Mang Then đến trời Tây

(Ngày Nay) -Tất thảy 6 thầy trò nhà Then xứ Lạng và Boong Hây (Cao Bằng) khăn gói lên đường, mang cả không gian Then cổ vùng núi phía Bắc nước Việt vượt trên 12.000 km đến Paris biểu diễn. Trời Tây bỗng rộn ràng tiếng đàn tính, tiếng xóc nhạc ngựa hí và hương tỏa từ ban thờ nghi ngút ngát thơm đắm say lòng người.
 
Không gian Then huyền bí ở Paris. Ảnh: Thanh Bách.
Không gian Then huyền bí ở Paris. Ảnh: Thanh Bách.

Đoàn nghệ nhân Lạng Sơn, Cao Bằng do nghệ sỹ ưu tú Triệu Thủy Tiên, 65 tuổi, dân tộc Nùng, Chủ nhiệm CLB đàn hát dân ca xứ Lạng dẫn đầu tham dự lễ hội De L’Imaginaire do Viện Văn hóa thế giới Paris (Pháp) mời. Đây là một hoạt động  hàng năm của Pháp nhằm tôn vinh các hình thức biểu diễn và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể cũng như đa dạng văn hóa. Lễ hội có uy tín quốc tế cao và có nhiều đóng góp trong giữ gìn bản sắc các dân tộc.

“Then ba lô”

Trở về quê nhà sau 4 ngày lưu diễn đúng dịp hoa lê, hoa mận nở trắng núi đồi xứ Lạng, nghệ sỹ Triệu Thủy Tiên vẫn còn cảm giác lâng lâng về chuyến đi ấn tượng và có phần... hú vía.

Theo lời kể của bà Tiên, sau khi nhận được giấy mời của phía bạn, nhóm tập hợp lực lượng gồm những nghệ nhân có danh tiếng ở Lạng Sơn và Cao Bằng tổng cộng 6 người. Trẻ nhất 26 tuổi, cao niên tuổi 75.

Nửa tháng luyện tập, lắp ráp chương trình gồm 12 tiết mục múa, hát, nhạc, dân ca, dân vũ với thời lượng 75 phút/ buổi trình diễn. Tất cả đều là trích đoạn Then cổ, đậm đà bản sắc dân tộc vùng miền về khát vọng, đời sống tâm linh của người dân miền núi phía Bắc.

“Diễn xướng “Tẳng Tưởng” (đón tướng) do nghệ nhân Chu Văn Minh (27 tuổi, dân tộc Nùng) biểu diễn có đoạn nuốt que hương đang cháy rực vào miệng. Trò diễn mang âm hưởng “phù thủy” này làm người xem tròn xoe mắt đắm say và thán phục”.

“Sau khi hoàn tất thủ tục, chúng tôi rời quê hương với tinh thần 3 không: Không phiên dịch, không ngoại ngữ và không luôn ngoại tệ. Thế nhưng, chúng tôi tâm niệm sẽ có những âm binh theo dõi, giúp đỡ nên cứ liều một phen... đi Tây”. Bà Triệu Thủy Tiên kể.

Đúng như bà Tiên nói, ngay tại sân bay quốc tế Nội Bài, thấy một đoàn lố nhố mặc quần áo thổ cẩm, tay xách nách mang lỉnh kỉnh những đạo cụ như đàn tính, xóc nhạc váng chóe đã khiến những người trong phòng chờ máy bay chú ý. Họ tò mò, lân la đến hỏi chuyện. Trong đó có một cô gái trẻ tên là Nguyệt, là sinh viên đang du học tại Pháp. Nguyệt thích thú khi biết nhóm nghệ nhân đến từ miền núi xứ Lạng “tự túc” đến trời Tây với hành trang là niềm đam mê.

Sau đó, Nguyệt trở thành “phiên dịch viên” cho đoàn.

Khi ngồi yên chỗ trên máy bay, mọi người lo lắng vì hành lý mang theo rất nhiều, nào là hàng chục kg hàng mã, đạo cụ lạ mắt cùng 200 phong bánh khảo, bánh Khẩu Si (bánh bỏng đặc trưng của người Tày), không biết Hải quan nước Pháp có hiểu và cho thông quan hay không?

Cuối cùng thì mọi việc cũng thuận buồm xuôi gió.

Mang Then đến trời Tây ảnh 1

Sắc Việt trong tâm thủ đô nước Pháp. Ảnh: Thanh Bách.

Rộn Then giữa trời Tây

Thầy trò bà Tiên đến sân bay Paris lúc trời nhá nhem tối. Thời tiết lạnh âm 2 độ C, tuy vậy ai nấy đều rạo rực, háo hức. Theo bà Tiên, cảm giác ấm lòng xen niềm vui khi nhìn thấy biển chữ bằng tiếng Việt: “Nhóm Then Tày Lạng Sơn” trong số người đi đón. Đại diện Viện văn hóa thế giới Paris đưa đoàn đến một khách sạn ở trung tâm thủ đô nước Pháp nghỉ ngơi.

Chiều hôm sau, đoàn được đưa đến một trung tâm nghệ thuật biểu diễn rộng khoảng 100m2, có sức chứa 200 người, gần khách sạn. Không gian sân khấu gần gũi khán giả, không có micrô, phù hợp với trình diễn nghi lễ Then. “Sau khi trang trí nơi biểu diễn theo đúng phong cách bàn thờ nhà Then với các đồ mã, bát hương, dây tiền, chúng tôi mở màn và phiêu ngay từ giây phút đầu tiên”. Bà Tiên nói.

Mang Then đến trời Tây ảnh 2

Là người "có căn", biểu diễn rất phiêu. Ảnh: Duy Chiến.

12 tiết mục trình diễn trong chương trình của 6 nghệ nhân đều ăn khớp, hòa quyện với nhau. Tất cả nghệ nhân đều có khả năng sử dụng đàn tính điêu luyện cũng như trình diễn dân ca, dân vũ nhuần nhuyễn tạo ấn tượng mạnh cho người xem. Khán giả vỗ tay không ngớt mỗi khi kết thúc tiết mục.

Khán giả Pháp thích thú với diễn xướng “Tẳng Tưởng” (đón tướng) hay các tiết mục “Múa chầu cầu an”, “Vun gốc hoa”, diễn binh mã Then...

“Không chỉ thưởng thức âm nhạc, khán giả còn được các Then đến tận chỗ ngồi tặng những phong bánh khảo, khẩu si đa màu sắc. Mỗi lần làm Then xong, các “đệ tử” và mọi người đều được “ban lộc”. Đó là nét truyền thống bao đời nay của Then cổ Tày- Nùng Lạng Sơn”. Nghệ nhân Nông Thị Lìn cho biết.

Mang Then đến trời Tây ảnh 3

Các nghệ nhân đều sử dụng đàn Tính điêu luyện. Ảnh: Duy Chiến.

Dạt dào tình quê hương

Tại Paris, có hai buổi biểu diễn và một cuộc hội thảo dành cho các nghệ nhân Tày- Nùng xứ Lạng. Các hoạt động này đều đầy ắp khán giả.

Theo bà Triệu Thủy Tiên, giá vé vào cửa xem biểu diễn Then cổ không phải rẻ (40 Euro/vé, khoảng trên 1 triệu VNĐ), nhưng chỗ ngồi lúc nào cũng chật kín người. Trong số này có nhiều người Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Ấn Độ, nhưng phần đông là Việt kiều đang định cư, làm việc tại Pháp.

Kết thúc chương trình, khán giả nấn ná không muốn về và họ ùa lên sân khấu nắm tay các nghệ nhân, xuýt xoa khen đàn giỏi, được sờ tận tay các nhạc cụ dân tộc và muốn hỏi thêm về Then tâm linh. Nhiều người xúc động và muốn khám phá thêm nét độc đáo của loại hình diễn xướng đậm chất tâm linh của người miền núi, biên giới Lạng Sơn.

Một cụ ông tên là Thái, năm nay trên 80 tuổi sống ở Paris, ông quê gốc ở Hà Nội, sang Pháp định cư, lấy vợ người bản địa tròn 60 năm nay. Hai vợ chồng ông có mặt trong hai buổi biểu diễn. Ông vô cùng xúc động, sung sướng rơi nước mắt khi lần đầu thưởng thức Then.

Lại có những Việt kiều mến mộ các nghệ nhân nên mang quà, hoa trái đến tặng đồng thời tình nguyện làm hướng dẫn viên du lịch đưa đoàn đi thăm thú những di tích, danh thắng ở Paris…

Trò chuyện với chúng tôi sau chuyến mang Then đi giới thiệu ở Paris, trong căn nhà ép mình dưới chân núi nàng Tô Thị ở TP Lạng Sơn, nhóm Then cổ Tày- Nùng xứ Lạng lại cất tiếng hát cùng cây đàn tính. Âm vang dội vào thành quách, núi rừng xa xa những câu dìu dặt: “Ké quả tàng nghìn tiểng Lượn Then/ Mừa lừa táng piến pền bao ón” (Già qua đường nghe tiếng Lượn Then/Về nhà như biến thành trai trẻ).

Xứ Lạng, ngày áp tết Mậu Tuất

Theo Tiền Phong
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.