Phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong nền công nghiệp văn hóa

Phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong nền công nghiệp văn hóa

Thời gian qua, bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, đồng thời trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ, Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 30/10/2023 của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng và phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn nội sinh, động lực cho phát triển nhanh, bền vững, bước đầu tỉnh Quảng Ninh đã đạt được một số kết quả nhất định trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới, Di tích quốc gia đặc biệt vịnh Hạ Long trong nền công nghiệp văn hóa.

_____________________

Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tăng cường bảo vệ, bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa của Di sản thế giới, Di tích quốc gia đặc biệt vịnh Hạ Long làm cơ sở để xây dựng và phát triển bền vững các sản phẩm, dịch vụ du lịch gắn với phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại khu vực di sản:

(1) Tỉnh đã ban hành Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long, xây dựng Quy hoạch riêng về bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long; ban hành Kế hoạch quản lý di sản vịnh Hạ Long, Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Quy định tạm thời về quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long.

Cùng với đó, nhiều chủ trương, chính sách lớn liên quan đến công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường di sản cũng được ban hành như di dời toàn bộ các làng chài trên vịnh Hạ Long lên bờ sinh sống; quy định không đánh bắt thủy sản trong khu vực bảo vệ tuyệt đối của Di sản; chủ trương quy hoạch nuôi trồng thủy sản ngoài khu vực Di sản; giảm số lượng, tăng chất lượng, an toàn và hiệu suất khai thác tàu du lịch; quyết định thành lập khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan vịnh Hạ Long. Các quy chế phối hợp liên ngành trong tỉnh và liên địa phương với thành phố Hải Phòng được ký kết và triển khai thực hiện;

Phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong nền công nghiệp văn hóa ảnh 1

(2) Duy trì thường xuyên công tác giám sát định kỳ tình trạng bảo tồn di sản vịnh Hạ Long nhằm kiểm đếm, kiểm soát, đánh giá, phát hiện kịp thời những nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên của khu di sản và có các hành động quản lý, ứng phó kịp thời;

(3) Phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu, trường đại học triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ khoa học liên quan đến các lĩnh vực địa chất - địa mạo, đa dạng sinh học, văn hóa - lịch sử, góp phần làm sáng tỏ các giá trị của vịnh Hạ Long, làm cơ sở để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn với phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại khu Di sản, như: khai quật các di chỉ và trưng bày các hiện vật thuộc nền văn hóa Hạ Long tại một số hang động trên vịnh (Động Mê Cung, hang Tiên Ông...); sưu tầm, phục dựng một số nét văn hóa tiêu biểu của cộng đồng ngư dân làng chài trên vịnh Hạ Long (tục thờ cúng, đám cưới, hát giao duyên, hò biển, kỹ thuật chế tác và sửa chữa ngư cụ...)…

(4) Môi trường cảnh quan, môi trường sinh thái của vịnh Hạ Long được quản lý theo hướng kiểm soát tốt nguồn thải; rác thải trôi nổi và rác tại các điểm tham quan du lịch trên vịnh Hạ Long được tăng cường thu gom; phao xốp tại các công trình nổi trên vịnh được thay thế bằng các vật liệu nổi bền vững; chương trình “vịnh Hạ Long không rác thải nhựa” được triển khai hiệu quả…

Phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong nền công nghiệp văn hóa ảnh 2

(5) Các hoạt động kinh tế - xã hội trên vịnh Hạ Long được quản lý chặt chẽ và ngày càng đi vào nề nếp; cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý tài nguyên Di sản được tăng cường, góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch văn minh, an ninh, an toàn cho du khách...

Thứ hai, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long theo hướng phát triển các sản phẩm du lịch xanh, du lịch văn hóa đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại vịnh Hạ Long: Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan bám sát các nhiệm vụ, giải pháp trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng 2030 và Đề án tổng thể về quản lý, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long – Vân Đồn - Cô Tô để xây dựng và đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch biển đảo.

Phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong nền công nghiệp văn hóa ảnh 3

Theo đó, bên cạnh các dịch vụ du lịch truyền thống đã có như tham quan hang động, leo núi ngắm cảnh, tắm biển, chèo kayak, đò chèo tay, xuồng cao tốc, nghỉ đêm... trên vịnh Hạ Long đã phát triển một số sản phẩm du lịch mới, đáp ứng phân khúc thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao như sản phẩm du thuyền khám phá; trải nghiệm vịnh Hạ Long từ trên cao với thủy phi cơ, trực thăng…

Đặc biệt, bám sát các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 18/01/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam , trong đó có nhiệm vụ “Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch văn hóa, du lịch Di sản…”, nhiều sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái trên vịnh Hạ Long đã được chú trọng phát triển như: hoạt động tham quan, trải nghiệm giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng ngư dân trên vịnh Hạ Long tại khu vực Cửa Vạn và Vung Viêng (nghe biểu diễn hát giao duyên, trải nghiệm chế tác các ngư cụ truyền thống; tham quan mô hình lớp học, nhà bè bảo tồn…); hoạt động tham quan và trải nghiệm khu nuôi cấy, chế tác Ngọc Trai tại vụng Tùng Sâu; nghiên cứu, khám phá các di chỉ khảo cổ học tại Động Mê Cung; tham quan khu trưng bày triển lãm các giá trị của di sản tại hang Đầu Gỗ; trải nghiệm khu trưng bày khảo cổ tại động Tiên Ông; thưởng thức ẩm thực Hạ Long và các mặt hàng OCCOP của tỉnh Quảng Ninh tại điểm du lịch Cặp Táo...

Phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong nền công nghiệp văn hóa ảnh 4

Thứ ba, chú trọng mở rộng không gian du lịch nhằm tăng trải nghiệm, kéo dài thời gian nghỉ dưỡng của du khách, giảm áp lực cho khu vực di sản, đồng thời đáp ứng mục tiêu kết nối, liên kết vùng miền trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa:

(1) Tỉnh đã ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phê duyệt Đề án tổng thể về quản lý, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn - Cô Tô, trong đó định hướng cụ thể phát triển du lịch tại không gian vịnh Hạ Long với các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch, như: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm và khám phá văn hóa cư dân vùng biển Hạ Long, du lịch gắn với thể thao…;

(2) Mở rộng không gian du lịch theo hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng vùng miền để tăng tính kết nối khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn và Cô Tô; cho phép hoạt động thí điểm các tuyến du lịch nhà hàng ven bờ, tuyến du thuyền khám nhằm giảm tải lượng khách tham quan tại một số khu vực có dấu hiệu quá tải cục bộ tại vùng lõi di sản; mở tuyến tham quan kết nối vịnh Hạ Long với các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà (tuyến 5)…

Thứ tư, chú trọng đầu tư và thu hút đầu tư hạ tầng du lịch nhằm phát triển du lịch di sản gắn với phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại: Cùng với việc mở tuyến cao tốc dọc tỉnh dài 176km, tỉnh đã huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư hàng loạt cầu cảng du lịch, đặc biệt là Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, Cảng tàu khách quốc tế Ao Tiên, đáp ứng nhu cầu tiếp cận dễ dàng của khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến tham quan vịnh Hạ Long.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng quan tâm chỉnh trang, tu bổ, tôn tạo có trọng tâm, trọng điểm cơ sở hạ tầng tại các điểm tham quan, điểm lưu trú nghỉ đêm trên vịnh Hạ Long theo đúng Quy hoạch và các quy định liên quan nhằm đảm bảo an toàn, mỹ quan, mang lại sự hài lòng cho khách du lịch, trong đó tập trung nâng cấp, cải tạo hạ tầng tại các điểm tham quan chính như: Thiên Cung, Đầu Gỗ, Ti Tốp, Mê Cung, Tiên Ông, Ba Hang, Vông Viêng, Cửa Vạn…

Thứ năm, quan tâm đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá về tiềm năng, giá trị của vịnh Hạ Long và các dịch vụ du lịch trên vịnh Hạ Long góp phần quảng bá, lan tỏa hình ảnh vịnh Hạ Long trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa:

(1) Đã hợp tác với các cơ quan truyền thông, các nhà làm phim trong nước và quốc tế để quảng bá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của vịnh Hạ Long thông qua lĩnh vực điện ảnh với các phim quốc tế nổi tiếng như: Indochine (1992), Pan (2015) hay Kong: Skull Island (2017).

(2) Mở rộng phạm vi hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch vịnh Hạ Long tại các thị trường khách trọng điểm trong nước và quốc tế thông qua nhiều nội dung hoạt động phong phú, đa dạng như: Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh, VITM Hà Nội, Triển lãm thế giới EXPO Dubai, Chương trình “Việt Nam - Trải nghiệm trọn vẹn”, sự kiện SEA Games 31, sự kiện Diễn đàn du lịch Liên khu vực Đông Á (EATOF), sự kiến đua thuyền buồm thể thao...;

Phát huy giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong nền công nghiệp văn hóa ảnh 5

(3) Tăng cường truyền thông, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ du lịch của vịnh Hạ Long trên các mạng xã hội (Youtube, Facebook, Twitter, Zalo...);

(4) Tích cực hợp tác truyền thông với các đài phát thanh, báo, tạp chí để từ Trung ương đến địa phương để đăng tải các chuyên đề, viết bài chuyên sâu về Di sản vịnh Hạ Long;

(5) Thường xuyên biên soạn, biên tập và xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá về vịnh Hạ Long bằng nhiều thứ tiếng (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc...);

(6) Tăng cường liên kết với Câu lạc bộ các di sản thế giới ở Việt Nam để kết nối thông tin, quảng bá về các giá trị, tiềm năng di sản vịnh Hạ Long, trong đó xuất bản ấn phẩm “Di sản thế giới tại Việt Nam - giá trị nổi bật toàn cầu”, góp phần quảng bá di sản vịnh Hạ Long, lan tỏa hình ảnh “vịnh Hạ Long - điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn”.

Vịnh Hạ Long là một “tài sản vô giá” của nhân loại được Mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng. Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã luôn nỗ lực để quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát huy có hiệu quả giá trị của khu Di sản. Trước xu hướng phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, với lợi thế về nguồn tài nguyên du lịch phong phú, dồi dào, di sản vịnh Hạ Long đã trở thành một trong những nguồn lực tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch văn hóa, đã và đang đáp ứng tốt nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch.

Từ năm 2019 đến hết tháng 7/2024, vịnh Hạ Long đã đón tiếp trên 12 triệu lượt du khách, doanh thu đạt trên 3.260 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, tăng nguồn thu để tái đầu tư cho công tác quản lý, bảo tồn di sản, đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho cộng đồng địa phương.

Từ năm 2019 đến hết tháng 7/2024, vịnh Hạ Long đã đón tiếp trên 12 triệu lượt du khách, doanh thu đạt trên 3.260 tỷ đồng, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, tăng nguồn thu để tái đầu tư cho công tác quản lý, bảo tồn di sản, đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho cộng đồng địa phương.

TIN LIÊN QUAN
Bình chọn 50 điểm đến du lịch hấp dẫn tại khu vực phía Nam
Bình chọn 50 điểm đến du lịch hấp dẫn tại khu vực phía Nam
(Ngày Nay) - Ngày 17/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long đã phối hợp công bố Chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long năm 2024” với chủ đề “Nâng tầm điểm đến - Kết nối hành trình”.
Tại Nhật Bản, ước tính hiện có khoảng 9 triệu ngôi nhà bị bỏ hoang trên khắp cả nước.
Nhật Bản: Tương lai bấp bênh của các làng nghề truyền thống
(Ngày Nay) - Nhật Bản hiện có khoảng 9 triệu ngôi nhà bị bỏ hoang trong bối cảnh nhiều vùng nông thôn phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số nhanh chóng. Thực trạng này đặt ra lo ngại rằng nhiều làng nghề truyền thống của xứ sở mặt trời mọc sẽ vĩnh viễn bị “xoá sổ”.