Mẹ Việt ở Thụy Sỹ kể chuyện ngày khai giảng của con

Thời gian trôi thật nhanh. Mới đây thôi mà con gái đã lên lớp bốn, còn chàng trai của mẹ lên lớp hai. Nói nhanh hơn nữa chắc bởi mấy năm trường lớp ở Thụy Sỹ thật nhẹ nhàng, chưa bao giờ là áp lực hay gánh nặng với mẹ.
Mẹ Việt ở Thụy Sỹ kể chuyện ngày khai giảng của con

Năm đầu tiên mới chân ướt chân ráo chuyển từ Ý qua đi xin học cho con, cứ nghĩ là sẽ gặp nhiều khó khăn vì là người nuớc ngoài. Thế nhưng không ngờ tất cả những gì mẹ cần làm là mang giấy khai sinh và cung cấp một số thông tin cơ bản để nhà trường có thể liên hệ. Thủ tục đơn giản tới mức ngỡ ngàng.

Chỉ còn mấy ngày nữa là khai giảng năm học mới của hai con. Không khí bận rộn khẩn trương lo lắng mua sắm sách vở quần áo không hề có ở nơi này.

Tất cả mọi thứ đuợc trường cung cấp miễn phí hoàn toàn. Như mọi năm, mẹ sẽ lại dắt tay các con tung tăng tới trường, không tay xách nách mang, không lo âu về những bài học hóc búa phía truớc.

Mẹ Việt ở Thụy Sỹ kể chuyện ngày khai giảng của con - anh 1

Hai người con của tác giả trong ngày tới trường. Ảnh: Tác giả cung cấp

Sau một mùa hè vui chơi thỏa thích các con chuẩn bị tinh thần đi học hết sức thoải mái.

Hầu hết trẻ em đuợc đi thăm quan, nghỉ mát ở biển hay leo núi một nơi nào cùng gia đình đúng nghĩa "nghỉ hè".

Đi chơi cũng là để học những điều mới lạ mà sách vở không thể thay thế được. Việc học thêm hay phụ đạo vào kì nghỉ không tồn tại ở học sinh tiểu học. Cha mẹ thuờng sắp xếp công việc để cùng đi với con cái, còn nếu không sẽ nhờ vả ông bà, người thân.

Trước khi nghỉ hè, mỗi con mang về một cuốn tập mỏng 15-20 trang là những bài toán, bài viết đơn giản nhằm mục đích ôn bài.

Con gái lớp 4có "nhiệm vụ" lớn hơn là đọc trọn vẹn một cuốn sách. Giáo viên thường xuyên khuyến khích học sinh khám phá thế giới bằng việc đọc sách. Đó là một phần quan trọng trong giáo trình giảng dạy mà hầu hết các con dù ít, dù nhiều cũng cảm nhận đuợc tầm quan trọng của việc đọc.

Thông thường, các con được tự do chọn sách yêu thích ở thư viện rồi sau đó đọc hiểu, có thể kể tóm tắt cho cả lớp cùng nghe nếu muốn.

Có lần, mẹ đến lớp con trai, thấy cô trò ngồi vòng tròn dưới đất, trên tay ai cũng có vài lá bài.

Hỏi ra mới biết cả lớp đang học toán cộng, trừ qua thông qua việc chơi. Cả lớp nói cười sảng khoái nhưng lại rất tập trung vào việc tính toán.

Điều lạ là các con không dập khuôn một loại sách giáo khoa nào. Thầy cô mỗi người một phương pháp và giáo án khác nhau miễn sao chất lượng và trình độ được bảo đảm. Trong lớp không ai có chức vụ gì vì thành viên nào cũng quan trọng như nhau. Chạy theo điểm số thành tích không bao giờ là mục tiêu.

Con trai dù mới học xong lớp 1 chữ viết nguệch ngạc nhưng cũng bắt đầu viết lại những hoạt động diễn ra trong mùa hè một cách ngắn gọn nhất để kể lại với bạn bè vào những ngày đầu tiên của năm học mới.

Mới hôm truớc bạn ấy viết một đoạn dù sai chính tả còn nhiều, đại loại rằng: "Hôm qua con đi công viên nuớc. Con bị uống nước nhiều lần. Con muốn bơi giỏi như bố của con...".

Được tự do sáng tạo trong việc học nên các con tỏ rõ năng lực của mình để từ đó thầy cô và cha mẹ hướng dẫn cho trẻ phù hợp.

Ở đây, học sinh lên cấp 3 là bắt đầu có những định hướng cho tương lai như học nghề mà mình yêu thích và có khả năng nhất.

Cánh cửa đại học không phải là con đường duy nhất để có tương lai và tiến thân. Mỗi nghề nghiệp đều có giá trị, được trân trọng đúng mức. Một người công nhân vệ sinh có cuộc sống không quá khác biệt với một nhân viên văn phòng là một ví dụ.

Chắc vì thế sức ép sách vở không đè nặng lên con trẻ. Nếu một người có năng khiếu làm bánh ngọt, anh ta không việc gì phải mất nhiều năm học vi tính hay triết học toán học mà sau này vẫn có thể sống tốt.

Thay vì nhiều năm trên giảng đường, anh ta sẽ bỏ công sức sáng tạo và làm tốt những chiếc bánh. Điều này có nghĩa là ở Thụy Sỹ họ không lãng phí thời gian, chất xám, công sức của các bạn trẻ. Việc học là quan trọng nhưng áp dụng chúng vào cuộc sống một cách có hiệu quả còn quan trọng hơn.

Là người đã từng trải qua những áp lực quá sức trong học tập trong năm học mới, mẹ chỉ mong hai con mình tiếp tục mỗi ngày đi học là một ngày vui, đón chào những khám phá mới thật hân hoan và đầy năng lượng.

Xem thêm:

- 3 điều giản dị nước Nhật dạy học sinh ngày khai giảng

- 5 bí kíp giúp con bước vào năm học mới thật nhẹ nhàng

Theo Vietnamnet

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).