“Ông già Nam Bộ nhiều chuyện” và “Đất Việt trời Nam liệt truyện”

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - NXB Tổng hợp TPHCM vừa ấn hành tuyển tập “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định. Tác phẩm là bản anh hùng ca đầy tự hào về tinh thần yêu nước mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.
Tuyển tập “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định
Tuyển tập “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định

Nhà văn Trần Bảo Định bắt đầu in sách khá muộn và tuyển tập “Đất Việt trời Nam liệt truyện” được in khi ông tròn 80 tuổi. Ông được bạn viết và bạn đọc nhớ đến với tên gọi thân quen: “Ông già Nam Bộ nhiều chuyện” cũng là tên tác phẩm tạo tiếng vang trên văn đàn của ông.

“Đất Việt trời Nam liệt truyện” gồm ba tập Thượng (246 trang), Trung (280 trang) và Hạ (324 trang). Tập Thượng lấy cột mốc từ năm 1620 là thời kỳ mở mang và thống nhất giang sơn, thì tập Trung từ năm 1859 là thời kỳ giữ gìn và bảo vệ xứ sở, đến tập Hạ từ năm 1900 là thời kỳ chuyển biến và tái kết nối đứt gãy văn hóa bởi cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

“Đất Việt trời Nam liệt truyện” được viết với cảm hứng sử thi anh hùng, phản ánh một cách bao quát những biến động thời đại, khơi sáng vẻ đẹp tâm hồn và khí phách của nhân dân Nam Bộ hơn ba trăm năm mở mang bờ cõi, bảo vệ và phát triển quê hương. Người bình dân Nam Bộ trực tiếp góp phần kết nối mạch sống dân tộc Việt Nam trên phương diện lịch sử và văn hóa nghệ thuật.

Mở đầu tuyển tập, Đất nước - vừa như đề từ vừa như sự dẫn nhập: “Đất nước tôi, ba lần Tuyên ngôn Độc lập/ Mấy ngàn năm, tranh đấu với thời gian/ Máu anh hùng tô non sông cẩm tú/ Mồ hôi dân kết đọng ngọn lúa vàng”. Nhắc nhớ ba lần Tuyên ngôn Độc lập, từ bài thơ “Nam quốc sơn hà” tương truyền của Lý Thường Kiệt (1019 - 1105) chấp bút trong cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1077; “Bình Ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi (1380 - 1442) viết năm 1428; “Tuyên ngôn Độc lập” do Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) đọc vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

“Ông già Nam Bộ nhiều chuyện” và “Đất Việt trời Nam liệt truyện” ảnh 1

“Ông già Nam Bộ nhiều chuyện” Trần Bảo Định

Tập Thượng bắt đầu từ năm 1620, phản ánh giai đoạn lịch sử Đàng Trong và Nam Kỳ với công cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam. Bên cạnh cuộc thư hùng giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh, nổi bật trên nền lịch sử thời đại ấy là những người anh hùng đại diện cho ý chí và khí phách của những nhân vật Đỗ Thanh Nhơn, Lê Xuân Giác, Lê Văn Duyệt, Mai Tự Thừa... và hàng loạt những anh hùng không tên cùng góp máu xương cho công cuộc thống nhất non sông vĩ đại. “Đất Việt trời Nam liệt truyện” còn đan cài trong đó những phong tục tập quán, sinh hoạt nghệ thuật, đạo đức luân lý, nhận thức tư tưởng.

Tập Trung từ năm 1859, thời kỳ thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta. Nhà văn Trần Bảo Định tập trung thể hiện ý chí kiên gan bất khuất của nhân dân Nam Kỳ cùng với nhân dân cả nước đứng lên chống giặc ngoại xâm. Hàng loạt hình tượng anh hùng bình dân lấy thân đền nợ nước, như: hai mươi dũng sĩ đất Gò Công; nghĩa sĩ Sáu Chóp Chài; má thằng Trợt và chú Năm với đôi trâu hào khí; Sáu cận vệ; lão Tám với thằng Nhanh... có thể xem là khúc bi tráng ca vang vọng trong cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ thời bấy giờ.

Đối tượng của cái nhìn nghệ thuật ở tập này từ các nhân vật anh hùng được sử sách lưu danh, như: Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Phan Văn Đạt, Nguyễn Trung Trực... dịch chuyển đến các nhân vật anh hùng vô danh. Và chính các anh hùng vô danh mới thể hiện toàn bộ chủ đích nghệ thuật của Trần Bảo Định, cho thấy tư tưởng: Nhân Dân Anh Hùng!

Tập Hạ từ năm 1900, phản ánh bước tiến mới của nhân dân Nam Kỳ trên tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Các hình tượng nhân vật lịch sử thời kỳ này cho thấy nhận thức toàn diện, sâu sắc hơn về cuộc xâm lược của thực dân Pháp và gợi mở những khuynh hướng đấu tranh khác nhau trong bối cảnh thời đại nhiều biến động.

Bên cạnh đấu tranh yêu nước là việc phát triển nội lực kinh tế và đời sống xã hội của nhân dân. Phong trào vận động Minh Tân với các tên tuổi như Trần Chánh Chiếu, Huỳnh Đình Điển, Lê Văn Cửu... được tái hiện sinh động. Đây là giai đoạn lịch sử biến đổi mau lẹ cho thấy vận mệnh giống nòi đến lúc thực hiện “bước nhảy vọt” trên tiến trình giải phóng dân tộc. Tiếp nối chí khí người xưa, cập nhật bối cảnh thời đại để xây dựng và phát triển phong trào yêu nước, đó là động lực to lớn thúc đẩy tiến trình lịch sử vùng đất Nam Kỳ cũng như vận mệnh chung của lịch sử và dân tộc Việt Nam hiện đại.

“Ông già Nam Bộ nhiều chuyện” và “Đất Việt trời Nam liệt truyện” ảnh 2
Tuyển tập “Đất Việt trời Nam liệt truyện” của nhà văn Trần Bảo Định.

Trong “Đất Việt trời Nam liệt truyện”, hình tượng nhân vật nữ chiếm vị trí đáng kể; với các nhân vật: công nữ Ngọc Vạn, công nữ Ngọc Khoa, hai bà vợ của Phan Thanh Giản, mẹ và vợ của Nguyễn Đình Chiểu, mẹ của Đỗ Trình Thoại, mẹ của Trần Xuân Hòa, cô Sáu Sanh, cô Hai Rái... Tất cả đều làm nổi bật vai trò và tôn vinh người phụ nữ Nam Bộ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung trong công cuộc mở mang bờ cõi và bảo vệ đất nước.

Tuyển tập “Đất Việt trời Nam liệt truyện” giúp bạn đọc nhận ra tâm hồn và khí phách người bình dân Nam Bộ: không phải giống chim phượng trong lý tưởng vương quyền mà là loài chim sẻ trên đồng ruộng nắng vàng phương Nam; cũng không phải thần long uốn lượn trời xanh mà là con trùn đất cày xới, vun bồi đại địa.

Qua tác phẩm, bạn đọc sẽ nghe thấy âm vang tiếng nói hào sảng, cảm khái tính cách phóng khoáng và phẩm chất nhân nghĩa thủy chung của người bình dân Nam Kỳ. Đây vừa là bản trường ca vừa là bản tráng ca mà cũng là khúc dân ca thấm đượm hương vị nắng gió chan hòa của đất đai xứ sở Nam Bộ xưa nay.

Ngày nay, chúng ta tự hào và hạnh phúc vì đang sống trong nền hòa bình, độc lập và tự do mà biết bao thế hệ tiền nhân đã bền bỉ đấu tranh, không quản ngại hy sinh để giữ vững chủ quyền đất nước. Bởi, tình yêu với đất nước là tình cảm thiêng liêng nhất và tình yêu này sẽ tiếp nối, trường tồn đến muôn đời sau.

Nhà văn Trần Bảo Định sinh năm 1944 tại Long An, ông xuất hiện trên văn đàn chỉ khoảng hơn mười năm trở lại đây với tập thơ đầu tay “Ngao du sơn thủy” in năm 2012. Từ đó đến nay ông đã xuất bản 6 tập thơ: “Thầy tôi”, “Mẹ! Tiếng lòng”, “Thơ 6.8” (in chung Hoàng Yên Dy, “Vợ tôi”, “Làng tôi”; và 14 tập truyện ngắn: “Kiếp ba khía”, “Đời bọ hung”, “Phận lìm kìm”, “Chim phương Nam”, “Đất phương Nam ngày cũ”, “Khói un chiều”, “Bóng chiều quê”, “Bông trái quê nhà”, “Chơi thôi mà!”, “Mưa bình nguyên”, “Thương những ngày…”, “Mùa hoa nắng” . Bạn đọc nhớ đến ông khi ấn hành hai tập “Ông già Nam Bộ nhiều chuyện – Dấu chưn lưu dân” và “Ông già Nam Bộ nhiều chuyện – Góc khuất dưới chưn đèn” vào năm 2017.

Ông còn là tác giả của 5 tập tiểu luận – phê bình: “Phật tính dân gian Nam Bộ – Đôi điều suy ngẫm”, “Dấu thời gian – Khát vọng của người xưa”, “Lá rụng mùa – Mấy vấn đề về môi trường sinh thái Nam Bộ”, “Đọc thơ bạn – Thú thưởng ngoạn văn chương” (2023), “Già ham sách – Mơ giấc mơ chữ nghĩa”.

TIN LIÊN QUAN
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.