Mái nhà chung cho những mảnh đời bất hạnh

[Ngày Nay] - Với tình thương, sự rộng lượng bao dung của những vị sư cô vừa làm cha, vừa làm mẹ, hàng trăm số phận kém may mắn tưởng như bị cuộc đời chối bỏ đã lớn lên và trưởng thành...
Sư cô Minh Tú (giữa) là người đánh dấu cho sự ra đời của mái ấm chùa Đức Sơn.
Sư cô Minh Tú (giữa) là người đánh dấu cho sự ra đời của mái ấm chùa Đức Sơn.

Đó là câu chuyện về mái ấm chùa Đức Sơn (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế), nơi cưu mang hàng trăm trẻ mồ côi khắp gần xa.

Có một điều đặc biệt khác, vì các cháu đang tuổi ăn, tuổi lớn, để đảm bảo về sức khỏe, sự phát triển, ngoài những bữa ăn chay của các sư cô thì ở chùa còn có “những bữa cơm có thịt” dành cho các cháu.

Những sư cô làm cha, mẹ

Khi được hỏi về “mối lương duyên” này, sư cô Thích Nữ Minh Tú, Trụ trì chùa Đức Sơn nhớ lại, vào một ngày mùa đông năm 1986, ai đó để lại một em bé đỏ hỏn quấn trong một cái chăn đặt trước cửa chùa. Mặc dù là người tu hành quyết tâm trút bỏ hỉ nộ bụi trần, nhưng vì tình thương, nỗi cảm thông với nỗi đau thế thái, sư cô đã bế em vào chùa để chăm sóc, nuôi dưỡng. Quyết định đó chính là cột mốc đánh dấu sự ra đời của một mái nhà tình thương nơi cửa Phật. Ban đầu, mái ấm chùa Đức Sơn nhận nuôi một cháu, rồi hai cháu, ba cháu. Đến nay, chùa đang nuôi dưỡng 150 em mồ côi, con nhà nghèo với đủ lứa lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến tuổi trưởng thành đều có cả.

Mái nhà chung cho những mảnh đời bất hạnh ảnh 1

Các em nhỏ được chăm sóc kỹ như những người con ruột trong gia đình.

Những ngày đầu khi chùa Đức Sơn trở thành nơi nương nhờ của những phận đời cơ nhỡ, các sư cô ở đây đã gặp muôn vàn khó khăn. Những người bố, người mẹ bình thường chăm sóc con cái đã khó thì đối với những sư cô chỉ quen với tiếng chuông chùa, kinh Phật chốn thiền môn lại khó hơn gấp trăm lần. Những ngày đó, các sư cô ở chùa ăn sắn trộn cơm để dành tiền mua sữa cho các cháu nhỏ. Có những lúc kinh tế khó khăn, khi nấu cơm các sư cô lại chắt nước cơm cho các cháu “cầm cự” qua những giai đoạn khó khăn nhất.

Mái nhà chung cho những mảnh đời bất hạnh ảnh 2

Dù bị bố mẹ bỏ rơi, các em luôn được các sư cô yêu thương, chăm sóc.

Qua thời gian, tiếng lành về những sư cô dang rộng vòng tay chăm dưỡng những trẻ em mồ côi, nghèo khó lan tỏa; ngày càng có nhiều nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện tìm đến chùa động viên hỗ trợ. Cộng thêm sự cố gắng nỗ lực của các sư cô, đến nay mái ấm chùa Đức Sơn đã trở thành một địa chỉ tiếp nhận, nuôi dưỡng những trẻ em nghèo, mồ côi đáng tin cậy và được rất nhiều người biết đến.

“Mong muốn lớn nhất của chùa là cố gắng làm sao để mỗi em sau này khi ra đời đều có tri thức, có nghề nghiệp, đều được nên người. Các ni sư, sư cô ở chùa như phân, đất và nước. Còn các em như loài hoa biết nói, biết cười. Chính tình yêu thương và sự che chở của mọi người như ánh mặt trời chiếu rọi để cho những mầm cây vươn lên và nở hoa...”, sư cô Minh Tú chia sẻ.

Ngôi nhà hạnh phúc

Theo sư cô Minh Tú, nhiều trẻ đến đây hầu như không có họ tên, quê quán, ngày sinh… nên các sư cô đặt tên theo họ của Đức Phật. Các bé trai đặt họ là “Cù thiện”, các bé gái là “Kiều thiện”. Đặt vậy cũng là mong muốn các cháu sau này lớn lên sẽ luôn hướng thiện, trưởng thành và sống có ích cho xã hội. Nhưng không phải vì vậy mà các ni sư buộc các em phải tu tập theo chùa.

Mái nhà chung cho những mảnh đời bất hạnh ảnh 3

Về nơi ăn chốn ở, nhà chùa căn cứ vào độ tuổi, nam nữ, các cháu sơ sinh, khuyết tật,… để bố trí phù hợp giúp các cháu có môi trường sinh hoạt, học tập thích hợp nhất. Sau những giờ theo học ở trường, về chùa các em còn được học thêm do các sư cô hoặc các bạn tình nguyện viên dạy, được học võ, học bơi, học đàn, học nhạc,… tất cả với một mục đích tạo cho các cháu có có thêm kĩ năng sống, phát triển như các bạn đồng trang lứa. Phụ giúp các sư cô chăm sóc các em nhỏ, Hồ Thị Lài (18 tuổi) cho biết, em cũng như nhiều bạn ở đây, đều bị bố mẹ bỏ rơi thuở mới lọt lòng và được các sư cô cưu mang, nuôi dưỡng. Từ nhỏ đã không biết bố mẹ đẻ của mình là ai nên lâu nay em cũng như các bạn ở đây đã xem các sư cô ở chùa chính là những người mẹ hiền.

“Ở đây các sư cô luôn quan tâm chúng em từng bữa ăn, giấc ngủ, chia sẻ mọi chuyện vui buồn trong cuộc sống. Năm nay em chuẩn bị thi đại học, biết em ước mơ làm bác sỹ nên các sư cô cũng là người định hướng, tư vấn để em lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mình...”, Lài tươi cười chia sẻ. Cứ thế hơn 30 năm qua, câu chuyện những người mẹ mặc áo nâu sòng ở mái ấm chùa Đức Sơn đã làm lay động biết bao người. Chính lòng vị tha, tình yêu thương vô điều kiện của các sư cô đã giúp hàng trăm phận đời kém may mắn vượt lên những nghịch cảnh để hòa nhập với cuộc đời. Họ là những tấm gương sáng, tốt đời, đẹp đạo nơi mảnh đất Cố đô...

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.