Nữ sinh xinh đẹp uống thuốc diệt cỏ tự tử ở Hà Nam: ‘Chết là hết?

Nhiều người chia sẻ “Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống mà cô bé đã vội vàng từ bỏ cuộc sống tươi đẹp này. Tiếc cho em quá!”.
Nữ sinh xinh đẹp uống thuốc diệt cỏ tự tử ở Hà Nam: ‘Chết là hết?

Mới đây, trên các diễn đàn mạng xôn xao câu chuyện nữ sinh ở Hà Nam uống thuốc diệt cỏ tự tử. Ngay khi đăng tải trên diễn đàn hơn 700 ngàn thành viên, câu chuyện đã thực sự thu hút đông đảo sự quan tâm của dân mạng. Ai cũng thương tiếc cho cô bé tuổi đời còn quá trẻ, nhưng có suy nghĩ dại dột khi từ bỏ cuộc sống tươi đẹp này.

Cô nữ sinh xinh đẹp được nói tới tên là L (SN 1999) quê ở Nhân Bình, Lý Nhân, Hà Nam. L sinh ra trong gia đình có 2 anh em, L là con út nên được bố mẹ vô cùng yêu thương. Khi hay tin em tự tử rất nhiều người không tránh khỏi cú sốc lớn, với cha mẹ em đó là nỗi đau đớn tột cùng.

Là một người bạn của L., em T.H.H. (Xuân Khê, Hà Nam) cho biết, bản thân cậu cũng như rất nhiều người trong huyện vẫn cảm thấy sốc khi biết tin L. tự tử.

Nữ sinh xinh đẹp uống thuốc diệt cỏ tự tử ở Hà Nam: ‘Chết là hết? ảnh 1

Chia sẻ của dân mạng trước cái chết đột ngột của L.

Được biết L. và hai bạn nữ có xích mích ghét nhau từ lâu, đến hôm 26 – 3 L. có xuống trường Nam Lý xem cắm trại và ở đây gặp một nữ sinh khác có xích mích trước đó. L. tuần trước cũng đăng video cover lên facebook nên lấy cớ đó hai nữ sinh chửi L. qua facebook và đánh L. thậm chí hất nước lên người L. Về nhà một nữ sinh nói chuyện với mẹ và mẹ của nữ sinh đó đã đến gia đình L. để nói chuyện. Bố biết được đã mắng L. vì oan ức không nói được nên L. đã mua thuốc đến lớp uống.

Theo lời của H. thì: “L. đến lớp sớm hơn mọi khi và uống thuốc khi biến chứng thì lớp mới phát hiện cho L. xuống bệnh viện Nam Lý kiểm tra, sau đó đưa ra Hà Nội lọc máu nhưng không cứu được vì hỏng nội tạng. Bố L. tìm mọi cách cứu con, bác ấy có nói còn nước còn tát miễn sao cứu được L. Có mời thêm thầy thuốc miền nam về cứu nhưng không được và L. đã ra đi đêm 8/4”.

Cái chết đột ngột của em không ít dân mạng bày tỏ sự xót xa và tiếc nuối, ai cũng thương cho em, thương cho tuổi trẻ nông nổi. Nhiều người chia sẻ “Chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ trong cuộc sống mà cô bé đã vội vàng từ bỏ cuộc sống tươi đẹp này. Tiếc cho em quá!”.

Trước đó, đã có không ít vụ các bạn trẻ tự tử chỉ vì bế tắc trong cuộc sống hay vì những đổ vỡ trong tình yêu. Chẳng hạn như ngày 6/4/2016, Công an H.Đồng Xuân (Phú Yên) xác nhận có nhận được đơn trình báo của gia đình em Đ.T.C.T (14 tuổi, trú thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2), học sinh lớp 8 Trường THCS Hoàng Văn Thụ, về việc em này bị một số học sinh nam cùng trường trêu chọc và có hành vi sàm sỡ.

Vì việc này mà T. xấu hổ bỏ về nhà uống thuốc diệt cỏ để tự tử. Gia đình phát hiện đưa T. đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên, sau đó trên đường chuyển đi TP.HCM cấp cứu thì T. đã không qua khỏi. Gia đình T. cho rằng em bị chết oan nên đề nghị cơ quan chức năng làm rõ.

Trong suy nghĩ của các em, chết là hết, chết là không tồn tại nữa và chết sẽ giúp các em quên đi mọi đau đớn trong cuộc đời mà các em đang phải đối diện. Các em đâu biết rằng, khi các em “ra đi” nỗi đau đớn ấy sẽ mãi ở lại trong lòng người thân các em. Có những bậc cha mẹ sống cả đời trong đau đớn, giày vò vì đã không thể giữ lại con cái bên mình.

Vì thế, khi các em quyết định làm việc gì đó “dại dột” hãy nghĩ tới những người sinh ra các em. Họ đã cho các em hình hài, nuôi các em khôn lớn. Cha mẹ các em đâu đòi hỏi gì ngoài việc các em khôn lớn trưởng thành.

Nếu các em tự tử vì tình yêu, hãy nghĩ liệu tình yêu đó có xứng đáng được hi sinh? Nếu anh ta/cô ta phản bội các em, các em hãy nghĩ rằng, con người đó không đáng để các em bận tâm suy nghĩ. Còn nếu cuộc sống gặp những bế tắc, hãy chạy về ôm lấy cha mẹ, người thân của các em, hãy mở lòng tâm sự, bởi họ sẽ là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.

Trước đó, các chuyên gia Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ từng đưa ra lời khuyên với các bậc cha mẹ “đừng để con bạn rơi vào cuộc sống bế tắc”. Họ cho rằng, điều cần thiết đầu tiên là đừng để chứng trầm cảm hoặc mối lo âu của thanh thiếu niên trở nên trầm trọng. Ở độ tuổi bất ổn về tâm lý, các em dễ dàng suy sụp.

Nghiên cứu cho thấy, 90% người tự tử trải qua quá trình rối loạn tâm thần, hơn 50% trong số họ mắc chứng trầm cảm. Những người này thường sống khép kín bản thân, âm thầm mong được giúp đỡ. Tuy nhiên, các em thường xấu hổ, không dám để lộ vấn đề mình đang gặp phải với người khác, kể cả cha mẹ những người gần các em nhất.

Sở dĩ thanh thiếu niên che giấu cảm xúc vì quan niệm sai lầm rằng, đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Những cảm xúc tiêu cực ấy tích tụ trong thời gian dài sẽ dễ dàng bộc phát thông qua hành vi tự tử khi chúng lên đến đỉnh điểm, hoặc các em gặp phải sự cố làm giọt nước tràn ly.

Chia sẻ về vấn đề trên cô giáo Trần Ly (Giáo viên Giáo dục công dân, THCS Ngô Sĩ Liên) chia sẻ, cuộc đời mỗi người luôn có những thăng trầm nhất định. Ai cũng thế, bé hay lớn, già hay trẻ, nam hay nữ, cũng cần phải biết “tự chủ”.

Chỉ khi tự chủ được chúng ta mới làm chủ được suy nghĩ, cũng như những hành vi của mình một cách đúng đắn. Đồng thời biết tự chủ, giúp chúng ta mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, chúng ta dễ dàng vượt qua những thử thách, cám dỗ của cuộc sống đang chờ đợi.

Cũng theo chị Ly, trong cuộc sống để tránh những điều đáng tiếc trên, các bậc làm cha làm mẹ hãy quan tâm đến con hơn nữa, hãy chủ động trò chuyện với các con trong mọi hoàn cảnh. Các em có ý định tự tử thường tự phát, tuy nhiên không phải em nào cũng dám hành động. Hãy quan sát biểu hiện của con khi con hay khóc, tự dưng buồn bã, muốn ngồi một mình trong phòng, thậm chí là cáu gắt vô cớ.

Nhiều khi, có ý định tự tử các em sẽ nói bâng quơ điều gì đó liên quan tới cái chết, tới cuộc sống sau này, thậm chí là gọi điện cho người thân “ngầm ý” chào vĩnh biệt. Những khi đó, cha mẹ không nên chủ quan. Thay vào đó nên ân cần nói chuyện, khuyên giải kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc. Có nhiều em rất bướng, cha mẹ cần phải có cách thuyết phục, thậm chí nên lựa lời kiên nhẫn trao đổi với con. Nếu cần hãy sắp xếp cho con một chuyến du lịch ngắn ngày để con lấy lại được tinh thần.

Cha mẹ cũng nên đưa những câu chuyện về nghị lực sống để giáo dục cho con cái hiểu, thêm vào đó hãy nói với các con cuộc sống luôn tươi đẹp, những điều các con gặp phải chỉ là thử thách nhỏ. Hãy đặt niềm tin nói với con rằng “Mẹ tin con sẽ vượt qua được, mẹ tin con mẹ sẽ làm rất tốt. Bố mẹ luôn tin con”. Những câu nói đơn giản ấy thôi, cũng khiến cho con trẻ ấm lòng, hiểu được tầm quan trọng của mình trong cuộc sống.

Nhiều bậc cha mẹ khi con cái sai thường mạt sát con, thậm chí dùng những từ ngữ vô cùng nặng nề như "Mày không phải là con tao", "Mày không xứng đáng làm con trong gia đình này?", "mày thật kém cỏi, hãy nhìn bạn A kia xem",...

Những lời lẽ nặng nề của cha mẹ không làm con hiểu thêm mà chỉ khiến con cái thêm tuyệt vọng, chán ghét bản thân mà thôi. Vì thế, tuyệt đối đừng xưng "mày", "tao" cũng đừng mạt sát con.

Với trường hợp con đã từng tự tử nhưng không thành, cha mẹ cần quan tâm hơn nữa. Hãy đợi khi con bình tĩnh lại nói chuyện với con nghiêm túc để con không bao giờ lặp lại hành động đóp nữa. Chỉ có cha mẹ, đặc biệt là người mẹ mới đủ khả năng vực dậy được tinh thần yêu đời của những đứa con thơ dại, vì thế hãy mở lòng với những sai lầm mà con bạn mắc phải.

Cũng đồng quan điểm trên, nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất – Giám đốc công ty tư vấn An Việt Sơn cho rằng: “Mọi trường hợp tự tử đều là dại dột, thiếu kỹ năng sống và mất tự tin ở mình, khi cãi vã, thất tình không biết mình phải làm gì nên mới có những hành động dại dột như vậy”.

Song Tử

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.