Những tập quán nên biết khi đi du học Trung Quốc

Bài viết dành tặng cho những bạn đã, đang và sẽ sang Trung Quốc du học. Việc trước khi lựa chọn cho mình một đất nước là điểm đến cho cuộc trinh phục tri thức của mỗi người hẳn là việc tìm hiểu về phong tục tập quán và văn hóa của nước đó.
Những tập quán nên biết khi đi du học Trung Quốc

Tuy Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, "núi liền núi, sông liền sông", văn hóa có phần nào chịu ảnh hưởng nhưng không phải bất kỳ phong tục tập quán nào của hai nước cũng giống nhau. Bài viết dành tặng cho những bạn đã, đang và sẽ sang Trung Quốc du học. Việc trước khi lựa chọn cho mình một đất nước là điểm đến cho cuộc trinh phục tri thức của mỗi người hẳn là việc tìm hiểu về phong tục tập quán và văn hóa của nước đó.

Treo chữ Phúc ngược cầu suôn sẻ, hạnh phúc

Những tập quán nên biết khi đi du học Trung Quốc - anh 1

Khi mới đến Trung Quốc, lúc Teen du học có dịp được tới thăm các gia đình người Hoa đã có rất nhiều bạn bỡ ngỡ và thắc mắc vì không hiểu sao nhà nào cũng treo chữ Phúc ở trước cửa, mà kì lạ là lại treo ngược, chứ không phải đúng chiều như nhà mình. Để giải đáp thắc mắc, bọn tớ đã hỏi một vài người dân Trung Quốc và được bật mí. Hóa ra, trong tiếng hoa, thì chữ “dzào” nghĩa là “ngược” (đảo lộn), đồng âm với chữ “dzào” nghĩa là “đến” (đi đến). Do đó, người dân Trung Quốc luôn có thói quen treo chữ Phúc ngược ở trước cửa nhà để cầu “Phúc đến nhà”.

Thậm chí, các cặp đôi teen Trung Quốc ngày nay còn có sở thích là khâu hoặc dán chữ Phúc đảo ngược lên đồ vật muốn tặng cho “người ấy”, để cầu cho chuyện tình cảm được suôn sẻ, luôn luôn hạnh phúc với nhau. Quan niệm đó xem ra có đôi chút mê tín nhưng cũng thú vị ra phết đây nhỉ?

Không nên lảng tránh trả lời những câu hỏi cá nhân

Khác với người phương Tây, người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Trong khi chào hỏi không nên bắt tay chặt, mà thả lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó, rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.

Giống như người Việt Nam, khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân, gia đình, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn không nên lảng tránh trả lời. Những vấn đề liên quan tới chính trị không mấy được hưởng ứng khi đưa làm câu chuyện tán gẫu ở Trung Quốc, vì vậy tốt nhất đừng đề cập đến.

Khi chụp ảnh hãy nói “cà tím”

Những tập quán nên biết khi đi du học Trung Quốc - anh 2

Khá nhiều bạn sinh viên Việt Nam cảm thấy ngạc nhiên khi thấy ở Trung Quốc, ai cũng nói “cà tím” trước khi chụp ảnh. Lí do khá đơn giản, vì trong tiếng Trung, “cà tím” đọc là “qié zì”, khi phát âm từ này thì trông chúng ta như đang cười toe toét vậy, và các teen Trung Quốc đã áp dụng câu nói này trong mỗi lần chụp ảnh tập thể, để ai cũng có thể cười thật tươi, đồng đều và đẹp nhất.

Ẩm thực Trung Quốc cầu kỳ về cả nội dung lẫn hình thức

Cũng giống như người Việt Nam, người Trung Quốc thường có 3 bữa ăn trong ngày. Nhưng họ lại khá cầu kỳ về cả “nội dung” lẫn “hình thức” của từng món ăn. “Nội dung” ở đây được hiểu là chất lượng của món ăn. Ẩm thực Trung Quốc lấy đạo Khổng làm trung tâm. Nghĩa là dù là món ăn nào đi nữa cũng phải tuân theo thuyết quân bình âm dương, các món ăn hài hòa sẽ tốt hơn cho cơ thể. Trong đó, các món ăn đều được kết hợp khéo léo kết hợp với các loại gia vị, để không chỉ tạo ra những món ăn hấp dẫn mà còn phải tốt cho sức khỏe. Còn “Hình thức”ở đây chính là việc trang trí một các tinh xảo, bắt mắt, thu hút thực khách ngay ở cái nhìn đầu tiên.

Người ta thường nói “ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”, điều đó để thấy rằng ẩm thực Trung Quốc có một vị trí đặc biệt trên trường quốc tế. Ẩm thực cũng là một trong những chủ đề hấp dẫn nhất cho bất kỳ du khách nào đến Trung Quốc. Tuy nhiên, không chỉ có những phong cách đa dạng, ẩm thực Trung Quốc còn là có những triết lý nghệ thuật và những tập quán ăn uống độc đáo.

Ngoài ra, thói quen uống trà hoặc uống rượu cũng đã tạo nên một nét đẹp văn hóa ẩm thực của người Trung Quốc.

Một nét đặc sắc khác về văn hóa ẩm thực của đất nước Trung Hoa này, đó chính là Tết Đoan Ngọ hay ở Việt Nam mình còn gọi là ngày giết sâu bọ, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Nếu như trong ngày này, các gia đình ở Việt Nam mình chắc chắn phải có hoa quả và rượu nếp, thì bánh chưng lại là một món không thể thiếu trong các gia đình của người Trung Quốc. Bánh chưng của Trung Quốc nhỏ và bé hơn so với Việt Nam rất nhiều đấy.

Tương truyền rằng ở Trung Quốc ngày này là ngày thờ cúng ông Khuất Nguyên, một nhà thơ nổi tiếng của nước Sở (cách đây 2286 năm), ông là một người học rộng tài cao. Và hôm đó cũng là ngày lễ “vào hè” của người Trung Quốc, nhằm cầu mưa thuận gió hòa, tránh được thiên tai, dịch bệnh. Trong ngày này thì họ luôn tổ chức các lễ hội đua thuyền và gói bánh chưng.

Các teen Trung Quốc còn đồn rằng, vào ngày này nếu ăn bánh chưng thì không những được khỏe mạnh hơn, tránh được các dịch bệnh, mà còn thông minh và học giỏi hơn nữa.

Bắn pháo hoa trong đám ma

Thói quen bắn pháo hoa trong dịp tang lễ này cũng là một phong tục khá phổ biến ở rất nhiều tỉnh của Trung Quốc, thậm chí là cả Bắc Kinh và Thượng Hải hay các thành phố lớn cũng có. Nguyên do là vì người Hoa cho rằng, tang lễ không phải là một chuyện buồn, mà là một việc vui, vì người ta quan niệm chết đi không phải là kết thúc, mà khi chết đi là con người đã được chuyển sang một thế giới khác, và họ bắn pháo hoa để cầu cho linh hồn của người chết có thể được lên trời. Cũng có người lại giải thích rằng họ làm thế vì tiếng pháo hoa sẽ xua đuổi được ma quỷ, giúp cho ma quỷ không thể quanh quẩn nơi họ sống và không thể làm hại đến gia đình họ.

Xem thêm:

- Học tiếng Hán tại trường nào ở Trung Quốc là tốt nhất?

- Du học TQ những lo lắng cần được giải đáp

Tuấn Minh (t/h)

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.