Nhìn lại gần 80 năm tìm ra vaccine của nhân loại

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Trong năm 2020, nhân loại đã ghi nhận một thành tựu đáng nể của ngành y học khi đã thần tốc chế tạo ra một loại vaccine nhằm ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19. Đáng chú ý, các thử nghiệm lâm sàng cho vaccine ngừa COVID-19 chỉ bắt đầu vài tháng sau khi trường hợp đầu tiên được xác định.

Nhìn lại gần 80 năm tìm ra vaccine của nhân loại

Trong khi đó, virus cúm lần đầu tiên được phân lập trong phòng thí nghiệm vào năm 1933, và vaccine cúm hiệu quả đã không được cấp phép cho đến năm 1945. Nhiều tiến bộ công nghệ, như phát minh ra kim tiêm hai nhánh (hai mũi) để phân phối vaccine hiệu quả hơn vào năm 1965, đã cải tiến hoạt động tiêm chủng của nhân loại.

Vaccine đầu tiên thế giới

Năm 1796, bác sĩ người Anh Edward Jenner đã thử nghiệm thành công vaccine đậu mùa đầu tiên.

Lúc bấy giờ, bệnh đậu mùa đang đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe con người và gia súc trên khắp thế giới. Mười người mắc bệnh có đến chín người chết, người nào còn sống thì cũng bị lở loét, mặt rỗ, chịu cuộc sống cô độc, hẩm hiu suốt phần đời còn lại.

Căn bệnh đậu mùa xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, nhưng bắt đầu trở thành đại dịch từ những năm của thế kỷ thứ 6, khi nó bắt nguồn từ châu Phi, sau đó lan sang châu Âu, Á. Trong hai thế kỷ 17, 18 căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Nhìn lại gần 80 năm tìm ra vaccine của nhân loại ảnh 1

Đậu mùa lúc đó là bệnh nan y. Triệu chứng là các mụn nổi đỏ, sau đó thành các mụn nước, lan ra khắp cơ thể, gây sốt, nhiễm trùng, có thể bị mù và tử vong. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiếp xúc với người bệnh nên số người bị bệnh tăng lên nhanh chóng.

Bác sĩ Jenner khi bắt tay nghiên cứu đã phát hiện bệnh một loại bệnh tương tự bệnh đậu mùa ở người thường xuất hiện ở loài bò. Đáng chú ý, những người vắt sữa bò sau khi mắc phải căn bệnh đậu bò thì tuyệt nhiên không bị bệnh đậu mùa nữa. Từ đó Jenner nảy sinh câu hỏi liệu nếu đưa mầm bệnh đậu bò vào cơ thể người thì có thể giúp kháng được bệnh đậu mùa hay không.

Đầu tiên, ông gặp một người phụ nữ chuyên làm nghề vắt sữa đang mắc bệnh đậu bò, sau đó lấy các mủ ở mụn đậu rồi cấy lên trên cánh tay của một cậu bé khỏe mạnh. Sau một tuần mắc bệnh thì đứa bé đã khỏi hoàn toàn. Một năm sau, ông thử cấy mủ đậu mùa vào đứa bé này thì đứa bé hoàn toàn không mắc bệnh. Jenner thậm chí còn tiêm chủng cho đứa con trai 10 tháng tuổi của mình thì cũng ra kết quả cũng tương tự, đứa bé không bị bệnh đậu mùa.

Từ đó, ông hoàn thành công nghệ chế tạo thuốc tiêm chủng của mình thành các công đoạn như sau:

Bước đầu, lấy một ít virus bệnh đậu mùa trên một con bò mắc bệnh này; Tiếp theo, làm cho số virus này yếu đi; Trích các virus này vào máu người, những người được tiêm chủng sẽ không mắc phải bệnh đậu mùa nữa vì máu của họ đã có kháng nguyên.

Jenner đã thử nghiệm vaccine này trên 22 bệnh nhân khác và tự công bố kết quả của mình trong một cuốn sách nhỏ vào năm 1798, kết quả này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng tin tức về vaccine nhanh chóng lan truyền sau khi một bác sĩ khác, Henry Cline, người đã ghi nhận thành công tương tự như Jenner.

Không có ủy ban cố vấn nào tồn tại để kiểm tra tính an toàn và hiệu quả của vaccine vào thời điểm đó, vì vậy Jenner có thể tự do cung cấp vaccine cho bất kỳ ai yêu cầu. Vật liệu vaccine đến được hầu hết các nước châu Âu vào năm 1800, và vào năm 1802, bác sĩ Benjamin Waterhouse đã thực hiện một thử nghiệm công khai ở Boston. Hội đồng y tế của thành phố đã tài trợ cho cuộc thử nghiệm và 19 tình nguyện viên đã được tiêm chủng thành công.

Nhìn lại gần 80 năm tìm ra vaccine của nhân loại ảnh 2

Đến năm 1798, phương pháp tiêm chủng của Jenner lan rộng ra khắp thế giới. Hai năm sau, chính phủ Anh mời ông tiêm chủng cho binh chủng Hải quân hoàng gia Anh, sau đó ông được ban thưởng rất hậu hĩnh. Vua Pháp là hoàng đế Napoleon đã ra lệnh cho toàn bộ binh lính Pháp phải tiêm chủng đậu mùa, sau đó là Mỹ.

Đậu mùa trở thành bệnh truyền nhiễm đầu tiên được loại trừ hoàn toàn bằng vaccine vào năm 1980, sau những tiến bộ trong công nghệ kim tiêm và sự thúc đẩy tiêm chủng hàng loạt của Tổ chức Y tế Thế giới.

Nỗ lực kéo dài hàng thế kỷ đó đã mở đường cho nhiều loại vaccine khác ra đời, và những thành tựu của ngành y học là tiền đề cho những nỗ lực hiện tại để dập tắt đại dịch COVID-19

Bệnh bại liệt

Các nhà khoa học bắt đầu điều tra khả năng miễn dịch bại liệt tại Viện Nghiên cứu Y khoa Rockefeller ở New York vào đầu thế kỷ 20. Năm 1910, bác sĩ Simon Flexner thấy rằng những con khỉ sống sót sau bệnh bại liệt đã phát triển các kháng thể.

Tuy nhiên, hai thử nghiệm vaccine bại liệt đầu tiên trên người vào năm 1935 đã cho kết quả thảm hại. Đã có khoảng 21.000 trẻ em tham gia vào thử nghiệm vaccine trong thời gian này. Một số người sau khi được tiêm vaccine đã chết vì bệnh bại liệt, và nhiều người khác bị liệt hoặc trải qua các phản ứng dị ứng.

Gần hai thập kỷ sau, vào năm 1952, bác sĩ Jonas Salk đã phát triển một loại vaccine được chế tạo từ virus bại liệt đã bị tiêu diệt. Kết quả thử nghiệm ban đầu của ông đã xác nhận rằng vaccine đã kích hoạt cơ thể sản sinh kháng thể. Nhưng trong các cuộc phỏng vấn, Salk cảnh báo rằng sẽ mất thời gian cho các thử nghiệm lớn hơn để chứng minh tính an toàn và hiệu quả của vaccine.

Năm 1955, vaccine bại liệt của Salk được chứng minh có hiệu quả 80-90% trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên với 1,3 triệu trẻ em. Chính phủ Mỹ sau đó đã cấp phép cho vaccine này, nhưng rồi phải đình chỉ việc triển khai chương trình tiêm chủng khi một số lô vaccine được phát hiện có chứa virus bại liệt sống. Hơn 260 trường hợp mắc bệnh bại liệt bắt nguồn từ vaccine của Phòng thí nghiệm Cutter sản xuất, khiến chính phủ Mỹ phải tăng cường giám sát.

Việc tiêm phòng bệnh bại liệt được tiếp tục vào mùa thu năm 1955, Tổ chức Y tế Liên Mỹ cuối cùng đã tuyên bố loại trừ bệnh bại liệt khỏi châu Mỹ vào năm 1994.

Sốt thương hàn

Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu một loại vaccine phòng bệnh thương hàn vào những năm 1890 và công lao cho khám phá này được chia đều cho các bác sĩ Richard Pfeiffer và Wilhelm Kolle ở Đức và Almroth Wright ở Anh.

Ông Wright đã thử nghiệm vaccine của mình vào năm 1896: đầu tiên là trên hai sĩ quan y tế Ấn Độ, sau đó là trên chính mình và đồng nghiệp và cuối cùng là trên 15 binh sĩ Anh. Sau khi vaccine của Wright được chứng minh là có hiệu quả, lần đầu tiên loại thuốc này được đưa vào sử dụng cho Quân đội Anh vào năm 1899. Gần 15.000 binh sĩ đã được tiêm chủng, giúp hạ thấp thành công tỷ lệ sốt thương hàn trong quân đội.

Quân đội Mỹ sau đó đã thực hiện tiêm chủng bắt buộc vào năm 1911 và vaccine thương hàn được cung cấp ra thị trường Mỹ vào năm 1914. Ngày nay, các chiến dịch tiêm chủng sốt thương hàn vẫn đang được tiến hành ở một số nước Nam Á và châu Phi, những nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao.

Sốt vàng da

Năm 1931, Max Theiler - nhà virus học Harvard đã chứng minh rằng những con chuột được tiêm huyết thanh từ những con khỉ hoặc người đã bị nhiễm bệnh sốt vàng da đều có khả năng miễn dịch. Ông Theiler tiếp tục tạo ra loại vaccine sốt vàng da an toàn và hiệu quả đầu tiên vào năm 1936, được ông đặt tên là 17D.

Theiler công bố kết quả thử nghiệm vaccine sốt vàng da ở người vào năm 1937. Loại vaccine này đã được phê duyệt và sản xuất hàng loạt vào năm đó và nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn chung. Theiler sau đó đã giành được giải Nobel cho nghiên cứu vaccine của mình.

Các chiến dịch tiêm chủng vaccine sốt vàng da hàng loạt đã gần như xóa sổ căn bệnh này ở một số quốc gia vào năm 1961, nhưng những quốc gia khác vẫn tiếp tục bùng phát dịch lớn. Kể từ những năm 1990, đã có một số vụ dịch sốt vàng da trên khắp châu Phi.

Bệnh cúm

Các nhà khoa học người Anh Wilson Smith, Christopher Andrewes, và Patrick Laidlaw đã phân lập được virus cúm vào năm 1933 và bắt đầu nghiên cứu quá trình sản xuất kháng thể ở chồn sương.

Jonas Salk và Thomas Francis đã phát triển vaccine đầu tiên chống lại bệnh cúm A vào năm 1938. Hai năm sau, Francis phát hiện ra bệnh cúm B, và bộ đôi này đã tạo ra một loại vaccine cúm hai thành phần vào năm 1942.

Vaccine kết hợp lần đầu tiên được sản xuất để sử dụng trong quân đội vào năm 1944, và sau đó được cấp phép cho dân thường vào năm 1945 sau khi thử nghiệm trên những tân binh và sinh viên đại học.

Nhưng trong đợt bùng phát dịch cúm mùa năm 1947, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng các chủng cúm mới xuất hiện mỗi năm và cần có các loại vaccine khác biệt. WHO đã khai trương Trung tâm Cúm đầu tiên ở London vào năm 1948, và các trung tâm trên khắp thế giới ngày nay vẫn tiếp tục nghiên cứu các loại vaccine mới.

Bệnh sởi, quai bị và rubella

Bác sĩ người Mỹ Thomas Peebles lần đầu tiên phân lập được virus sởi vào tháng 2 năm 1954, trong một đợt bùng phát tại tại thành phố Boston. Nhóm của ông Peebles đã thử nghiệm phiên bản vaccine đầu tiên trên 11 trẻ em bị chậm phát triển vào năm 1958, và họ nhận thấy virus trong vaccine đủ mạnh để gây ra một số triệu chứng bất lợi cho bọn trẻ.

Sau nhiều đợt cải cách và thử nghiệm ở Boston, John Enders cuối cùng đã được cấp phép phát hành một loại vaccine an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh sởi vào năm 1963.

Bác sĩ Maurice Hilleman của hãng dược phẩm Merck đã phát triển một loại vaccine giảm độc lực hơn vào năm 1968, sau đó ông kết hợp với vaccine cho bệnh quai bị (được cấp phép năm 1967) và bệnh rubella (1969) để tạo ra vaccineMMR vào năm 1971. Vaccine kết hợp tạo ra khả năng miễn dịch đối với cả ba loại virus mà không có tác dụng phụ nào.

Bệnh viêm gan B

Bốn năm sau khi phát hiện ra virus, bác sĩ kiêm nhà di truyền học người Mỹ Baruch Blumberg đã phát triển vaccine viêm gan B đầu tiên vào năm 1969 bằng cách sử dụng một kháng nguyên mà ông tìm thấy ở Australia. Sau đó Blumberg đã giành được giải Nobel cho nghiên cứu của mình.

Năm 1981, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt một loại vaccine phức tạp hơn lấy từ máu của những người dương tính với viêm gan B, nhưng nó đã bị ngừng sản xuất vào năm 1990 do lo ngại về đại dịch AIDS.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại vaccine được làm từ ADN biến đổi gen vào năm 1986. Loại vaccine enày vẫn được sử dụng cho đến ngày nay và không chứa các sản phẩm máu và không thể khiến người bệnh bị viêm gan B.

Thủy đậu

Năm 1974, nhà virus học người Nhật Bản Michiaki Takahashi đã phân lập được chủng bệnh thủy đậu “Oka”, hay còn gọi là bệnh thủy đậu, từ một cậu bé 3. Ông đã phát triển một loại vaccine thủy đậu sống giảm độc lực cùng năm đó và thử nghiệm trên 23 trẻ em trong bệnh viện.

Tất cả những đứa trẻ được tiêm vaccine đều phát triển kháng thể và không bị ốm mặc dù có ổ dịch trong nơi chúng sinh sống. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp tục ở Nhật Bản cho đến năm 1986, khi vaccine được chấp thuận và tung ra thị trường.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: