Nhà văn Stan Lee: 'Tôi từng xấu hổ khi chỉ sáng tác truyện tranh'

(Ngày Nay) - Tác giả của hàng loạt các nhân vật siêu anh hùng và ác nhân của hãng truyện tranh Marvel đã qua đời ở tuổi 95 tại một cơ sở y tế.
Nhà văn Stan Lee: 'Tôi từng xấu hổ khi chỉ sáng tác truyện tranh'

Trang TMZ trích dẫn lời con gái của tác giả Stan Lee (tên khai sinh Stanley Martin Lieber), rằng người đồng sáng tác huyền thoại của hãng truyện tranh Marvel Comics đã qua đời ở tuổi 95.

Nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa được báo cáo, trong khi TMZ cho biết "một chiếc xe cứu thương đã chạy đến nhà riêng của ông vào sáng sớm thứ Hai và Stan Lee đã được đưa đến Trung tâm Y tế Cedars-Sinai. Chúng tôi được cho biết đó là nơi ông qua đời".

Vào tháng 2 năm 2018, ông Lee phải nhập viện trong tình trạng nhịp tim bất thường và khó thở.

Lee bắt đầu sự nghiệp của mình tại những gì tại nhà xuất bản Timely Comics vào năm 1939. Trong những năm đầu ông là một nhà văn, biên tập viên và họa sĩ. Do cảm thấy chán nản với các ấn phẩm của tạp chí, ông đã quyết định ra đi.

Nhà văn Stan Lee: 'Tôi từng xấu hổ khi chỉ sáng tác truyện tranh' ảnh 1

Tác giả Stan Lee khi còn trẻ.

Trong thời gian này, tình hình kinh doanh của ngành truyện tranh Mỹ đã bị chi phối bởi nhà xuất bản DC Comics, hãng sở hữu các siêu anh hùng Superman, Batman, Wonder Woman và Green Lantern (justice League).

Khởi nguyên cho thời đại siêu anh hùng

Vào đầu những năm 60, Lee được yêu cầu sáng tạo ra một nhóm các siêu anh hùng có thể cạnh tranh với Justice League của DC. Với sự giúp đỡ đáng chú ý của các nghệ sĩ huyền thoại Jack Kirby và Steve Ditko, Lee đã tạo ra một cuộc cách mạng, mặc dù vào thời điểm đó ông chưa nhận ra ý nghĩa thật sự của các nhân vật của mình.

"Nếu nhà xuất bản của tôi không nói: 'Hãy làm những câu chuyện về siêu anh hùng', tôi có lẽ vẫn đang làm các bộ truyện như 'A Kid Called Outlaw', 'The Two-Gun Kid' hay 'Millie the Model' hay bất cứ điều gì tôi đang làm vào thời điểm đó", ông nói với CNN vào năm 2013.

Nhà xuất bản Marvel đã giúp hồi sinh ngành kinh doanh truyện tranh với một loạt các siêu anh hùng nổi tiếng. Những nhân vật của Stan Lee dường như hòa vào đời sống trong thế giới thực - một số anh hùng sống ở thành phố New York, phải vật lộn với những thử thách hàng ngày trong cuộc sống, cho dù đó là trả tiền thuê nhà hay tự hỏi về mục đích của họ trong cuộc sống.

Với việc cho ra đời Fantastic Four - một nhóm siêu anh hùng có sức mạnh đặc biệt, đã tạo ra phản ứng tích cực cho độc giả Mỹ. Sau thành công đó, Lee và Marvel giới thiệu những nhân vật như Spider-Man, Hulk, Iron Man, Thor, X-Men và Daredevil.

Những siêu anh hùng mới này - tất cả được tạo ra trong giai đoạn bùng nổ từ năm 1961 đến năm 1964 - rất nổi tiếng và cho phép Marvel vượt qua DC cả về doanh số và tính biểu tượng.

Nhà văn Stan Lee: 'Tôi từng xấu hổ khi chỉ sáng tác truyện tranh' ảnh 2

Các nhân vật truyện tranh của Stan Lee đã trở thành một phần của văn hóa nước Mỹ.

Đặc biệt, Spider-Man đã trở thành biểu tượng siêu anh hùng nước Mỹ, nhân vật này đã dần trở nên nổi tiếng trong văn hóa đại chúng thế giới trong những thập kỷ sau.

"Tôi không bao giờ nghĩ rằng Spider-Man sẽ trở thành biểu tượng trên toàn thế giới. Tôi chỉ hy vọng những cuốn sách sẽ được mua và tôi sẽ tiếp tục công việc của mình", Lee cho biết vào năm 2006.

Đến đầu những năm 2000, dòng phim siêu anh hùng trở nên phổ biến, các nhân vật như Fantastic Four, X-men hay Spider-Man được đưa lên màn ảnh lớn và tạo ra cơn sốt trên toàn thế giới. Trong năm 2009, Tập đoàn Walt Disney đã mua lại Marvel Entertainment với giá 4 tỷ USD.

Vào thời điểm đó, Lee từ lâu đã trở thành một nhân vật của công ty hơn là một nhà văn và biên tập viên. Ông trở thành giám đốc biên tập và xuất bản của công ty vào năm 1972 và đóng góp sự sáng tạo tại hầu hết các nhân vật siêu truyện tranh của hãng.

Từng xấu hổ vì sự nghiệp bản thân

Mặc cho sự thành công của các bộ phim khiến nhiều "đứa con tinh thần" của mình có giá trị hàng tỷ USD, Lee vẫn cam đoan rằng ông chưa bao giờ đặt nặng vấn đề này.

"Tôi từng xấu hổ vì tôi chỉ là một nhà văn sáng tác truyện tranh trong khi những người khác đang xây dựng cầu đường hoặc làm bác sĩ", ông nói với tờ Washington Post.

"Và sau đó tôi bắt đầu nhận ra: giải trí là một trong những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con người. Nếu không có nó, họ sẽ mãi chìm sâu vào bóng tối. Tôi cảm thấy rằng nếu bạn có thể tham gia ngành này, bạn đang làm một điều tốt", Stan Lee nói.

Stan Lee luôn giữ vững một niềm đam mê suốt đời đối với các tác phẩm của mình và đáp trả lại các thái độ khinh thị ngành nghề của mình: "Đây không phải là những cuốn truyện vui, đây là những cuốn truyện tranh, hãy nhớ lấy hoặc hứng chịu cơn thịnh nộ của tôi".

Bi kịch xảy ra với Lee năm ngoái khi ông mất Joan Lee - người vợ đã đồng hành cùng ông 69 năm, cũng qua đời ở tuổi 95.

Sự ra đi đột ngột của Stan Lee đã khiến cộng đồng hâm mộ truyện tranh thế giới cảm thấy bàng hoàng, tiếc nuối.

Tổng hợp

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.