Không chỉ vậy, đối với các nhà nghiên cứu, chuyên gia và phục chế tranh trên toàn thế giới, các tác phẩm của ‘thiên tài nghệ thuật’ là những bài toán cực kỳ khó, chưa có lời giải đáp hoàn chỉnh.
1. Bức chân dung nàng Mona Lisa
“Mona Lisa” là tên bức chân dung nghệ thuật bậc thầy được danh họa vẽ vào thế kỷ 16 bằng sơn dầu tại Florence. Cho đến tận bây giờ, nhiều chuyên gia phải ‘đau đầu’ trước sự bí ẩn trong nụ cười của nàng Mona Lisa. Vì có người nhìn thấy gương mặt nàng toát lên nét buồn, trầm ngâm. Lại có người thấy nét láu lỉnh, cao ngạo trong nụ cười bí ẩn của nàng.
Tuyệt phẩm hội họa “Mona Lisa” |
Nhiều chuyên gia y khoa còn cho rằng, người phụ nữ trong tranh đã mắc bệnh hen suyễn và có khả năng mắc bệnh tim về sau. Ngoài ra, Mona Lisa còn mang những dấu hiệu của bệnh đần, dựa trên những dấu hiệu không cân đối của các ngón tay và sự thiếu vắng vẻ mềm mại ở tay nàng.
Trong khi đó, bác sĩ người Anh Kenneth Kill, trong bức tranh của danh họa thời Phục hưng đã truyền tải trạng thái mãn nguyện của người phụ nữ đang mang thai.
Lại có ý kiến cho rằng, bức họa vẽ người không có lông mày này chính là bức tự họa của Leonardo.
Nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa khiến nhiều chuyên gia trên thế giới phải ‘đau đầu’ |
Ngoài ra, nếu nối hoàn chỉnh những nét vẽ trong khung cảnh phía sau nàng Mona Lisa và xoay 1 góc thích hợp, chúng ta có thể thấy hình ảnh đầu con trâu, đầu sư tử và khỉ. Nhiều người còn tin rằng còn có một con cá sấu hoặc một con rắn ẩn trên tay trái của nàng Mona Lisa.
Hình ảnh đầu sư tử phía sau Mona Lisa |
Hình ảnh đầu trâu phía sau Mona Lisa |
Cho đến nay, sự mơ hồ trong nét thể hiện của người mẫu, sự lạ thường của thành phần nửa khuôn mặt, và sự huyền ảo của các kiểu mẫu hình thức và không khí hư ảo là những tính chất mới lạ góp phần vào sức mê hoặc của bức tranh.
2. Bữa tiệc cuối cùng – The Last Supper
Họa phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” được danh họa Leonardo da Vinci vẽ trong 3 năm (1495 – 1498). Phần lớn chúng ta đều biết đó là một kiệt tác hội họa, một tác phẩm nghệ thuật điển hình của thời đại Phục Hưng (thế kỷ 14 đến 17).
Họa phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” (The Last Super) |
Bức bích họa lấy khung cảnh trai phòng của tu viện Santa Maria (ở thành phố Milano), mô tả Chúa Jesus và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi ngài bị môn đệ Judas phản bội, bị đóng đinh trên cây thập giá.
Leonardo vẽ Chúa Jesus ngồi ở giữa các tông đồ và nói câu “Trong các con, có kẻ muốn nộp Ta”.
Vị trí ngồi của Chúa Jesus và 12 tông đồ |
Tuy nhiên, bức tranh còn ẩn chứa rất nhiều điều bí mật mà phải mất rất nhiều thời gian tìm hiểu người ta mới dần phát hiện ra.
Điều đầu tiên mà những nhà phân tích, nghiên cứu phát hiện ra đó là, danh họa đã ‘vẽ’ một bản nhạc dài 40 giây với các nốt là bàn tay của Chúa, tông đồ và các lát bánh mì. Ngoài ra, chuyên gia người Ý Giovanni Maria Pala còn phát hiện nhiều mật mã ẩn dưới bức “The Last Supper”. Đó là một câu nói bằng tiếng Thái cổ là “vinh quang và hiến dâng bên Người” và hình ảnh 3 chiều của chén Thánh (biểu tượng huyền bí của Thiên chúa giáo).
Ross King, chuyên gia phê bình nghệ thuật cổ đại cho biết, ông còn tìm thấy bằng chứng Leonardo da Vinci vẽ chính mình trong bức họa hơn 500 tuổi này. Khuôn mặt của danh họa được thể hiện trong hình ảnh Thánh James ‘nhỏ’ và Thánh Thomas.
Khuôn mặt của Thánh James ‘nhỏ’ và Thánh Thomas |
Trong cuốn “Mật mã Da Vinci” (2003) của nhà văn Mỹ Dan Brown đề cập tới hình ảnh người ngồi bên tay phải Chúa Jesus là Maria Magdalene – vợ của chúa Jesus, với gương mặt thanh tú, thoáng nét vồng lên của bộ ngực cùng sóng tóc xoăn mềm mại.
Hình ảnh tông đồ (ngồi ngoài cùng phía bên phải) được Dan Brown cho rằng là Maria Magdalene (Vợ Chúa Jesus) |
Chưa hết, mới đây, chuyên gia đồ học Slavisa Pesci tin rằng, qua hình ảnh phản chiếu trong gương chúng ta có thể thấy Chúa Jesus đang bế một đứa trẻ và chúc phúc lành cho em. Đến giờ, nhiều chuyên gia vẫn chưa thể xác định lai lịch của đứa trẻ đó.
Quả thực, tại sao một bức tranh vẽ ở cuối thế kỷ 15 lại ẩn chứa nhiều bí mật đến vậy là điều mà các chuyên gia trên thế giới tiếp tục dày công nghiên cứu.
3. Người Vitruvius – Vitruvius
Người Vitruvius là tên bức vẽ nổi tiếng của Leonardo da Vinci được ông vẽ năm 1490. Đây là một trong những ví dụ tuyệt vời nhất về con người hoàn hảo mà danh họa sớm biết đưa ra.
Bức vẽ “Người Vitruvius” của Leonardo da Vinci |
Leonardo vẽ họa phẩm này dựa trên quan điểm của chính ông về tỷ lệ lý tưởng của số đo cơ thể người và tham khảo các khái niệm về hình học, kiến trúc trong tác phẩm De Architectura có từ 1.500 năm trước của kiến trúc sư La Mã Vitruvius.
Phần mô tả của bức vẽ được Leonardo viết bằng tiếng Ý ngược. Với nội dung, rốn là phần trung tâm của cơ thể người, và con người là đại diện thu nhỏ của vũ trụ.
Cho đến nay, nhiều người vẫn tiếp tục xác minh danh tính của người đàn ông ‘hoàn hảo’ trong ảnh. Thậm chí có người cho rằng, Leonardo vẽ mẫu người đàn ông mắc bệnh thoát vị bẹn.
Bức vẽ “Người Vitruvius” của Giacomo Andrea |
Và trước khi vẽ bức ảnh này, Leonardo có tham khảo bức “Vitruvius” của Giacomo Andrea de Ferrara, một kiến trúc sư thời Phục hưng, bạn thân của chính Leonardo hay không? Vẫn đang là điều khiến nhiều nhà nghiên cứu ‘đau đầu’.
Hiện nay, bức Người Vitruvius, quản tại bảo tàng Gallerie dell’Accademia ở Venezia, Ý, được dùng như một biểu tượng của nghề y và các cơ sở y học.
Xem thêm:
- Nét hấp dẫn bí ẩn trong tranh của danh họa Leonardo da Vinci
- Những mật mã ẩn chứa trong 10 tuyệt phẩm hội họa kinh điển
- 8 phát minh làm thay đổi cuộc sống của người Hồi giáo
Minh Châu (t/h)