Lý do ông Trump từ chối "tái đấu" với bà Harris trên truyền hình

(Ngày Nay) - Quyết định của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối tham gia một cuộc tranh luận khác với ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris đánh dấu một thời khắc quan trọng trong chiến dịch tranh cử năm 2024.
Cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Philadelphia, Pennsylvania hôm 10/9. Ảnh: NBC.
Cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Philadelphia, Pennsylvania hôm 10/9. Ảnh: NBC.

Trong một sự kiện tại vận động tranh cử ở bang Arizona ngày 12/9, ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hoà cho biết ông không cần một trận tái đấu vì ông đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận vào tối 10/9, bất chấp có nhiều đánh giá từ các chuyên gia và những thành viên của cả hai đảng cho rằng nữ Phó Tổng thống Harris chiếm ưu thế trong tranh luận.

"Bởi vì chúng tôi đã thực hiện hai cuộc tranh luận và đã thành công, nên sẽ không có cuộc tranh luận thứ ba. Dù sao thì mọi chuyện cũng đã quá muộn màng, cuộc bỏ phiếu đã bắt đầu”, ông Trump phát biểu, đồng thời ám chỉ đến cuộc tranh luận đầu tiên của ông với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden hồi tháng 6.

Theo nhiều chuyên gia quan sát, một trong những lý do có thể khiến ông Trump không tiếp tục tham gia tranh luận là do ông — người thường không thể cưỡng lại cơ hội thống trị màn ảnh nhỏ — không thích lặp lại một cuộc đối đầu mà ông không chuẩn bị, không tập trung và lãng phí cơ hội tốt nhất để hạ gục đối thủ. Xét đến cùng, ông muốn giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là trong bối cảnh các cuộc thăm dò cho thấy ông đang trong thế giằng co sít sao với bà Harris trong một cuộc đua mà vốn dĩ những lợi thế chính sách về các ưu tiên hàng đầu của cử tri như nền kinh tế và nhập cư giờ đây không còn nữa.

Sau màn tranh luận trên sân khấu ABC News ngày 10/9, Phó Tổng thống Harris nói với người ủng hộ rằng bà và ông Trump nợ cử tri một cuộc tranh luận khác. Động thái của ông Trump đã khiến chiến dịch tranh cử của bà nghĩ rằng cựu tổng thống đang sợ tranh luận.

Rõ ràng, ông Trump thường là người hay thay đổi quyết định. Nhưng tuyên bố của ông về việc sẽ không có cuộc tranh luận nào khác với bà Harris lần này có vẻ cứng rắn hơn nhiều so với nhiều tuyên bố trước đây của ông.

Bryan Lanza, cố vấn cấp cao của chiến dịch tranh cử Donald Trump, nhấn mạnh tuyên bố của ông Trump không tham gia tranh luận là một quyết định mang tính chiến thuật.

"Không phải vì sợ hãi mà là vì ưu tiên của chúng tôi khi cuộc bầu cử kết thúc. Chúng tôi có nhiều cơ hội hơn thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp - thông qua các sự kiện tập hợp, thông qua việc đến các tiểu bang và tạo ra tác động - hơn là tham gia vào một cuộc tranh luận gây bất lợi cho Tổng thống Trump", cố vấn Bryan nói trên chương trình "The Situation Room" của CNN.

Trong khi đó, Alyssa Farah Griffin, một bình luận viên của CNN từng là giám đốc truyền thông Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Trump, đã dự đoán một kịch bản mà cựu tổng thống có thể thay đổi suy nghĩ trong bối cảnh Ngày bầu cử đang đến gần.

"Tôi dự đoán ông ấy có thể thay đổi thái độ về vấn đề này. Nếu màn thể hiện của bà Kamala Harris tại sân khấu tranh luận giúp bà chiếm được ưu thế trong các cuộc thăm dò ý kiến, có thể trong vài tuần tới, ông Donald Trump sẽ lại thách thức bà ấy tranh luận tiếp. Ông ấy có thể cần một khoảnh khắc lớn để duy trì khả năng cạnh tranh với bà ấy”, bình luận viên Griffin nhận định.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.