Lễ hội Gầu Tào - nét văn hóa dân gian độc đáo trên Hoàng Su Phì

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đến Hoàng Su Phì trong tháng 9 này, du khách sẽ được xem và trải nghiệm Lễ hội Gầu Tào - một lễ hội kỳ bí và độc đáo của của đồng bào dân tộc Mông.
 Lễ hội Gàu Tào ở Hà Giang.
Lễ hội Gàu Tào ở Hà Giang.

Đến Hoàng Su Phì đầu tháng 9 này, du khách không chỉ được tận hưởng điều kiện khí hậu đặc trưng của vùng cao mà còn được ngắm cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt với những dãy núi trùng điệp Tây Côn Lĩnh ẩn mình trong sương, những cánh rừng nguyên sinh nằm xen kẽ giữa những nhánh sông, suối đầu nguồn, tận mắt trải nghiệm những nương chè san tuyết cổ thụ, những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. Du khách còn được xem và trải nghiệm Lễ hội Gầu Tào - một lễ hội kỳ bí và độc đáo của của đồng bào dân tộc Mông.

Theo ông Hoàng Đức Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì: Những năm gần đây, Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông xã Tả Sử Choóng được tổ chức như một điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với huyện Hoàng Su Phì. Trước đây đồng bào thường tổ chức vào mùa xuân. Nay lễ hội được tổ chức vào những ngày đầu tháng 9 - thời điểm lúa đang bắt đầu chuyển vàng, mở màn cho chương trình du lịch “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì”.

Lễ hội Gầu Tào - nét văn hóa dân gian độc đáo trên Hoàng Su Phì ảnh 1
Lễ hội Gầu Tào của người Mông xã Nậm Dịch (Hoàng Su Phì).

Ở Hà Giang, dân tộc Mông có dân số đông nhất, khoảng trên 310.000 người, chiếm gần 32% các dân tộc trong tỉnh; với 2 nhóm chính là Mông trắng và Mông hoa sinh sống chủ yếu ở các huyện phía Bắc (gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc) và hai huyện phía Tây (là Hoàng Su phì, Xín Mần). Văn hóa truyền thống người Mông là một kho tàng phong phú với nhiều phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng. Đây là nét văn hóa của cộng đồng người Mông được lưu giữ từ lâu đời.

“Gầu Tào” tiếng Mông nghĩa là “chơi ngoài trời”. Việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa, dân tộc, tăng cường quảng bá đến du khách trong và ngoài nước về lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch của Hà Giang cũng như huyện Hoàng Su Phì.

Trong lễ hội, đầu tiên người dân phải chọn và dựng được một cây gỗ (thường là cây sa mộc) làm cây nêu và được trồng trên bãi đất rộng, bằng phẳng, thể hiện sự vững chãi, tâm điểm của trời đất. Cây nêu được chọn phải không cụt ngọn, nghĩa là cây nhỏ, liền mạch từ gốc đến ngọn, không bị gãy. Ngọn cây nêu phải hướng về hướng Đông, là hướng sinh với mong muốn của người Mông là cầu sinh con và mùa màng bội thu. Cùng đó, bà con chuẩn bị một bó đậu tương có quả, một bó lúa, một chai rượu và một con gà là những đồ lễ được treo lên cây nêu. Sau khi cúng xong, mọi người sẽ trèo lên cây; ai lấy được con gà, chai rượu thì đó là phần thưởng.

Lễ hội Gầu Tào - nét văn hóa dân gian độc đáo trên Hoàng Su Phì ảnh 2
Già làng buộc bó lúa, ngô lên ngọn cây nêu. Ảnh: VOV

Ông Ma Seo Vàng, một người am hiểu tập tục của tổ tiên ở xã Tả Sử Choóng chia sẻ, đồng bào Mông luôn tin rằng, cây nêu có thể giúp họ kết nối trời và đất. Leo được lên ngọn nêu, nghĩa là hái được lộc trời cho cả năm mạnh khoẻ, sung túc; người người trong làng đều khỏe mạnh, mùa màng bội thu. Đây là truyền thống văn hóa lâu đời gắn với sản xuất lúa nước của người dân vùng cao Hà Giang, phản ánh sự gắn kết tự nhiên và thần linh của đồng bào.

Khi cây nêu đã được dựng lên là lúc bắt đầu lễ hội. Cuộc thi leo cây nêu hái lộc cũng được thực hiện ngay sau đó. Cuộc thi không quy định thời gian, khi nào với được miếng vải đỏ trên ngọn cây là kết thúc nhưng bắt buộc phải lấy bằng được trong ngày. Đó không chỉ là niềm vui của người trực tiếp trèo lên được đỉnh ngọn cây nêu, lấy được lễ vật của thần linh mà còn là của tất cả người Mông tham dự lễ hội.

Sau phần lễ, phần hội là các tiết mục văn nghệ dân gian, các hoạt động thể thao và trò chơi truyền thống gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc Mông như: đánh yến, đánh sảng, bắn cung, đi cà kheo, đánh cù, bắn nỏ… Khác với những năm trước, đến với lễ hội Gầu Tào năm nay, bà con dân tộc Mông còn mang đến đây những mặt hàng nông sản đặc sắc của các làng nghề, hợp tác xã, cơ sở sản xuất để giới thiệu và bán cho khách du lịch.

Lễ hội Gầu Tào - nét văn hóa dân gian độc đáo trên Hoàng Su Phì ảnh 3

Lễ hội Gầu Tào của đồng bào dân tộc Mông ở xã Tả Sử Choóng, huyện Hoàng Su Phì không chỉ tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc Mông mà còn là sợi dây liên kết giữa cộng đồng các dân tộc vùng cao. Qua đó, góp phần giới thiệu, bảo tồn nét văn hóa truyền thống, tạo nên bản sắc độc đáo riêng.

Sự tinh tế trong các nghi lễ, tín ngưỡng và lễ hội nơi đây đã và đang thu hút, mời gọi du khách trong và ngoài nước đến với Hoàng Su Phì - mảnh đất hội tụ những lợi thế để đẩy mạnh du lịch, là lựa chọn của du khách khi đến với Hà Giang.

Theo TTXVN
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...