Theo một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyến thăm Mỹ của Đại sứ Hoa Kỳ tại Johannesburg đã nhấn mạnh những lo ngại liên tục của Mỹ đối với các mối quan hệ giữa Triều Tiên và Myanmar.
"Đó là một cơ hội để thông báo rằng bất kỳ sự tham gia nào của Bắc Triều Tiên, đặc biệt là sự tham gia quân sự, đều không có tác dụng đối với việc chấm dứt mối đe doạ mà Triều Tiên đặt ra cho khu vực và thế giới", một quan chức cho hay.
Quan chức này đã từ chối nêu rõ sự hợp tác quân sự giữa Triều Tiên và Myanmar.
Hiện phía đại sứ quán Myanmar tại Washington chưa đưa ra lời bình luận nào về vấn đề này.
Quan chức này cho biết các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong năm nay chống lại quân đội Myanmar là nhằm "phản ánh mối quan tâm lâu dài" về các hoạt động của quân đội nước này với Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un |
Myanmar nhấn mạnh rằng các thỏa thuận vũ khí và các quan hệ quân sự khác với Triều Tiên đã dừng lại trước khi Myanmar chuyển sang một chính phủ mới vào năm 2011.
Quân đội Myanmar trong quá khứ đã nhập khẩu vũ khí của Bắc Triều Tiên và nhân viên Triều Tiên cũng làm việc tại Myanmar, hai cựu quan chức Mỹ nói.
Các quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ đã không loại trừ khả năng áp đặt thêm các biện pháp liên quan đến Bắc Triều Tiên ở Myanmar. "Nếu tình hình trở nên quá nghiêm trọng đối với lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta, sẽ có rất nhiều biện pháp xử lý, bao gồm cả các lệnh trừng phạt."
Tuy nhiên, bây giờ, Washington đã dựa chủ yếu vào chính sách ngoại giao trong quan hệ với Myanmar, một nước giàu tài nguyên và ó vị trí chiến lược mà Washington đang muốn tách khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng rất khó để tiến tới việc bình thường hóa các mối quan hệ của Mỹ với Myanmar cho đến khi Washington được thuyết phục về việc chấm dứt mối quan hệ với Bắc Triều Tiên.
Kyaw Zeya, thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Myanmar, nhấn mạnh rằng Myanmar đã không còn quan hệ quân sự với Bình Nhưỡng và tuân theo nghị quyết của U.N về các biện pháp với Triều Tiên.
"Đó chỉ đơn thuần là mối quan hệ bình thường giữa hai nước", ông nói với các phóng viên. "Như tôi hiểu, không hề có quan hệ giữa 2 nước trong vấn đề quân sự. Chắc chắn không phải."
Các quan chức Bộ Ngoại giao nói với Reuters rằng các quan chức Myanmar đã không rõ ràng trong việc phủ nhận mối quan hệ với Triều Tiên.
Chính phủ cầm quyền cũ của Myanmar, giống như Bắc Triều Tiên, đã từng bị thế giới kìm hãm về việc đàn áp nhân quyền, được biết là có quan hệ khá thân thiết với Bình Nhưỡng khi nước này từng gửi các chuyên gia về tên lửa và vật liệu để sản xuất vũ khí tới Myanmar.
Cục Công nghiệp Quốc phòng Myanmar (DDI) đã từng bị xử phạt vào tháng 3 theo Đạo luật Không phổ biến vũ khí của Iran, Bắc Triều Tiên và Syria.
Theo Reuters