Các cuộc đàm phán về quân sự của Hàn Quốc nhằm giảm căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên dự kiến sẽ không thể diễn ra vào cuối tuần, sau khi phía Triều Tiên “lảng tránh” không đối thoại.
Triều Tiên hiện vẫn giữ im lặng về đề nghị của phía Hàn Quốc.
Triều Tiên đã "phớt lờ" trước lời đề nghị đối thoại quân sự từ phía Hàn Quốc |
Tổng thống Moon Jae-in đã lên nắm quyền vào tháng 5 và đã cam kết tham gia vào cuộc đối thoại của Bắc Triều Tiên, đồng thời gây sức ép lên nước này nhằm cản trở các chương trình hạt nhân và tên lửa.
Đề xuất cho các cuộc đàm phán được đưa ra sau khi Bắc Triều Tiên cho biết họ đã tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa vào ngày 4/7 và nói họ đã làm chủ được công nghệ để gắn đầu đạn hạt nhân vào đó.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Moon Sang-gyun, đã phát biểu tại một cuộc họp báo rằng các cuộc đàm phán quân sự được đưa ra vào cuối tuần này là thực tế không thể thực hiện được vì phía Triều Tiên đã từ chối không đối thoại.
Ông nói: "Đó là một nhiệm vụ cấp bách cần thiết cho hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên để phục hồi đối thoại trong khu vực quân sự và giảm căng thẳng quân sự giữa 2 miền Nam - Bắc.”
Đây là tuyên bố chính thức đầu tiên của Hàn Quốc dành cho Triều Tiên kể từ khi mối quan hệ xuyên biên giới bị phá vỡ hồi đầu năm ngoái dưới chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Moon Jae-in, người đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương lên phía Triều Tiên.
Bình Nhưỡng đã tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 5 và liên tục tiến hành các hoạt động liên quan đến tên lửa kể từ đầu năm 2016, sau khi lãnh đạo Kim Jong Un đã cam kết cải thiện quan hệ với Hàn Quốc trong năm nay.
Hình ảnh từ vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 4/7 |
Hàn Quốc đã đề xuất các cuộc đàm phán để thảo luận về biện pháp chấm dứt các hoạt động gây căng thẳng trên biên giới. Theo đó, Hàn Quốc thường đề cập đến các chương trình tuyên truyền truyền thanh của cả hai bên, trong khi Bắc Triều Tiên muốn chấm dứt các cuộc tập trận chung của Mỹ và Hàn Quốc.
Theo Reuters