này phần nào cản trở biến chuyển trong công tác tiết kiệm năng lượng.

Trong năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2022/NĐ-CP trong đó nhấn mạnh việc xây dựng ý thức cũng như đề ra khuôn khổ xử phạt vi phạm hành chính cụ thể. Việc xây dựng ý thức tiết kiệm năng lượng đối với các doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với kinh tế, mà còn đóng góp rất lớn vào phát triển bền vững; giúp Việt Nam tiến gần hơn đến việc thực hiện mục tiêu trong cam kết tại Hội nghị COP 26 của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu khi quyết tâm giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

TIN LIÊN QUAN
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.