Một cây trưởng thành hút mất 450 lít nước trong đất rồi lại trả về không khí dưới dạng hơi nước để làm mới không khí. Một cây phong có đường kính 30cm, trong một mùa nó có thể hút được lượng chất kim loại nặng trong đất như 60mg cadmium, 140 mg chrome, 820mg Nickel, và 5.200mg chì. Một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng O2 cần thiết cho 4 người.
Di chuyển hay chặt hạ cây cần nghiên cứu hiện trạng các cây cổ thụ một cách nghiêm túc
Vấn đề chặt cây xanh để phục vụ dự án phát triển đô thị thời gian qua thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Tại Hà Nội, để mở rộng đường Phạm Văn Đồng, thành phố sẽ đánh chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh, phần lớn là xà cừ lâu năm trong 3 tháng tới. Theo kế hoạch, đơn vị thi công sẽ chặt hạ hơn 1.000 cây, di chuyển 158 cây, cắt tỉa 142 cây. Trong số này có 986 cây xà cừ đường kính từ 0,4 m đến 1,2 m; còn lại là sấu, hoa sữa, phượng vĩ... điều này khiến nhiều người dân vô cùng tiếc nuối.
TTƯT.PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Sự phát triển của đô thị là tất yếu để phù hợp với nền kinh tế - xã hội. Nhưng làm sao để sự phát triển đô thị hài hòa với vấn đề bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Ở các nước trên thế giới, quy hoạch hạ tầng luôn tính đến quy hoạch cây xanh, chứ không có chuyện, cứ có dự án mới lại phá bỏ cây xanh. Ở nước ngoài, họ quy định riêng cho từng tuyến phố, từng đô thị về việc đường rộng, hẹp, xây hầm hay cao tốc một phần phụ thuộc vào quy hoạch cây xanh trước đó, họ vẫn giữ được bản sắc riêng vốn có của tự nhiên.
TTƯT.PGS.TS Nga chia sẻ: Khi triển khai xây dựng đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cho cây xanh. Cây được trồng phải đúng chủng loại, đúng tiêu chuẩn theo quy hoạch. Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị hoặc các công trình có liên quan đến việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh. Việc lựa chọn các hình thức bố trí cây, loại cây trồng trên đường phố phải phù hợp với từng loại đường phố, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng.
TTƯT.PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. |
Một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng O2 cần thiết cho 4 người
TTƯT.PGS.TS Nga cho biết, cây xanh rất quan trọng, đặc biệt là ở thành phố. Nghiên cứu tại Singapore và Mỹ cho thấy thành phố có nhiều cây xanh có thể giảm nhiệt độ ngoài trời khoảng 4 độ C, giảm chi phí năng lượng khoảng 12%, giảm độ bụi 13%, tăng các giao dịch thương mại thêm 12% và giá trị đất đai 23%.
Theo nghiên cứu của viện nghiên cứu cây xanh Canada (FCA), một cây khỏe mạnh có thể hấp thụ khoảng 2,5 kg CO2/ năm, một cây trưởng thành có thể hấp thụ từ 3.000 đến 7.000 hạt bụi/ m3 không khí. Một cây trưởng thành có thể cung cấp lượng O2 cần thiết cho 4 người.
Theo nghiên cứu của Đại học Michigan (Michigan State University, Urban Forestry), sự hiện diện của một cây ở gần nhà giúp giảm 30% lượng không khí ô nhiễm. Một cây trưởng thành hút mất 450 lít nước trong đất rồi lại trả về không khí dưới dạng hơi nước để làm mới không khí. Một cây phong có đường kính 30cm, trong một mùa nó có thể hút được lượng chất kim loại nặng trong đất như 60mg cadmium, 140 mg chrome, 820mg Nickel, và 5.200mg chì.
Cần có nhiều phương án
Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa nóng lên và môi trường đô thị đang tạo thành những đảo nhiệt, thì cây xanh là sự cần thiết để cải thiện môi trường và chất lượng cuộc sống như: cây xanh làm giảm lượng khí CO2 và tẩy đi mọi chất dơ bẩn trong không khí như ngăn bụi, giảm tiềng ồn, cây giảm nhiệt bằng cách tạo bóng mát và chống gió bão. Ta có thể tiết kiệm chi phí điều hòa và sưởi ấm nhờ trồng cây xung quanh công trình xây dựng. Cây giúp chống xói mòn và giữ đất. Cây tạo nên phong cảnh, cung cấp nơi cư trú, thức ăn cho các loài chim và bảo vệ cư dân thành phố.
Ngoài ra, cây xanh còn có tác dụng giảm tiếng ồn, âm thanh phản xạ qua lại nhiều lần qua các tán cây sẽ giảm lượng âm thanh đáng kể. Vì vậy, thiết kế các lớp cây trồng xen kẽ cây bụi, cây thấp tầng và cây cao để giảm bớt âm thanh thành phố đến các công trình.
Vì vậy, việc thay thế, di chuyển hay chặt hạ cây xanh ở các dự án đều có nghiên cứu hiện trạng, vị trí các cây cổ thụ một cách nghiêm túc trước khi cân nhắc lựa chọn giải pháp thiết kế. Thiết nghĩ các nhà đầu tư hay cơ quan quản lý đưa ra nhiều phương án thiết kế để trưng cầu ý kiến của người dân, tạo sự đồng thuận trong dư luận…là việc hết sức cần thiết.
Trong trường hợp nếu phải xây dựng mở rộng thì cố gắng di dời tất cả cây xanh đến nơi phù hợp để "lá phổi" của thành phố được duy trì.
Thành phố cũng nên hướng dẫn và tổ chức cho các gia đình, căn hộ tự trồng cây xanh, trồng hoa, thậm chí hỗ trợ tài chính để các nhà trồng cây ở những nơi thiếu cây xanh. Nên tổ chức các lớp hướng dẫn trồng cây trong nhà, trong khuôn viên hẹp, nghiên cứu loại cây nào phù hợp cho căn hộ cho nhà trong phố, ban công, sân thượng. Thành phố nên tổ chức thi nhà có ban công trồng cây đẹp hoặc sân thượng trồng cây đẹp, TS Nga nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để có đô thị xanh, quy hoạch đô thị cần đặt yếu tố “xanh” lên hàng đầu. Bên cạnh đó, không nên hiểu không gian xanh đô thị chỉ có cây xanh đường phố, công viên, mặt nước mà cần có cái nhìn toàn diện hơn, bao gồm các hành lang xanh, vành đai xanh, khu sinh thái, vùng bảo tồn cây xanh, cảnh quan. Đồng thời, Hiệp hội Công viên cây xanh Việt Nam cần có nghiên cứu và thí điểm lập bản đồ che phủ xanh của một thành phố có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao với các luận cứ khoa học và thực tiễn về vai trò của hệ thống cây xanh đô thị, từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý phát triển đô thị.
Theo Sức khỏe & Đời sống