Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mẫu vật giải trên xương đùi của loài khủng long mỏ vịt Brachylophosourus canadenis dài 9 mét được khai quật ở Montana vào năm 2007.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các mạch máu cấu tạo từ vật chất hữu cơ có nguồn gốc chính xác từ khủng long hay nó đã bị nhiễm từ các loại vi khuẩn và các thành phần khác trong hàng triệu năm.
Hiện tại, một số xét nghiệm cho thấy mẫu vật và những mạch máu gốc lâu đời nhất trên hồ sơ gắn với sự tồn tại của khủng long.
Phát hiện này sẽ hỗ trợ các bằng chứng cho thấy các cấu trúc hữu cơ như các mạch máu và tế bào có thể tồn tại hàng triệu năm mà không bị hóa thạch. Trong thực tế, các mạch máu mới chỉ là phần mới nhất của nhóm hóa thạch khủng long mỏ vịt được kiểm tra.
Mạch máu tồn tại suốt 80 triệu năm của khủng long mỏ vịt.
Các thành phần chính khác cũng đã được các chuyên gia nghiên cứu tại đại học Texas tiếp nhận, riêng các mạch máu đang được nghiên cứu cô lập. Các dự án mới cho phép các nhà nghiên cứu tập trung vào các mạch máu giữ protein để lưu giữ thông tin tiến hóa.
Để nghiên cứu, chuyên gia đã khử khoáng một mảnh xương chân và nghiên cứu nó với độ phân giải cao quang phổ khối. Kỹ thuật này sử dụng công cụ cân nhắc protein và peptid. Một trong những protein đã được tìm thấy trong các thành mạch máu của mẫu vật.
Các chuyên gia cũng đã thử nghiệm riêng biệt bằng sử dụng kháng thể để phát hiện các protein cụ thể trong một lát mỏng ở các mạch máu. Các kháng thể tiết lộ các protein tương tự mà các quang phổ kế đã làm, do đó xác nhận các kết quả.
Những thí nghiệm tương tự cũng đã được thử nghiệm ở xương gà và đà điểu, cả hai đều được coi là “họ hàng” của khủng long. Trong cả hai mẫu vật hiện đại và cổ xưa, các chuỗi peptide giống như những phân tử được tìm thấy trong các mạch máu.
“Nghiên cứu này phân tích trực tiếp các mạch máu đầu tiên của một sinh vật tuyệt chủng, cung cấp cho chúng ta một cơ hội tìm hiểu các loại protein và các mô có thể tồn tại và làm thế nào để chúng thay đổi trong quá trình hóa thạch”, tiến sĩ hóa học Cleland cho biết.
“Điều này sẽ cung cấp những con đường mới để theo đuổi câu hỏi liên quan đến những mối quan hệ tiến hóa của các sinh vật tuyệt chủng và xác định câu hỏi về những thay đổi đáng kể của protein và những thành phần phát sinh trong loài”.
Hình ảnh dựng lại một con khủng long mỏ vịt.
Hiện tại, các nhà khoa học đã giải trình một số lượng lớn các loại chim, cá và bộ gen cá sấu để có thêm thông tin về các loại protein được tạo ra bởi sinh vật. Dữ liệu này có thể sẽ lần lượt giúp các nhà khoa học tìm ra loại proten đã giúp khủng long sống sót trong hàng triệu năm.
“Một phần giá trị nghiên cứu này cho chúng ta cái nhìn sâu sắc vào cách các protein có thể sửa đổi và thay đổi hơn 80 triệu năm: Mary Schweitzer, nhà khảo cổ sinh vật học phân tử tại Đại học bang North Carolina, đồng tác giả nghiên cứu cho biết trong báo cáo.
“Điều này cho chúng ta biết không chỉ về cách bảo tồn các mô theo thời gian mà còn cung cấp khả năng nhìn vào cách các loài động vật thích nghi với môi trường khi còn sống”.
Tuệ Linh