Những giải pháp thay thế tiềm năng cho việc đốt rơm rạ tại Hà Nội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhằm giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ trái quy định, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live and Learn) phối hợp với Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ và đồng hành với các địa phương.
Khói bụi mù mịt từ việc đốt rơm rạ, gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. (Ảnh: VnExpress)
Khói bụi mù mịt từ việc đốt rơm rạ, gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. (Ảnh: VnExpress)

Thực trạng đốt rơm rạ tại Hà Nội

Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố kết quả của việc đốt rơm rạ từ nghiên cứu Kiểm kê phát thải do hoạt động đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng thuộc Dự án "Xây dựng bản đồ về khối lượng rơm rạ thải bỏ ngoài đồng ruộng trên địa bàn thành phố Hà Nội".

Theo kết quả nghiên cứu, trong vụ Đông Xuân năm 2020, lượng rơm rạ bỏ lại trên đồng ruộng là 384.505 tấn, và tỷ lệ rơm rạ bị đốt ngoài đồng ruộng trong vụ Đông Xuân năm 2020 trung bình là 20%. Gia Lâm, Hoàng Mai, Thường Tín, Thạch Thất và Chương Mỹ là các quận, huyện có tỷ lệ đốt rơm rạ cao từ 35-60%.

Những giải pháp thay thế tiềm năng cho việc đốt rơm rạ tại Hà Nội ảnh 1
Nông dân huyện Thường Tín (Hà Nội) đốt rơm rạ trên đồng. (Ảnh: Dân Việt)

Còn trong vụ Mùa năm 2020, lượng rơm rạ khô bỏ lại trên đồng ruộng là 251.266 tấn và tỷ lệ rơm rạ bị đốt trên toàn thành phố vào khoảng 2%, khá thấp so với vụ Đông Xuân.

Đáng chú ý, khói bụi từ hoạt động đốt rơm rạ có thể lan rất nhanh trong không khí, gây ô nhiễm cho cả những vùng xa nơi đốt. Theo số liệu về phát thải, kết hợp cùng các dữ liệu về khí tượng của nhóm, vùng ô nhiễm chính nằm ở phía Nam Hà Nội là thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức), thị trấn Vân Đình (huyện Ứng Hòa) và xã Kim Bài (huyện Thanh Oai).

Kiểm soát hoạt động đốt rơm rạ bằng nhiều giải pháp

Để kiểm soát các hoạt động này, ngày 18/9/2020, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị 15/CT-UBND về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động đốt rơm rạ.

Cụ thể UBND thành phố yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND thành phố trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện, đảm bảo từ ngày 1/1/2021 không còn hoạt động đốt rơm rạ, các phụ phẩm cây trồng và chất thải khác không đúng quy định trên địa bàn.

Bên cạnh đó, nhiều giải pháp được thiết lập nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả xử lý rơm rạ. Cụ thể, các giải pháp quy mô lớn, áp dụng với các khu vực sử dụng máy móc, công nghệ, bao gồm: cày vùi rơm rạ vào đất và lấy nước vào ruộng ngay sau thu hoạch; mô hình kết hợp (cuốn rơm - cày vùi gốc rạ - rải phân vi sinh); sử dụng làm nhiên liệu cho sản xuất năng lượng sinh học thay thế. Các xã có thể lựa chọn nhiều giải pháp khác biệt để phù hợp với đặc tính địa phương như: Vịt Vân Đình (huyện Ứng Hòa), Bò sữa (huyện Ba Vì), Gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm)

Các biện pháp quy mô nhỏ áp dụng với các hộ gia đình, cá nhân: ủ rơm bằng chế phẩm sinh học, vi sinh (làm phân bón hữu cơ ngay tại đồng ruộng hoặc hỗ trợ các cây trồng khác); trồng nấm; tận dụng rơm rạ trong chăn nuôi (làm thức ăn và làm đệm lót sinh học.)

Cô Trần Thị Yến - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Bắc Thượng, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Sóc Sơn đã xây dựng và thực hiện mô hình xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ tại 2 xã điểm, để giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ trái quy định. Sau một thời gian triển khai mô hình, 1 tấn rơm rạ sau 45 ngày ủ đã được chuyển thành 25 tấn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất cây trồng và hoa màu.

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.