'Loạn' trường tự xưng quốc tế, đánh lừa phụ huynh

[Ngày Nay] - Lợi dụng tâm lý mong muốn con được học tập, rèn luyện trong môi trường quốc tế, theo các chương trình giáo dục hiện đại, trau dồi ngoại ngữ của phụ huynh, không ít cơ sở giáo dục đã tự xưng là trường tế để thu hút người học.
Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway.
Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway.

Trường quốc tế…  ma

Vụ việc một học sinh lớp một của Trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway bị bỏ quên trên xe buýt đưa đón học sinh của trường suốt 9 tiếng đồng hồ, khiến cháu bé bị tử vong trên xe vẫn đang gây chấn động dư luận. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là tại sao một trường chất lượng quốc tế lại có thể thiếu trách nhiệm để xảy ra vụ việc nghiêm trọng và đau lòng đó? Tuy nhiên, một sự thật được phanh phui: Gateway không phải là trường quốc tế, cũng không phải trường có vốn đầu tư nước ngoài mà là trường Việt Nam 100%.

Chúng tôi xin khẳng định, trên địa bàn quận Cầu Giấy không có trường quốc tế nào. Trường Gateway khi đăng ký tên trường không có từ quốc tế”, Ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy

Tên trường theo đăng ký chỉ là Trường Phổ thông liên cấp Gateway, nhưng khi công bố tới phụ huynh, nhà trường đã tự ý thêm từ “quốc tế”, thành Trường Phổ thông liên cấp quốc tế Gateway. Tại ngay cổng trường cũng ghi tên bằng tiếng Anh mang vẻ “quốc tế”: Gateway international school.

“Chúng tôi xin khẳng định, trên địa bàn quận Cầu Giấy không có trường quốc tế nào. Trường Gateway khi đăng ký tên trường không có từ quốc tế”, ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy, đơn vị quản lý của trường Gateway nhấn mạnh.

Cũng theo ông Phạm Ngọc Anh, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tên trường được đặt gồm ba thành tố: trường + cấp học + tên riêng. “Theo quy định, trong tên trường không có từ quốc tế. Từ quốc tế chỉ là cách để các trường ngoài công lập thêm vào để thu hút người học”, ông Ngọc Anh chia sẻ.

Trên thực tế, Trường Gateway chỉ là một trong số nhiều trường ngoài công lập vẫn đang gắn mác quốc tế để chiêu sinh như Trường Quốc tế Global, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn, Trường Quốc tế TIS, Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam… Trên cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, chỉ có trường Hà Nội Academy. Tuy nhiên, trên website của trường này cũng như các thông tin công bố của trường luôn ghi là Trường song ngữ quốc tế Hanoi Academy.

Với mác quốc tế, các trường này đều có mức học phí cao ngất ngưởng, lên tới cả trăm triệu đồng mỗi năm. Theo anh Trương Tất Thành, phụ huynh Trường Phổ thông liên cấp Gateway, với mức học phí này, các phụ huynh thực sự mong muốn một môi trường học tập tốt nhất cho con. Theo ông Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, không chỉ ở cấp phổ thông mà cấp đại học cũng có rất nhiều trường gắn mác quốc tế để đánh lừa thí sinh và phụ huynh.

Rà soát trường xưng danh quốc tế

Ông Lê Viết Khuyến cho rằng, việc để các trường tự xưng danh quốc tế là lỗi  trong hệ thống quản lý. Dù tình trạng các trường gắn mác quốc tế đã diễn ra nhiều năm nhưng không có cơ quan quản lý nhà nước làm nhiệm vụ dọn dẹp những vụ lộn xộn này.  Ví dụ ngay tại trường Gateway, cơ quan quản lý biết trường tự xưng quốc tế, không đúng với tên khi đăng ký thành lập trường, nhưng không hề xử lý.

“Trường quốc tế là thế nào, phải có những quy định cụ thể. Khi đã có quy định thì phải có kiểm tra, giám sát, công nhận cả tên tiếng Anh là gì chứ không phải để cho người ta đặt gì cũng được”, ông Khuyến kiến nghị.

Trường quốc tế là thế nào, phải có những quy định cụ thể. Khi đã có quy định thì phải có kiểm tra, giám sát, công nhận cả tên tiếng Anh là gì chứ không phải để cho người ta đặt gì cũng được” Ông Lê Viết Khuyến

Cũng theo ông Khuyến, các phụ huynh cũng phải cẩn trọng trong tìm hiểu thông tin về các trường trước khi cho con theo học. “Không phải trường cứ có từ quốc tế là có chất lượng quốc tế”, ông Khuyến chia sẻ.

Cùng quan điểm này, ông Phạm Quang Hưng, Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho rằng, “quốc tế” là từ mà nhiều người thích dùng, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Vì thế có rất nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng từ này trong nhiều lĩnh vực, như công ty quốc tế, ngân hàng quốc tế, trường quốc tế.

“Nhưng chúng ta phải chú ý từ quôc tế trong tên trường không phải ánh hết về trường. Khi phụ huynh tìm hiểu nơi học cho con, phụ huynh không cần chú ý quá nhiều đến tên trường mà phải quan tâm rất cụ thể, rất sâu về các hoạt động của trường, chương trình dạy ra sao, học ngôn ngữ gì, đội ngũ giáo viên đến từ đâu, cơ sở vật chất ra sao, mô hình quản trị như thế nào…” ông Hưng nói.

Cũng theo ông Hưng, trước thực trạng các trường tự xưng quốc tế hiện nay, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội rà soát các trường quốc tế trên địa bàn. “Thời gian tới chúng tôi sẽ triển khai việc này trên toàn quốc”, ông Hưng chia sẻ.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).