Phát hiện hai quần thể san hô quý hiếm ở Cuba

0:00 / 0:00
0:00
Các nhà khoa học của Cuba vừa phát hiện hai quần thể san hô trong trạng thái bảo tồn “tuyệt vời” tại bờ biển phía Bắc của hai tỉnh miền Đông Las Tunas và Camagüey.
Phát hiện hai quần thể san hô quý hiếm ở Cuba

Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Trung tâm Nghiên cứu biển thuộc Đại học La Habana Patricia González nhấn mạnh rằng đây là những phát hiện chưa từng có và có tầm quan trọng lớn đối với cộng đồng khoa học vì các loài san hô này có nguy cơ tuyệt chủng ở khu vực Caribe.

Cụ thể, tại bờ biển Puerto Padre thuộc tỉnh Las Tunas, cách thủ đô La Habana khoảng 700 km về phía Đông, các nhà khoa học Cuba đã tìm thấy một quần thể san hô sừng hươu (tên khoa học: Acropora cervicornis) rất lớn và mạnh mẽ, trong khi tại bãi biển Santa Lucía ở Camagüey, họ phát hiện một rạn san hô rất khỏe mạnh. Các nhà khoa học này cũng xác nhận trong chuyến thám hiểm nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu, rằng nhiệt độ nước biển tăng và các hoạt động đánh bắt thủy hải sản quá mức đã ảnh hưởng lớn đến các rạn san hô. Kết quả của chuyến thám hiểm sẽ là tiền để để thiết lập các khu bảo tổn mới trong tương lai tại Cuba.

Cũng trong đợt thám hiểm này, các nhà khoa học đã đánh giá điều kiện môi trường sống và sức sống của các quần thể cá nhỏ, vừa và lớn ở thềm lục địa phía Đông Cuba, bao gồm cả cá mập và các loài săn mồi khác.

Mặc dù chiếm chưa đến 1% diện tích đại dương, nhưng các rạn san hô cung cấp môi trường sống thiết yếu cho 1/4 trong tổng số sinh vật biển. Cấu trúc rạn nứt trên các rạn san hô cung cấp các lỗ, kẽ hở và thậm chí cả hang động làm môi trường sống cho tất cả các loại động vật khác, bao gồm tôm, cua, nghêu, ốc, cá... Theo thống kê, hơn 1 triệu loài sinh vật sinh sống và phụ thuộc vào các rạn san hô trên khắp thế giới và vẫn chưa được khám phá hết. Đó là lý do tại sao các rạn san hô còn được gọi là “rừng nhiệt đới trên biển”.

Rạn san hô cung cấp thức ăn thiết yếu, nơi trú ẩn và nơi sinh sản cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật. Nếu ngôi nhà chung này của các sinh vật biến mất, đa dạng sinh học biển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Và tương tự như hiệu ứng domino, khi san hô chết, toàn bộ hệ thống sinh thái quanh nó đều bị suy kiệt. Các loài cá nhỏ vốn được rạn san hô nuôi dưỡng, cung cấp nơi trú ẩn sẽ chết hoặc bỏ đi, kéo theo sự di cư của những loài cá lớn hơn ăn những loài nhỏ này. Các loài chim ăn cá giảm dần, cây cối trên các đảo ngoài khơi vốn được phân chim cung cấp dinh dưỡng cũng sẽ chịu tác động. Và tất nhiên, con người cũng mất đi nguồn lợi, đặc biệt là ngư dân – những người sống phụ thuộc vào rạn san hô và biển cả.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, khoảng một tỷ người trên toàn cầu phụ thuộc vào các rạn san hô để có được nguồn thức ăn (cá, tôm, cua...) và sinh kế. Một số loài sinh vật sống phụ thuộc vào san hô như cá mú, tôm hùm và cá hồng đã đóng góp một phần quan trọng vào ngành thương mại thủy sản toàn cầu trị giá 143 tỷ USD. Sự biến mất của san hô sẽ là thảm họa, khiến hàng trăm triệu người trên thế giới mất đi nguồn lương thực và thu nhập chính. Không chỉ dừng lại ở đó, tình trạng thiếu hụt nguồn hải sản chắc chắn sẽ gây áp lực lên các ngành nuôi trồng khác trên đất liền, dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng.

Tầm ảnh hưởng của rạn san hô không chỉ ở dưới nước, chúng còn giữ nhiệm vụ bảo vệ bờ biển bằng cách cung cấp vùng đệm tự nhiên chống lại những con sóng mạnh và thời tiết khắc nghiệt. Nếu không có chúng, bờ biển sẽ dễ bị xói mòn và mực nước biển dâng cao sẽ đẩy các cộng đồng sống ven biển vào thế nguy hiểm. Chúng thường là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các cơn bão nhiệt đới mạnh cho các cộng đồng ven biển. Do cấu trúc cứng, lởm chởm, các rạn san hô có thể giảm 97% năng lượng sóng và đóng vai trò phòng chống lũ lụt tự nhiên dọc theo gần 71.000 km bờ biển trên toàn thế giới.

Rạn san hô còn được coi là “tủ thuốc của biển cả” bởi chúng nắm giữ chìa khóa hé mở các phương pháp điều trị mới cho hàng loạt căn bệnh. Bằng cách nghiên cứu khả năng phòng vệ hóa học tự nhiên của san hô, các nhà khoa học có thể phát triển các loại thuốc để điều trị mọi loại bệnh, từ ung thư và viêm khớp, đến bệnh Alzheimer và bệnh tim.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.