Nhiều bất cập trong việc sử dụng camera gắn trên mũ CSGT khi xử phạt người vi phạm

Việc xử phạt người vi phạm qua camera gắn trên mũ CSGT được áp dụng tại TP HCM. Tuy nhiên, việc theo dõi qua camera vẫn còn nhiều bất cập cần được khắc phục.
Nhiều bất cập trong việc sử dụng camera gắn trên mũ CSGT khi xử phạt người vi phạm
Tổ tuần tra đội CSGT quận 7 (TP HCM) làm nhiệm vụ trên đường Hoàng Quốc Việt chiều 13/4. Bước nhanh ra vệ đường, thiếu uý Phạm Minh Nghĩa ra hiệu lệnh dừng xe máy cô gái vừa vượt qua giao lộ khi đèn giao thông chuyển sang đỏ. Nghe cảnh sát thông báo về lỗi không chấp hành tín hiệu đèn, cô gái kéo khẩu trang, nhăn nhó: “Lúc em đi qua đèn vẫn xanh mà”.

Chỉ vào chiếc camera nhỏ gắn một bên mũ, thiếu uý Nghĩa cho hay đã ghi được hình ảnh cô vi phạm và đề nghị hợp tác. Vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thiết bị trên mũ và tay của anh cảnh sát trẻ, cô gái phân bua “em tưởng lúc băng qua đèn còn vàng” rồi ký vào biên bản vi phạm.

Nhiều bất cập trong việc sử dụng camera gắn trên mũ CSGT khi xử phạt người vi phạm - anh 1

CSGT quận 7 được trang bị "mắt thần" khi làm nhiệm vụ. Ảnh: Quốc Thắng.

Có ít nhất 5 trường hợp vi phạm luật giao thông bị cảnh sát "tuýt còi" xử lý trong buổi tuần tra. Cũng như cô gái, sau khi được cảnh sát thông báo camera đã ghi được hình ảnh vi phạm, họ đều tỏ ra vui vẻ, ký biên bản xử phạt.
Hệ thống camera gắn trên mũ CSGT vừa được Đội CSGT quận 7 triển khai được ví như “mắt thần” phục vụ công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Mỗi ca trực, tổ CSGT sẽ được cấp một camera và một màn hình nhỏ đeo ở tay như chiếc đồng hồ. Màn hình này thể hiện tầm ghi hình của camera và cũng là nơi tắt, mở bộ phận.
Khi làm nhiệm vụ, CSGT sẽ bật camera ghi lại những tình huống vi phạm trên đường như xe không bật đèn tín hiệu khi chuyển hướng, vượt đèn đỏ… Thiết bị này có độ phân giải cao và tầm quan sát xa nên CSGT có thể ghi nhận từ khoảng cách hàng chục mét. “Từ khi sử dụng nó trong các ca tuần, chúng tôi chỉ cần giải thích lỗi vi phạm của người tham gia giao thông chứ không gặp phải tranh luận gay gắt từ phía họ. Bởi trước đây chúng tôi khó có những bằng chứng hình ảnh khi người vi phạm cố tình phủ nhận lỗi", thiếu uý Nghĩa cho biết.
Trao đổi với PV, thiếu tá Phạm Hồng Nam - Đội phó CSGT quận 7 - cho biết, ý tưởng gắn camera trên mũ cảnh sát đã có từ lâu khi nhiều người vi phạm không hợp tác, bắt chứng minh lỗi vi phạm bằng hình ảnh. Từ khi luật xử lý hành chính có hiệu lực, đơn vị đã đề xuất triển khai gắn camera cho lực lượng tuần tra.
Lúc đầu, CSGT quận 7 thử loại camera cài áo nhưng thời lượng pin của thiết bị kém và không ghi hình được ở khoảng cách xa. Sau khi tìm hiểu, đơn vị đã tìm được thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng như hiện tại. Bộ “mắt thần” này được lãnh đạo quận 7 duyệt chi khoảng 10 triệu đồng một bộ, sau đó đơn vị “chế” thêm khung để gắn chặt vào mũ CSGT.

Về nguyên tắc hoạt động, thiếu tá Nam cho hay, trước khi ra đường làm nhiệm vụ tổ CSGT phải ký nhận thiết bị như một công cụ hỗ trợ. Khi hết ca trực, hình ảnh sẽ được trích xuất ra máy tính, lưu giữ. Ngoài việc ghi hình người vi phạm trên đường, camera có hiệu quả cao trong việc xử lý những người vi phạm nồng độ cồn.

Nhiều bất cập trong việc sử dụng camera gắn trên mũ CSGT khi xử phạt người vi phạm - anh 2

Chiếc mũ được gắn camera dành cho các CSGT quận 7. Ảnh: Quốc Thắng.

Thiếu tá Nam dẫn chứng, mới đây, một người đàn ông chạy xe máy có biểu hiện say rượu đã bị tổ kiểm tra chuyên đề về nồng độ cồn dừng xe. Kết quả thử nhanh cho thấy đã vi phạm quy định, song ông một mực phủ nhận. Dù người này la lối, chống đối không chịu ký biên bản nhưng cảnh sát vẫn tạm giữ xe. Đến hôm sau lên làm việc, ông không nhớ bất kỳ tình tiết nào về việc bất hợp tác với cảnh sát cho đến khi được xem những hình ảnh camera ghi lại.
"Trước đây, với các trường hợp tương tự chúng tôi phải mời người làm chứng ký vào biên bản. Còn bây giờ những hình ảnh camera ghi lại là những chứng cứ khách quan nhất nên người vi phạm không còn gay gắt tranh luận nữa", thiếu tá Nam nói.
Từ ngày trang bị camera, đội CSGT quận 7 cũng quản lý có hiệu quả hơn với các cán bộ, chiến sĩ. Đội phó Nam cho biết, các CSGT được phân công làm nhiệm vụ ở các tuyến đường và thời gian khác nhau, qua hình ảnh camera ghi lại chỉ huy sẽ biết có hay không việc tuân thủ chấp hành nhiệm vụ. "Thiết bị này còn là mong muốn của chỉ huy đội trong việc chống tiêu cực khi buộc các CSGT làm nhiệm vụ ở những chuyên đề hay lập chốt phải mở máy liên tục. Các trường hợp ra hiệu dừng xe nhưng không lập biên bản xử lý hay các vi phạm khác sẽ bị phát hiện”, thiếu tá Nam cho hay.
Tuy nhiên, theo đội phó CSGT quận 7, bên cạnh những ưu điểm, camera vẫn còn hạn chế khi không cho phép xem lại tại chỗ; chỉ hoạt động liên tục được 2 tiếng trong khi ca trực của tổ CSGT có thời gian gấp đôi. "Do vậy thiết bị này không thể lúc nào cũng bật, mà tuỳ thuộc vào sự linh động của tổ công tác. Sắp tới, nhược điểm này sẽ được khắc phục với hướng nâng thời lượng pin để có thể đạt được hết những mục đích mong muốn”, thiếu tá Nam nói.

Theo VnExpress

Xem thêm:

Truy bắt kẻ táo tợn đâm tài xế taxi Mai Linh để cướp xe

Xử lý nghiêm cảnh sát hình sự "rởm" lừa thiếu nữ vào nhà nghỉ và lấy iPhone

Nghi vợ ngoại tình, chồng cuồng ghen tưới xăng đốt tình địch

Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
(Ngày Nay) - Sáng 2/1, trong không khí vui tươi của ngày đầu năm mới, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024.
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
(Ngày Nay) - Sau 55 ngày đêm phát động Chiến dịch “Triển khai hiệu quả Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID”, đến ngày 31/12/2024, 100% cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các hoạt động hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID và sử dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Đoạn phim hướng đến giới trẻ - độ tuổi dễ bị chi phối bởi những nội dung giải trí.
"Lướt đến lúc" – Hồi chuông thức tỉnh Gen Z giữa kỷ nguyên nội dung ngắn
(Ngày Nay) - Phim ngắn “Lướt Đến Lúc” là sản phẩm truyền thông do nhóm sinh viên thuộc lớp Ảnh Báo Chí K44 thuộc Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền thực hiện, tác phẩm lấy cảm hứng từ thực trạng cuộc sống khi con người bị lôi cuốn, thu hút bởi những nội dung ngắn (shorts, reels,..) trên các nền tảng mạng xã hội.
Nguyễn Thị Oanh tiếp tục phá kỷ lục tại Giải bán marathon quốc tế Việt Nam 2025
Nguyễn Thị Oanh tiếp tục phá kỷ lục tại Giải bán marathon quốc tế Việt Nam 2025
(Ngày Nay) - Ngày 1/1, tại hồ Hoàn Kiếm và hồ Thiền Quang đã diễn ra Giải bán marathon quốc tế Việt Nam 2025. Giải chạy năm nay tiếp tục chứng kiến sự tỏa sáng của kỷ lục gia Nguyễn Thị Oanh. Với thông số 1 giờ 13 phút 22 giây, Nguyễn Thị Oanh đã lập kỷ lục mới, bỏ xa kỷ lục cũ của cô tới gần 2 phút.
Du khách quốc tế tới Brazil năm 2024 đạt kỷ lục
Du khách quốc tế tới Brazil năm 2024 đạt kỷ lục
(Ngày Nay) - Ngày 2/1, Bộ trưởng Du lịch Brazil, Celso Sabino, cho biết nước này đã đón hơn 6,6 triệu du khách quốc tế trong năm 2024, đạt mức kỷ lục trong lịch sử, với tổng doanh thu 6,62 tỷ USD.
Bóng cười - quả bóng bơm khí N2O đang ngày càng trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe con người, đặc biệt là giới trẻ. (Ảnh minh hoạ)
Cấm thuốc lá điện tử, bóng cười từ hôm nay
(Ngày Nay) - Từ ngày 1/1/2025, Việt Nam chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, vận chuyển, chứa chấp và sử dụng thuốc lá điện tử, bóng cười... Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh thuốc lá điện tử, bóng cười đang ngày càng trở thành mối nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.