Trong bài báo đăng trên tạp chí Nature ngày 14/9, các nhà khoa học cho biết chuỗi núi lửa lục địa dài 2.000km này trải dài khắp lãnh thổ Australia, từ khu vực Whitsundays ở Bắc Queensland đến gần khu vực Cosgrove ở trung tâm bang Victoria.
Chuỗi núi lửa lục địa dài nhất thế giới ở Australia. |
"Tổng chiều dài chuỗi núi lửa gấp gần ba lần chiều dài của hệ thống núi lửa nổi tiếng Yellowstone trên lục địa Bắc Mỹ", Science World Report dẫn lời Rhodri Davies, thành viên nghiên cứu thuộc Đại Học Quốc gia Australia, cho hay.
Việc phát hiện chuỗi núi lửa xuyên lục địa đã thay đổi cái nhìn về lịch sử địa chất của đất nước này.
Lần “phát nổ” đầu tiên của dãy núi này được dự đoán là đã 33 triệu năm trước nhưng dư âm ảnh hưởng của nó lên nền biển Tasmania vẫn còn tồn tại đến tận hôm nay.
Cách đây 33 triệu năm, khi Australia dịch chuyển về phía bắc qua một điểm nóng trong lớp phủ (còn gọi là quyển manti), lớp có độ nhớt cao nhất nằm dưới lớp vỏ và phía trên lõi ngoài của Trái đất, đã tạo nên sự 'phát nổ' đầu tiên.
Theo các nhà địa chất, đa phần núi lửa trên thế giới được tạo nên ở phần giao nhau của các mảng lục địa, cụ thể là xung quanh vành đai lửa hoặc ở các sống núi giữa biển, ngoại trừ dãy núi lửa ở Hawaii được tìm nằm gọn trong một mảng lục địa.
Chùm manti được cho là gắn liền với lõi Trái đất. Khi mảng kiến tạo di chuyển, vỏ đại dương mới được hình thành và núi lửa được tạo nên ngay trên nền mảng kiến tạo ấy.
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
- Chuỗi núi lửa ở Hawaii và Iceland được hình thành như thế nào?
- Nguyên nhân thực sự của cuộc ‘đại tuyệt chủng’ đầu tiên trong lịch sử
- The Bloop - Bí ẩn 18 năm chôn giấu trong lòng đại dương
- Việt Nam dẫn đầu TOP 10 điểm đến lý tưởng cho mùa Thu 2015