Nghi vấn ông Trịnh Xuân Thanh tẩu tán tài sản ra nước ngoài

(Ngày Nay) - Cục Chống tham nhũng cho rằng, nghi can tham nhũng thường che giấu tài sản, làm đủ kiểu để tẩu tán ra nước ngoài.
 
 
Nghi vấn ông Trịnh Xuân Thanh tẩu tán tài sản ra nước ngoài

Sáng 1/8, trao đổi với VnExpress về việc thu hồi tài sản tham ô, tham nhũng có diễn ra thuận lợi khi ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, ông Phạm Trọng Đạt (Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ) cho rằng, toàn bộ tài liệu thanh tra, dấu hiệu sai phạm của Trịnh Xuân Thanh được cơ quan thanh tra chuyển cho cơ quan điều tra. Trong trường hợp công an chứng minh được có tài sản tham ô, tham nhũng thì bắt buộc phải thu hồi.

"Tuy nhiên không dễ phát hiện, họ thường làm đủ kiểu để tẩu tán ra nước ngoài", ông Đạt nói và cho hay nếu phát hiện ra rồi thì việc thu hồi cũng không đơn giản. Bởi điều này phụ thuộc vào quốc gia mà ông Thanh bị nghi tẩu tán tài sản có ký hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam hay không, cũng như tuân theo hàng loạt quy định quốc tế khác.

Trường hợp chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp, luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng vẫn có cách giải quyết để thu hồi, bởi căn cứ Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng năm 2003 mà Việt Nam là một trong 136 quốc gia thành viên.

Theo đó, một quốc gia thành viên nhận được yêu cầu từ một quốc gia thành viên khác thì có quyền tài phán đối với một tội phạm được quy định trong Công ước này về việc tịch thu tài sản do phạm tội mà có...

Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với ông Trịnh Xuân Thanh (50 tuổi) để điều tra khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong thời gian làm lãnh đạo tại đây. 

Theo nhà chức trách, đang từ đơn vị làm ăn có lãi, PVC dưới thời điều hành của ông Trịnh Xuân Thanh trở thành “con nợ khủng” của các ngân hàng. Doanh nghiệp này bắt đầu kinh doanh sa sút từ 2012, thời điểm ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Do một số dự án trọng điểm bị ngừng, giãn tiến độ, đặc biệt hàng loạt công ty con, công ty liên kết mà PVC đã rót vốn đồng loạt làm ăn thua lỗ trong năm này, PVC lỗ gần 1.850 tỷ đồng vào năm 2012 và tiếp tục tăng những năm sau đó.

Trong số này có Công ty cổ phần thi công cơ giới và lắp máy dầu khí (PVC – ME) dưới "bàn tay nhào nặn" của Trịnh Xuân Thanh mất toàn bộ vốn chủ sở hữu sau 3 năm đi vào hoạt động và gánh thêm khoản nợ trên 576 tỷ đồng.

- Ngày 15/9/2016, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố vụ án.

- Chiều 16/9/2016, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đến Hậu Giang thi hành quyết định khai trừ Đảng, tuy nhiên ông Thanh vắng mặt. Tối cùng ngày, Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế với ông này.

- Tháng 10/2016, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết: "Khi đang xem xét kỷ luật khai trừ Đảng thì Thanh lẳng lặng vượt biên, trốn ra nước ngoài rồi bay sang châu Âu".

- Ngày 6/12/2016, trong một cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Việt Nam sẽ phối hợp với các nước để "bắt bằng được" Trịnh Xuân Thanh.

- Ngày 31/7, Bộ Công an thông báo ông Trịnh Xuân Thanh "ra đầu thú".

Luật sư Vũ Tiến Vinh cho biết, từ trước đến nay thì hành vi đầu thú vẫn được xác định và áp dụng là tình tiết giảm nhẹ cho người phạm tội. Tuy nhiên, nó lại không được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 1999. 

Tại Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ 1/1/2018) đã nêu rõ hơn việc này, điều 51 quy định: Khi quyết định hình phạt, tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.