Những điều cần biết về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vaccine phòng COVID-19 không chỉ có hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong mà còn giúp trẻ em được trở lại với các hoạt động bình thường cùng cha mẹ.
Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Ngày 14/10 vừa qua, Bộ Y tế cho biết, sẽ tiến hành mở rộng đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi.

FDA (Hoa Kỳ) đã cấp phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cho mọi trẻ từ 12 tuổi trở lên. Đây là một bước tiến đầy phấn chấn và quan trọng trong cuộc chiến nhằm chấm dứt đại dịch này.

Pfizer là vaccine ngừa COVID-19 duy nhất được phép dùng cho trẻ em. Các nghiên cứu gần đây cho thấy những vaccine này có tác dụng chống lại các biến thể mới của virus đã xác định được đến thời điểm hiện tại và ngăn ngừa việc lây truyền virus sang người khác.

1. Tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em vì sao lại quan trọng?

Theo CDC Hoa Kỳ, có một hiểu lầm phổ biến là trẻ em không bị nhiễm COVID-19 hoặc không có nguy cơ bị bệnh nặng do virus SARS-CoV-2. Và một số hiểu lầm về tác dụng phụ biến chứng lâu dài theo tuổi của trẻ em.

Tuy nhiên hiện nay và trước mắt chúng ta một số trẻ vẫn mắc bệnh đến mức phải điều trị tại bệnh viện. Còn nhiều điều chúng ta vẫn chưa biết về việc COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng thế nào đến trẻ em về lâu dài. Nhưng COVID-19 nguy hiểm hơn rất nhiều so với bất kỳ rủi ro nào có thể có khi tiêm vaccine.

Những điều cần biết về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em ảnh 1

Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cũng giống như tất cả các loại thuốc khác, có thể sẽ khiến một số người gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn(Ảnh minh hoạ)

Nếu mắc COVID-19, trẻ em cũng phải chịu các tác dụng phụ nghiêm trọng, có khả năng kéo dài với mức độ tương tự như người lớn, ngay cả khi trẻ chưa bao giờ có triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ tại thời điểm nhiễm bệnh. Nhiều trẻ còn tiếp tục bị mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, đau cơ và khớp, khó ghi nhớ và xử lý thông tin.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch, đã có 77,827 trẻ em Utah (Hoa Kỳ ) từ 0-18 tuổi bị chẩn đoán nhiễm COVID-19, trong đó có 683 trẻ em phải nhập viện. Trong số những trẻ phải nhập viện ở nhóm tuổi đó, có 74 em xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C)- Một bệnh trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong .

Ở nước ta theo Bộ Y tế, tính từ ngày 5/7/2021 đến 30/7/2021 có khoảng 5% tổng số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội là trẻ em từ 0 đến 5 tuổi. Tỷ lệ này cao so với những đợt dịch trước. Trong khi đó, theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 31/8/2021 đã có 11.822 trẻ em là F0.

Theo thông tin từ Bộ Y tế Indonesia, tới ngày 28/7/2021 nước này có hơn 3,2 triệu người mắc COVID-19; trong đó tỷ lệ mắc ở trẻ từ 0-5 tuổi là 2.9%; 6-18 tuổi là 9.9%. Tính từ đầu dịch đến nay, tổng số ca tử vong tại Indonesia là hơn 86000 ca, trong đó trẻ em dưới 18 tuổi là hơn 800 ca, chiếm tỷ lệ khoảng 1%.

2. Nếu trẻ đã từng nhiễm COVID-19, có nên tiêm vaccine COVID-19 không?

Trả lời thắc mắc này là có, ngay cả khi con quý vị đã từng nhiễm COVID-19, trẻ em vẫn nên chích ngừa. Các vaccine này giúp tăng mức độ bảo vệ khỏi bệnh tật và khả năng tái nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy vaccine bảo vệ quý vị tốt hơn trước các biến thể của virus này. Điều này cũng có thể có nghĩa là vaccine đem lại khả năng miễn dịch lâu dài hơn so với miễn dịch tự nhiên, hay miễn dịch do đã mắc bệnh.

Chích ngừa là cách hình thành khả năng miễn dịch an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với việc bị nhiễm virus và mắc bệnh COVID-19.

3. Trẻ em tiêm vaccine COVID-19 có thể gặp tác dụng phụ?

Các vaccine ngừa COVID-19 đều an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cũng như tất cả các loại thuốc, một số người có thể gặp các tác dụng phụ. Do vậy, điều quan trọng là phải biết những tác dụng phụ đó là gì và cần chú ý những gì.

Tác dụng phụ thường gặp:

Con quý vị có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ từ mức nhẹ đến mức trung bình, trong một vài ngày. Trong hầu hết các trường hợp, con quý vị sẽ chỉ gặp các tác dụng phụ thông thường.

Đây là những dấu hiệu thông thường cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng bảo vệ và hệ miễn dịch đang làm những gì mà nó phải làm. Các tác dụng phụ này thường sẽ biến mất sau 12-48 giờ. Một số người không gặp tác dụng phụ hoặc có thể sẽ gặp các tác dụng phụ sau liều tiêm thứ 2 khác với sau liều đầu tiên.

Việc gặp một tác dụng phụ thông thường không phải là lý do để không tiêm liều thứ 2 của vaccine mRNA ngừa COVID-19. Trẻ cần tiêm cả hai liều để được bảo vệ hoàn toàn.

- Trên cánh tay tại vị trí tiêm: Đau, ửng đỏ, sưng tấy.

- Trên các phần còn lại của cơ thể: Ớn lạnh, tiêu chảy, sốt hoặc cảm thấy vã mồ hôi. Đau đầu, đau cơ, buồn nôn hoặc cảm thấy nôn.

Tác dụng phụ ít phổ biến hơn:

Một số trẻ em có thể sẽ xuất hiện các hạch bạch huyết sưng và nhạy cảm đau (gọi là nổi hạch), thường ở vùng nách hoặc cổ.

Một số người có thể bị phát ban đỏ, ngứa, sưng hoặc đau ở vị trí tiêm, thường được gọi là “cánh tay COVID".

Những nốt phát ban này có thể bắt đầu sau vài ngày đến hơn một tuần kể từ khi tiêm mũi đầu tiên. Nếu con quý vị bị "cánh tay COVID" sau khi tiêm liều đầu tiên, trẻ vẫn nên tiêm liều thứ 2.

Những điều cần biết về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em ảnh 2

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể được ngăn ngừa nhờ việc tiêm vaccine phòng bệnh. (Ảnh minh hoạ)

4. Xử trí thế nào sau tiêm vaccine?

Hãy hỏi bác sĩ của con quý vị về việc điều trị tình trạng này bằng một loại thuốc kháng histamine để giảm ngứa, hoặc acetaminophen hay một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để giảm sưng giảm đau.

Tốt nhất là quý vị nên đợi càng lâu càng tốt rồi mới dùng thuốc giảm đau bất kỳ sau khi chích ngừa. Hãy trao đổi với bác sĩ về việc cho con quý vị dùng một loại thuốc không cần kê đơn, như ibuprofen, acetaminophen (thường được gọi là paradol), hoặc naprosyn, để giúp giảm đau hoặc khó chịu do bất kỳ tác dụng phụ nào.

Điều quan trọng là sau khi chích ngừa, quý vị hãy tiếp tục dùng bất kỳ loại thuốc hàng ngày dài hạn nào của con mình, trừ khi bác sĩ yêu cầu không làm như vậy.

Để giảm đau và giảm khó chịu tại vị trí tiêm: Đắp một chiếc khăn mặt sạch, mát và ướt lên vùng da đó. Sử dụng hoặc tập thể dục cho cánh tay.

Để giảm khó chịu do sốt: Uống thật nhiều nước. Mặc đồ nhẹ nhàng, với những bộ quần áo không gây nóng bức.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

- Sau khi tiêm nếu tình trạng ửng đỏ hoặc nhạy cảm đau ở vị trí tiêm của trẻ trở nặng sau 24 giờ (1 ngày) thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ.

- Nếu quý vị lo lắng về bất kỳ triệu chứng bất thường nào mà con mình có thể gặp phải, hoặc có thắc mắc về các tác dụng phụ do tiêm vaccine COVID-19; Nếu quý vị lo lắng về các tác dụng phụ mà con mình gặp phải hoặc các tác dụng đó có vẻ như không hết sau vài ngày; Tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc nặng sau khi tiêm vaccine (hiếm khi xảy ra)... cũng có thể đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể.

Nhưng nghiên cứu cho thấy hiếm khi xảy ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Phản ứng dị ứng được coi là nghiêm trọng nếu người đó cần được điều trị bằng Adrenalin hoặc phải đến bệnh viện. Các loại phản ứng này được gọi là sốc phản vệ và hầu hết luôn xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm vaccine.

Người tiêm có thể sẽ bị khó thở, sưng mặt và cổ họng, tim đập nhanh, nổi ban nặng khắp cơ thể, hoặc chóng mặt và suy nhược.

Chính vì vậy, điều quan trọng là sau khi tiêm vaccine phải ở lại 15-30 phút để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng và đảm bảo mọi thứ đều ổn.

Hiện có sẵn các loại thuốc để điều trị sốc phản vệ. Bất kỳ ai bị phản ứng sốc phản vệ sau khi tiêm liều vaccine thứ nhất không nên tiêm liều thứ 2.

Phản ứng dị ứng tức thì không nghiêm trọng cũng hiếm khi xảy ra. Các phản ứng dị ứng không đòi hỏi phải cấp cứu hoặc nhập viện được gọi là phản ứng dị ứng tức thì không nghiêm trọng.

Các loại phản ứng này xảy ra trong vòng 4 giờ sau khi tiêm vaccine. Người tiêm có thể sẽ bị phát ban, sưng tấy hoặc thở khò khè. Nếu con quý vị gặp phản ứng dị ứng tức thì không nghiêm trọng sau khi tiêm một liều vaccine ngừa COVID-19, trẻ không nên tiêm liều thứ 2, ngay cả khi phản ứng đó không nghiêm trọng đến mức phải cấp cứu hoặc nhập viện.

Khả năng xảy ra các tác dụng phụ lâu dài là vô cùng thấp. Nếu xem xét lịch sử của tất cả các chương trình chích ngừa, quý vị sẽ thấy đa số chủ yếu các tác dụng phụ lâu dài do chích ngừa đều xuất hiện trong khoảng 30-45 ngày sau khi kết thúc các thử nghiệm lâm sàng vaccine. Đó chính là lý do tại sao FDA Hoa Kỳ yêu cầu phải chờ ít nhất 60 ngày sau khi kết thúc thử nghiệm lâm sàng mới có thể cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA).

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?