Chỉ tính riêng thực phẩm bị vứt bỏ trong các hộ gia đình đã là 74kg mỗi người mỗi năm, Liên Hợp Quốc cho biết.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cũng bao gồm dữ liệu về rác thải thực phẩm trong các nhà hàng và cửa hàng, với 17% tổng số thực phẩm bị vứt bỏ. Một số thực phẩm bị mất trong các trang trại và cả trong chuỗi cung ứng, có nghĩa là 1/3 tổng số thực phẩm không bao giờ được đưa đến bàn ăn.
Thực trạng lãng phí này làm hỏng nỗ lực giúp hàng tỷ người thoát khỏi nạn đói hoặc không có đủ khả năng tiếp cận chế độ ăn uống lành mạnh, mà còn gây hại cho môi trường. Lãng phí và thất thoát lương thực gây ra khoảng 10% lượng khí thải gây biến đối khí hậu, trong khi thói quen thâm canh là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học và ô nhiễm toàn cầu.
Nếu lãng phí thực phẩm là một quốc gia, quốc gia đó sẽ có lượng khí thải cao thứ ba chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu cho biết cắt giảm lãng phí thực phẩm là một trong những cách dễ nhất để mọi người giảm tác động đến môi trường. “Tuy nhiên, tiềm năng này không được khai thác đúng cách”, báo cáo cho biết.
Lãng phí thực phẩm từng được coi là một vấn đề chủ yếu ảnh hưởng đến các nước giàu. Nhưng báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy mức độ lãng phí tương tự nhau ở tất cả các quốc gia, mặc dù dữ liệu ở các nước nghèo rất khan hiếm.
Các nhà nghiên cứu cho biết không ai mua thực phẩm với ý định vứt bỏ và lượng nhỏ bị loại bỏ mỗi ngày có vẻ không đáng kể. Do đó, việc nâng cao nhận thức của người dân về tiết kiệm là chìa khóa.
Để giảm thiểu tình trạng này, Liên Hợp Quốc cho biết cần phải có sự chung tay hành động của chính phủ và doanh nghiệp, nhưng hành động của từng cá nhân cũng hết sức quan trọng, các chuyên gia cho biết, chẳng hạn như đo khẩu phần ăn mỗi ngày, kiểm tra tủ lạnh trước khi mua sắm và tăng cường kỹ năng nấu ăn để tận dụng mọi thứ có sẵn.
“Tiết kiệm thực phẩm sẽ cắt giảm phát thải khí nhà kính, làm chậm quá trình tàn phá thiên nhiên thông qua chuyển đổi đất đai và ô nhiễm, giảm nạn đói và tiết kiệm tiền trong thời điểm suy thoái toàn cầu”, theo bà Inger Andersen, người đứng đầu Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (Unp). "Các doanh nghiệp, chính phủ và công dân trên toàn thế giới phải thực thi trách nhiệm của mình".