Thanh niên Hàn Quốc và vấn đề chính trị

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thanh niên là bộ phận quan trọng của một xã hội đang vận hành, sự tham gia của họ giúp tạo ra một nền dân chủ sôi nổi. Những người trẻ tuổi có khả năng lật đổ chủ nghĩa độc đoán và đem đến sự thay đổi. Nếu họ bị tước quyền hoạt động hoặc không hứng thú tham gia vào lĩnh vực chính trị, nếu tiếng nói của họ bị mất đi, thì toàn xã hội phải gánh chịu hậu quả. 
(Ảnh: The Korea Times)
(Ảnh: The Korea Times)

Nếu lớp thanh niên cảm thấy rằng tiếng nói của họ không được lắng nghe và coi trọng, họ thường sẽ bỏ qua các cuộc trò chuyện chính trị. Vấn đề sau đó sẽ trở thành một vòng tròn luẩn quẩn, nếu các chính trị gia cảm thấy không thể thu được phiếu bầu từ bộ phận dân chúng này, họ sẽ không tìm cách thu hút hoặc quan tâm đến mong muốn của người trẻ.

Một bộ phận trong xã hội Hàn Quốc không tin tưởng vào giới trẻ, với định kiến rằng người trẻ thường "duy tâm, nóng nảy, cấp tiến và thiếu sự khôn ngoan đi kèm với nếp nhăn, đầu gối cứng và tóc bạc". Tuy nhiên, những khuôn mẫu và sự ái ngại tương tự cũng có thể dễ dàng đặt vào hình ảnh của thế hệ lớn tuổi, như những người "giáo điều, cứng đầu và bị điều khiển bởi truyền thống và tư lợi".

Nền chính trị Hàn Quốc trong một thời gian dài đã duy trì chế độ dân chủ một nhà nước do những người già cai quản. Phần lớn điều này bị ảnh hưởng bởi các thực hành và niềm tin Nho giáo coi trọng tuổi tác cũng như nhiều trở ngại pháp lý, bao gồm cả việc sửa đổi hiến pháp lần thứ năm do chính phủ quân sự của Park Chung-hee ban hành năm 1962 quy định tổng thống Hàn Quốc phải từ 40 tuổi trở lên. Độ tuổi trung bình của tất cả 12 Tổng thống Hàn Quốc khi rời nhiệm sở là 67 tuổi, người lớn tuổi nhất là Syngman Rhee 85 tuổi và người trẻ nhất là Chun Doo-hwan 58 tuổi.

Hiện tại, có rất nhiều điều đã thay đổi so với thời chế độ quân sự: các nhạc sĩ không còn bị buộc viết những lời lẽ yêu nước trong album của mình, mọi người được phép tự do nói lên chính kiến.

Thanh niên Hàn Quốc và vấn đề chính trị ảnh 1

Tổng thống Moon Jae-in nhận một món quà từ nhóm BTS trong Ngày Thanh niên 2020. (Ảnh: The Korea Herald)

Nhưng liệu những người trẻ có được trao cơ hội nhiều hơn để thay đổi Hàn Quốc trong tương lai không?

Độ tuổi trung bình của 300 chính trị gia được bầu trong cuộc bầu cử gần đây nhất là 54,8 tuổi, trong đó các nhà lập pháp ở độ tuổi 20 và 30 chỉ chiếm 4,3%. Hầu hết trong số họ đều giàu có một cách đáng ngạc nhiên: một nhà lập pháp trung bình được cho là có tài sản 2,2 tỷ won. Vì vậy, trong khi nhiều người trẻ phải vật lộn để kiếm tiền, việc làm, nhà ở giá cả phải chăng, thì nhiều đại biểu được bầu lại sống một cuộc sống hoàn toàn khác.

Hôm 11/6, ông Lee Jun-seok (36 tuổi) đã trở thành Chủ tịch trẻ nhất của Đảng Sức mạnh Nhân dân. Một cuộc khảo sát gần đây của Realmeter với 2.000 người trưởng thành cho thấy chỉ hơn 40% ủng hộ Đảng đối lập bảo thủ và chỉ 28,6% ủng hộ Đảng dân chủ cầm quyền. Tổng thống Moon Jae-in đã lên tiếng chúc mừng chiến thắng của ông Lee và hy vọng điều này báo hiệu một sự thay đổi không chỉ đối với chính trường Hàn Quốc mà còn trên phạm vi cả nước. Sự xuất hiện của ông Lee sẽ khuyến khích các bên khác xem xét làm điều tương tự. Nếu phe bảo thủ tranh cử với một thanh niên ở độ tuổi 30, thì phe dân chủ và các đảng phái khác nhiều khả năng sẽ nói về việc thúc đẩy sức trẻ, thách thức đối thủ của mình.

Thanh niên Hàn Quốc và vấn đề chính trị ảnh 2

Ông Lee Jun-seok là Chủ tịch trẻ tuổi nhất của Đảng Sức mạnh nhân dân (PPP) - đảng đối lập chính của Hàn Quốc ở tuổi 36. (Ảnh: AFP)

Bà Kang Min-jin, 26 tuổi, thuộc Đảng Công lý đã kêu gọi lực lượng thanh niên tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực chính trị và cùng lên tiếng chống lại các hành vi tham nhũng. Bà Jang Hye-young, 34 tuổi, từ lâu đã trở thành tiếng nói cho những người bị áp bức và thiếu đặc quyền. Hạ nghị sĩ Ryu Ho-jeong, 28 tuổi, hôm 16/6 cũng đã xuống đường biểu tình đòi quyền lợi cho những người có hình xăm và những người kiếm sống bằng nghề này, kiến nghị sửa đổi định nghĩa về xăm mình trong luật pháp Hàn Quốc và yêu cầu các thợ xăm đạt chứng chỉ phải hành nghề dưới sự quản lý của Bộ Y tế và Phúc lợi nước này. Trong cuộc họp báo diễn ra tại bãi cỏ của Quốc hội, bà Ryu đã để lộ những hình xăm của chính mình.

Thanh niên Hàn Quốc và vấn đề chính trị ảnh 3

Hạ nghị sĩ Ryu Ho-jeong cùng nhóm thợ xăm giơ cao các băng rôn biểu tình đòi quyền lợi.

Những người trẻ tuổi trong xã hội thường thấy mình bị gạt ra ngoài lề về chính trị và quá trình ra quyết định, được coi là thiếu các kỹ năng và kinh nghiệm để mang lại sự thay đổi có ý nghĩa và quan trọng. Nhưng họ có thể là một lực lượng xã hội sáng tạo và là nguồn cảm hứng để đổi mới đất nước theo hướng năng động hơn. Thanh niên của đất nước có thể đóng vai trò như một chất xúc tác để hình dung lại hệ thống chính trị của quốc gia, sự chênh lệch kinh tế và các giá trị xã hội.

Tiến sĩ David A. Tizzard nhận xét: "Không có khả năng các chính trị gia cao tuổi sẽ tự nguyện giao những vị trí quyền lực này cho giới trẻ Hàn Quốc - thay vào đó họ sẽ phải đứng lên và yêu cầu những gì xứng đáng có được. Đây là hành động cần được khuyến khích nếu xã hội thực sự coi trọng nền dân chủ. Đừng nói với những người trẻ rằng tiếng nói của họ vô nghĩa hay không quan trọng", ông khẳng định sự tham gia của giới trẻ vào chính trường chắc chắn sẽ mang lại kết quả "tốt cho Hàn Quốc và tương lai."

Theo The Korea Times
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.