Môi trường khắc nghiệt của thể thao điện tử Hàn Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàn Quốc được coi là cái nôi của bộ môn thể thao điện tử, nhưng ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD này vẫn bị xã hội "dè bỉu". Các tuyển thủ trong ngành này đã nỗ lực không ngừng để thay đổi định kiến đó trong xã hội, và tìm kiếm những cơ hội để đạt được thành công.
Môi trường khắc nghiệt của thể thao điện tử Hàn Quốc

Mỗi năm, hàng nghìn thanh niên Hàn Quốc cạnh tranh để gia nhập các đội thể thao điện tử chuyên nghiệp, nhưng chỉ một số ít vượt qua được các kỳ sát hạch.

“Ở Hàn Quốc, các tuyển thủ phải luyện tập nghiêm túc hàng trăm giờ tại nhà, vì nếu họ ảnh hưởng đến cả đội, họ có thể bị trục xuất,” Jeon Dong-jin, người đứng đầu công ty phát triển trò chơi điện tử Blizzard Entertainment, cho biết.

So với các quốc gia khác trên thế giới, ngành game của Hàn Quốc phát triển sớm hơn và nhanh hơn nhiều. Khi bắt đầu tiếp cận với mạng Internet tốc độ cao vào cuối những năm 1990, nước này này đã chứng kiến ​​sự gia tăng chóng mặt các quán cà phê điện tử.

Nằm dưới những tầng hầm u tối, những tiệm game này chính là nơi diễn ra các giải đấu không chính thức của những người game thủ không chuyên. Đến năm 2000, các cuộc thi đấu trực tuyến đã được phát sóng trên các kênh truyền hình của Hàn Quốc – quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa bộ môn này lên sóng truyền hình.

Thể thao điện tử hiện là công việc phổ biến thứ 5 đối với sinh viên Hàn Quốc, sau các ngành nghề như vận động viên, bác sĩ, giáo viên và người sáng tạo nội dung kỹ thuật số, theo một cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục nước này hồi năm ngoái. Nhiều khả năng bộ môn này sẽ góp mặt trong Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) vào năm 2022.

Những game thủ hàng đầu như Lee Sang-hyeok, người có biệt danh là "Faker", nhận được rất nhiều sự hâm mộ của giới trẻ và sở hữu khối tài sản khổng lồ chẳng kém cạnh các ngôi sao, thần tượng K-pop.

Môi trường khắc nghiệt của thể thao điện tử Hàn Quốc ảnh 1

Các quán cà phê điện tử là tụ điểm giải trí lý tưởng của thanh niên Hàn Quốc. Ảnh: NY Times

Mỗi video phát trực tiếp của các game thủ nổi tiếng đều thu hút hàng triệu lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội. Trước đại dịch, nhiều người hâm mộ đã đến trực tiếp các đấu trường thể thao điện tử để cỗ vũ, tạo ra bầu không khí sôi động không kém các buổi hòa nhạc.

Game dường như có sự hấp dẫn đặc biệt khiến những người trẻ xứ Hàn không thể cưỡng lại được. Nhiều bậc phụ huynh đã đưa con em mình đến gặp các bác sĩ tư vấn tâm lý để giúp chúng cai nghiện game hoặc đến các trại huấn luyện để thay đổi tư duy, rèn luyện bản thân ở một môi trường nghiêm khắc hơn.

Hiện nay, tại Hàn Quốc chỉ có 10 đội với tổng cộng 200 thành viên tham gia bộ môn League of Legends (tựa Việt là Liên Minh Huyền Thoại) – trò chơi phổ biến nhất tại nước này. Những người không đủ khả năng để đi tiếp con đường trở thành tuyển thủ chuyên nghiệp thường có rất ít lựa chọn thay thế, họ chẳng biết phải làm gì khác ngoài chơi game.

Các game thủ thường tự nhận thức được những hạn chế của bản thân, họ khó có thể tìm kiếm một việc làm bởi đa phần, họ đều không có bằng cấp và chỉ mới học hết trung học. Khác với một số trường đại học tại Mỹ, các trường tại Hàn Quốc không tuyển sinh dựa trên kỹ năng thể thao điện tử.

Trước thực trạng đó, công ty thể thao điện tử Gen.G, có trụ sở tại California, đã mở Học viện Thể thao điện tử Gen.G Elite tại Seoul vào năm 2019, nhằm giúp các game thủ có được nhiều cơ hội hơn, và vượt qua được những thách thức trên con đường theo đuổi bộ môn này.

“Hầu hết trong số họ đều là những tài năng thực thụ. Có thể thấy rằng, Hàn Quốc vẫn là thánh địa của bộ môn thể thao điện tử”, Giám đốc chương trình tại học viện Gen.G Joseph Baek, nhấn mạnh.

Học viện này đào tạo các học viên trở nên ngày càng chuyên nghiệp hơn, cũng như giúp những người yêu thích chơi game có cơ hội để trở thành những người phát trực tuyến (streamer), các nhà phân tích dữ liệu.

Môi trường khắc nghiệt của thể thao điện tử Hàn Quốc ảnh 2

Một lớp học tiếng Anh tại Elite Open School. Ảnh: NY Times

Kết hợp cùng với công ty giáo dục Elite Open School, học viện này đã mở một chương trình đào tạo sử dụng tiếng Anh để học viên có cơ hội lấy bằng tốt nghiệp trung học của Mỹ, từ đó có thể nộp đơn xin nhập học vào các trường đại học ở nước này với các chương trình học bổng dành cho bộ môn thể thao điện tử.

Ở các học viện thể thao điện tử tại Hàn Quốc, các huấn luyện viên sẽ giúp học viên luyện tập, học cách vượt qua đối thủ trong một thế giới ảo với đầy rẫy "quái vật và những cuộc phục kích". Sau giờ học kết thúc vào lúc 5 giờ chiều, các game thủ tương lai vẫn tiếp tục luyện tập không ngừng, thậm chí là đến đêm khuya.

“Tôi chỉ ngủ 3-4 tiếng mỗi ngày”, Kim Min-soo, 17 tuổi, một học sinh phải đeo nẹp quanh tay để giảm đau do chơi game quá nhiều, cho biết. “Nhưng tôi muốn trở thành một ngôi sao, một game thủ thực thụ. Tôi mơ ước mình sẽ được tham gia trong một đấu trường thể thao điện tử chật kín người hâm mộ".

Gen.G – chương trình đầu tiên đào tạo, huấn luyện các cá nhân yêu thích bộ môn này tại Hàn Quốc, đã giúp một số người thuyết phục được cha mẹ của họ rằng rằng lựa chọn đi theo con đường thể thao điện tử là đúng đắn.

Vào năm 2019, Kim Hyeon-yeong – một học sinh đang theo học trung học, đã dành 10 giờ đồng hồ mỗi ngày để chơi Liên Minh Huyền Thoại, cũng chính vì vậy mà kỹ năng của cậu ấy cũng tiến bộ hơn rất nhiều. Một thời gian sau, Kim quyết định bỏ học để phấn đấu trở thành một tuyển chuyên nghiệp.

Môi trường khắc nghiệt của thể thao điện tử Hàn Quốc ảnh 3

Các thực tập sinh tại Gen.G có một thời khóa biểu dày đặc các giờ tập luyện. Ảnh: NY Times

“Bố mẹ tôi hoàn toàn phản đối điều đó. Nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi sẽ không hối hận vì lựa chọn của mình, bởi vì đây là thứ tôi muốn cố gắng, muốn theo đuổi, và muốn cống hiến tất cả những gì tôi có”, Kim cho biết.

Sau khi nghiên cứu chương trình Gen.G với mức chi phí 25.000 USD/năm, Kim dẫn mẹ của mình đến học viện để thuyết phục bà rằng bản thân có thể thành công với tư cách là một chuyên gia thể thao điện tử. Cậu ấy đã vượt qua mọi rào cản bằng cách đăng ký nhập học và trúng tuyển vào Đại học Kentucky, dựa trên kỹ năng chơi game trực tuyến của mình.

Anthony Bazire, một cựu học viên 22 tuổi đến từ Pháp của Học viện Gen.G, cho biết bản thân chọn Hàn Quốc là nơi rèn luyện, trau dồi các kỹ năng của mình vì biết rằng đất nước này sở hữu những game thủ giỏi nhất. Đa phần những người đoạt giải cao nhất trong các giải đấu game Liên Minh Huyền Thoại, Overwatch và StarCraft II đều là người Hàn Quốc.

“Khi bạn thấy mọi người xung quang đều luyện tập chăm chỉ, điều đó sẽ thúc đẩy bạn cố gắng, nỗ lực hơn nữa”, Bazire chia sẻ.

Môi trường khắc nghiệt của thể thao điện tử Hàn Quốc ảnh 4

Giải vô địch thế giới Liên minh huyền thoại tổ chức tại Bexco Auditorium ở Busan năm 2014. Ảnh: NY Times

Bazire hiện gia nhập đội tuyển Liên Minh Huyền Thoại của Gen.G với tư cách là một tuyển thủ thực tập sinh hồi tháng 3. Họ cùng nhau tập luyện tới 18 giờ mỗi ngày, con số này nhiều hơn khoảng 60-70% so với những tuyển thủ tại Pháp.

Nhưng trở thành một thực tập sinh không thể đảm bảo một chỗ đứng vững chắc của họ trong thế giới này. Họ sẽ phải nỗ lực vượt qua giải hạng hai để được tham gia vào các giải đấu chính – nơi các tuyển thủ chuyên nghiệp được trả mức lương trung bình lên đến 200.000 USD/năm, chưa kể tiền thưởng và các hợp đồng tài trợ khác.

Trước sự cạnh tranh của những tài năng trẻ hơn, nhanh nhẹn hơn và dễ dàng bắt kịp xu hướng, "hoàng hôn sự nghiệp" của hầu hết các vận động viên thể thao điện tử ở Hàn Quốc thường là lúc họ bước sang tuổi 26 – cũng là độ tuổi mà họ phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc tại nước này.

Theo New York Times
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?