Nhiệt độ tại Bắc Đại Tây Dương lập mức kỷ lục mới

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 28/7 , Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết sau khi Địa Trung Hải ghi nhận mức cao kỷ lục mới về nhiệt độ, khu vực Bắc Đại Tây Dương cũng đã đạt đến mức nóng chưa từng có trong tuần này, sớm hơn vài tuần so với thời điểm thường ghi nhận mức nhiệt cao nhất hằng năm tại đây.
Nhiệt độ tại Bắc Đại Tây Dương lập mức kỷ lục mới

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh các nhà khoa học xác nhận rằng tháng 7/2023 đang trên đà trở thành tháng nóng nhất trong lịch sử, khi sức nóng như thiêu đốt ngày càng gia tăng trên toàn cầu gây ảnh hưởng đến hàng chục triệu người.

Theo phân tích của Trung tâm Thông tin Môi trường Quốc gia thuộc NOAA - cơ quan đã theo dõi nhiệt độ nước biển từ đầu những năm 1980, "nhiệt độ trung bình trên mặt nước biển tại Bắc Đại Tây Dương đang ở mức cao kỷ lục là 24,9 độ C". Điều này đã gây sửng sốt cho giới khoa học, bởi khu vực Bắc Đại Tây Dương thường đạt nhiệt độ cao nhất vào đầu tháng 9 hằng năm. Mức cao kỷ lục trước đó được ghi nhận vào tháng 9/2022 là 24,89 độ C.

Các chuyên gia của NOAA cho rằng nhiệt độ bề mặt nước biển ở Bắc Đại Tây Dương "dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong suốt tháng 8 tới" và nhiều khả năng sẽ thiết lập thêm những mốc kỷ lục mới. Mức nhiệt 24,9 độ C vừa thiết lập đã "cao hơn 1 độ C so với mức nhiệt thông thường của khí hậu tại đây trong 30 năm qua, tính từ năm 1982 đến năm 2011".

Bắc Đại Tây Dương hiện là địa điểm tiêu biểu để theo dõi sự nóng lên của nước biển trên toàn thế giới - một trong những hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu do khí thải nhà kính gây ra. Kể từ tháng 3 vừa qua, nhiệt độ tại Bắc Đại Tây Dương đã ấm lên đáng kể so với những năm trước đó, và điều này ngày càng rõ rệt hơn trong những tuần gần đây.

Chuyên gia Karina Von Schuckmann thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại dương Quốc tế Mercator cho biết: "Tình hình hiện nay đặc biệt nghiêm trọng. Trước đây chúng tôi đã từng chứng kiến các đợt nắng nóng trên biển, nhưng đợt này dai dẳng hơn nhiều và lan rộng trên một diện tích bề mặt rộng lớn ở Bắc Đại Tây Dương".

Bà đồng thời nhấn mạnh rằng các đại dương đã hấp thụ 90% lượng nhiệt dư thừa do hoạt động của con người tạo ra kể từ buổi bình minh của thời đại công nghiệp và sự tích lũy năng lượng này đã tăng gấp đôi trong hai thập kỷ qua, qua đó thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu.

Trên phạm vi toàn cầu, nhiệt độ trung bình tại các đại dương đã thường xuyên lập các mốc kỷ lục mới theo mùa, kể từ tháng 4 vừa qua. Khu vực Địa Trung Hải - nơi hứng chịu nhiệt độ kỷ lục trong tháng 7 này - lâu nay cũng được coi là "điểm nóng" của biến đổi khí hậu. Theo Viện Khoa học Đại dương của Tây Ban Nha, nhiệt độ trên biển Địa Trung Hải đã lên mức cao kỷ lục (28,71 độ C) vào ngày 24/7, trong bối cảnh nắng nóng cực đoan ở châu Âu.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.