Ông Chua Chee Seong, chủ tịch và giám đốc điều hành khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Infineon, cho biết công ty đang tuyển dụng thêm nhân viên ở Ấn Độ, nơi vốn đã là cơ sở nghiên cứu và phát triển châu Á quan trọng của nhà sản xuất chip Đức, đồng thời cũng nhằm mục đích mở rộng đáng kể lực lượng lao động tại văn phòng mới ở Việt Nam cho "hàng trăm" kỹ sư.
“Tôi nghĩ tầm quan trọng của Đông Nam Á và Nam Á xét về nhân tài chip và chuỗi cung ứng chip sẽ chỉ tăng lên trong những năm tới. Khu vực này tương đối trung lập trong môi trường địa chính trị năng động, đồng thời cũng là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động hiệu quả", ông Chua nhận định.
Đại diện của Infineon đánh giá cao vai trò của Ấn Độ. Ngoài việc là nguồn cung cấp lao động có tay nghề cao, vốn đã cung cấp 2.000 nhà thiết kế chip và nhà phát triển phần mềm cho công ty, quốc gia Nam Á đang trở thành thị trường quan trọng cho chip sử dụng trong ô tô và điện tử.
“Chúng tôi nhận thấy sự cạnh tranh ngày càng tăng trong việc săn tìm nhân tài ở Ấn Độ khi các khoản đầu tư đang đổ vào, do đó chúng tôi phải tìm kiếm các địa điểm mới ở Ấn Độ để mở văn phòng. Ở giai đoạn đầu này, chúng ta đang chứng kiến các công ty phương Tây thực hiện những khoản đầu tư ban đầu, mở đường cho sự xuất hiện của các nhà cung cấp và thương hiệu địa phương trong tương lai", Chua Chee Seong cho biết.
Nhận định ngành công nghiệp ô tô và xe máy có triển vọng cao, ông Chua nêu bật tiềm năng của Ấn Độ trong việc tái tạo quy mô thị trường hiện tại từ 20 triệu đến 30 triệu ô tô của Trung Quốc.
“Với chỉ 4 triệu ô tô hiện nay, Ấn Độ có rất nhiều dư địa để phát triển", ông Chua nói và cho biết thị trường xe máy 20 triệu dân của Ấn Độ cũng mang đến cơ hội tăng trưởng lớn cho chip dành cho xe máy điện và công nghệ pin.
Cuộc chiến giành nhân tài chip đang nóng lên ở Đông Nam Á và Ấn Độ khi các nhà sản xuất chip và các công ty công nghệ khác tăng cường sự hiện diện trong khu vực, được thúc đẩy bởi mong muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc và xây dựng khả năng phục hồi tốt hơn.
Ấn Độ đã thu hút những công ty lớn, bao gồm Intel, Qualcomm, AMD, Application Materials và Micron, những công ty đang thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) và thậm chí cả cơ sở sản xuất ở đó, trong khi các nhà cung cấp hàng đầu của Apple là Foxconn và Pegatron đang tăng cường sản xuất iPhone ở Ấn Độ.
Trong khi đó, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến quan trọng cho các nhà phát triển chip, khi nhà sản xuất phần mềm thiết kế chip hàng đầu của Mỹ là Synopsys đã thành lập một nhóm R&D gồm 600 người tại đây.
Các nhà phát triển chip hàng đầu của Mỹ là Nvidia và Marvell cũng đang mở rộng đội ngũ kỹ sư của họ tại quốc gia Đông Nam Á. Trước đó, Malaysia và Singapore cũng được hưởng lợi từ sự thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng khi đầu tư nước ngoài đổ vào.
Vincent Chang, giám đốc điều hành khu vực châu Á và xuyên lục địa tại Advantech, nhà sản xuất máy tính công nghiệp lớn nhất thế giới, cho rằng doanh thu của công ty ở Đông Nam Á đã tăng gấp đôi kể từ năm 2015 và ông kỳ vọng khu vực này sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn.
“Chúng tôi có mặt ở đây vì có các kỹ sư chất lượng cao chứ không phải lao động giá rẻ”, ông Chang nói.
Còn theo ông Chua của Infineon nói thêm rằng Singapore đóng một vai trò rất nổi bật ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là trong lĩnh vực mua sắm, vận hành và hậu cần. “Tất cả các tấm wafer từ các nhà sản xuất theo hợp đồng của chúng tôi, chẳng hạn như TSMC, sẽ đến Singapore trước tiên và sau đó sẽ được gửi đến các nhà lắp ráp và đóng gói chip khác.”
Theo Chua Chee Seong, Singapore cũng là một quốc gia đáng lưu tâm trong quá trình tuyển dụng lao động tại Đông Nam Á.
“Nhưng vấn đề là những nhân lực tại đó không muốn làm việc trong ngành sản xuất chip và chip. Họ sẽ làm việc cho lĩnh vực tài chính", ông Chua chỉ ra.
Thừa nhận những hạn chế của mình về mặt bằng và nhân lực, Singapore đã đưa ra chiến lược “Singapore Plus One” vào năm 2021, nhưng vẫn hướng tới mục tiêu duy trì sự phù hợp trong bối cảnh những thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng.
Cung cấp các khoản trợ cấp, chiến lược này mang lại sự khuyến khích cho các nhà đầu tư thành lập trụ sở khu vực hoặc trung tâm đổi mới ở Singapore, đồng thời họ có thể xây dựng cơ sở sản xuất ở các nước láng giềng Indonesia, Malaysia và Việt Nam.
Wee Seng Ang, giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Singapore, cho biết: “Đất đai của Singapore sẽ không nở ra theo thời gian. Để phát triển ngành, chúng tôi nhận thấy việc phát triển và mở rộng nguồn nhân lực là nhiệm vụ quan trọng nhất".