Phát triển bền vững ĐBSCL: 'Nhân tai thách thức hơn thiên tai'

(Ngày Nay) -Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra tại Thành phố Cần Thơ từ ngày 26-27/9. Trong ngày làm việc đầu tiên (ngày 26/9), Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đồng chủ trì Hội nghị.
Phát triển bền vững ĐBSCL: 'Nhân tai thách thức hơn thiên tai'

Gần 700 đại biểu đại diện các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đoàn thể, các địa phương, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, đối tác phát triển và các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực liên quan tham dự Hội nghị.

Hội nghị nhằm huy động các tư tưởng lớn, sáng kiến giúp Chính phủ và các địa phương trong vùng nhận diện đầy đủ, toàn diện các thách thức, cơ hội, đề ra các định hướng chiến lược, nhiệm vụ và giải pháp về chuyển đổi có quy mô lớn phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu với tầm nhìn đến năm 2100; hoàn thiện cơ chế điều phối hiệu quả các hoạt động phát triển có quy mô lớn, mang tính chất liên vùng, liên ngành, kết nối với Tiểu vùng sông Mê Công, khu vực và thế giới đối với ĐBSCL; xác định nhu cầu và các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện quá trình chuyển đổi.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, ĐBSCL với 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, có tổng diện tích 3,94 triệu ha và dân số 17,5 triệu người, chiếm 12% diện tích tự nhiên và 20% dân số cả nước, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của cả nước. ĐBSCL là một trong những vùng đồng bằng màu mỡ và có sản lượng nông sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu Việt Nam. Tính đến tháng 4/2017, ĐBSCL đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản nuôi trồng, 36,5% lượng trái cây, cung cấp 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu và 65% sản lượng thuỷ sản xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng nông sản của ĐBSCL đã có mặt và được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới.

Trong thời gian qua, Đảng, Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp nhằm phát triển ĐBSCL, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Với sự nỗ lực của các địa phương, sự giúp đỡ của các đối tác phát triển, ĐBSCL đã có bước phát triển tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, ĐBSCL là một trong số ít đồng bằng lớn trên thế giới bị tác động mạnh nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. ĐBSCL đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. ĐBSCL đã, đang và sẽ phải đối mặt với những thách thức chủ yếu bao gồm: hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và sự hạn chế của tư duy, mô hình phát triển hạn chế của những cơ chế, chính sách hiện nay đối với ĐBSCL, do BĐKH, nước biển dâng và các hoạt động trên thượng nguồn sông Mê Công.

Điều này đang và sẽ đe doạ quá trình phát triển của vùng ĐBSCL, sinh kế và đời sống người dân trong vùng nói riêng và cả nước nói chung, qua đó tác động tới khu vực và quốc tế, đặc biệt là vấn đề an ninh lương thực. Những ưu thế tự nhiên cho phát triển trước đây và hiện nay của ĐBSCL sẽ thay đổi theo xu thế suy giảm tài nguyên nước và phù sa; sự gia tăng của nước mặn, nước lợ; sụt lún đất và nước biển dâng sẽ tác động lớn tới tài nguyên đất, cơ cấu sử dụng đất, các hệ sinh thái và môi trường, làm thay đổi căn bản mô hình sản xuất, tập quán sinh hoạt, sinh kế và đời sống của người dân trong vùng.

Do đó, định hình chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu có ý nghĩa rất quan trọng, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm, chỉ đạo.

Phát triển bền vững ĐBSCL: 'Nhân tai thách thức hơn thiên tai' ảnh 1ĐBSCL đang đối diện với những nguy cơ từ biến đổi khí hậu

“Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức hội nghị này với tầm nhìn về một ĐBSCL phát triển bền vững, thịnh vượng, gắn kết chặt chẽ với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và tiểu vùng sông Mê Công, trên cơ sở chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của từng lĩnh vực nói riêng, vừa bảo đảm kế thừa những thành tựu phát triển trước đây, truyền thống văn hoá quý báu, kết hợp áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại của thế giới phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu.

Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung vào các vấn đề chính là: Phân tích, nhận diện được đầy đủ hơn các thách thức do biến đổi khí hậu, quá trình phát triển nội tại của vùng ĐBSCL, các hoạt động sử dụng nguồn nước ở thượng nguồn. Dự báo được các xu thế tác động chính, nhận diện được các cơ hội trong ngắn hạn và dài hạn làm cơ sở cho định hình mô hình phát triển vùng ĐBSCL cũng như các định hướng chuyển đổi lớn. Thảo luận và đề xuất các cơ chế chính sách đổi mới có tính đột phá nhằm tận dụng cơ hội chuyển hoá các thách thức thúc đẩy quá trình chuyển đổi, phát triển bền vững ĐBSCL; trong đó, tập trung vào các cơ chế về đất đai, thuế, kiến tạo thị trường, xúc tiến đầu tư, khoa học công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Xác định các dự án, các nhóm nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án ưu tiên với nguồn lực và lộ trình thực hiện phù hợp trong tổng thể phát triển toàn vùng với sự tham gia của các bên bao gồm: Chính phủ, địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là người dân và doanh nghiệp trong vùng ĐBSCL và các vùng lân cận, nhất là TP HCM.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương và các đại biểu khi thảo luận và trao đổi trong Hội nghị cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy và cách tiếp cận theo hướng mới, hiện đại, phù hợp với thực tiễn, lấy tri thức khoa học công nghệ làm nền tảng, kinh nghiệm thực tiễn trong nước và quốc tế là sức mạnh trong các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Các giải pháp đưa ra cần có tính đột phá, khả thi cao, mang tính kết nối liên vùng và nội vùng, có sự thống nhất, kế thừa các chủ trương, chính sách, các giải pháp ứng phó với BĐKH tại vùng ĐBSCL đã được đề ra trong thời gian vừa qua.

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ kêu gọi các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển tiếp tục quan tâm và hỗ trợ thích đáng cả về kỹ thuật và tài chính cho vùng ĐBSCL. Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị cần phải phát huy hơn nữa vai trò của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế, tăng cường chia sẻ thông tin, quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước giữa các nước trong lưu vực sông Mê Công vì sự thịnh vượng chung của toàn vùng; mong muốn sự tham gia mạnh mẽ hơn nữa của cộng đồng các doanh nghiệp và người dân, phát huy lòng tự hào dân tộc, truyền thống tự cường, vượt khó khăn, gian khổ và trí tuệ của người Việt Nam vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng của ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung.    

Trong ngày làm việc đầu tiên, Hội nghị tập trung thảo luận vào các chuyên đề lớn là: phiên chuyên đề về thách thức và định hình phát triển bền vững vùng ĐBSCL và phiên chuyên đề về huy động, điều phối nguồn lực cho phát triển ĐBSCL.

Tại phiên chuyên đề về định hình phát triển bền vững vùng ĐBSCL, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ các vấn đề tổng quan về thách thức, cơ hội và giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển ĐBSCL theo đó lấy nước là trung tâm và cơ sở cho sự chuyển đổi, bảo đảm hài lòng giữa đất, nước, sinh thái và môi trường; định hướng chuyển đổi nông nghiệp bền vững cho các tiểu vùng tại ĐBSCL; định hướng thủy lợi phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu; các giải pháp chuyển đổi sinh kế bền vững tại ĐBSCL; thực trạng sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL và các giải pháp ứng phó; các cách tiếp cận chuyển đổi có tính đến rủi ro khí hậu để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại ĐBSCL; quy hoạch tổng thể theo hướng tích hợp phát triển ĐBSCL; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo, dự báo về tài nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu và cơ sở dữ liệu tích hợp liên ngành, kết nối với Tiểu vùng sông Mê Công và các vùng khác.

Tại phiên chuyên đề về huy động, điều phối nguồn lực cho phát triển ĐBSCL, các đại biểu đã tập trung thảo luận về kinh nghiệm quốc tế trong phát triển vùng; vấn đề quy hoạch tổng hợp theo hướng tích hợp là Công cụ điều phối, phân bổ nguồn lực phát triển bền vững vùng ĐBSCL; cơ chế điều phối nguồn lực cho ĐBSCL trong bối cảnh điều chỉnh cơ cấu kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ chế, chính sách về tài chính để chuyển đổi mô hình phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu;…  

Đánh giá cao vai trò và vị trí quan trọng của khu vực ĐBSCL đối với cả nước, trong các phiên thảo luận, các đại biểu trong nước cũng như quốc tế đã nhấn mạnh nhiều thách thức đối với ĐBSCL, trong đó thách thức lớn nhất mà vùng phải đối mặt đó là thách thức từ các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội ở phía thượng nguồn, phát triển kinh tế - xã hội nội tại của ĐBSCL; những thách thức do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng dẫn đến làm thay đổi dòng chảy ở các lưu vực sông, suy giảm lượng phù sa, sạt lở bờ sông, sụt lún đất do khai thác nước ngầm quá mức, sự gia tăng xâm nhập mặn, hạn hán;… Hội nghị thống nhất đây là thời điểm phải thay đổi tư duy và mô hình phát triển ĐBSCL nhằm đáp ứng với tình hình mới hiện nay.

Nhiều ý kiến cho rằng, hiện đã có nhiều chương trình, dự án phát triển và bảo vệ ĐBSCL, tuy nhiên những nỗ lực này còn nhỏ lẻ, thiếu tính đồng bộ, tính liên kết và còn mang tính ngắn hạn. Do đó, việc cần thiết hiện nay là phải có một chiến lược tổng thể cho sự chuyển đổi trong phát triển kinh tế-xã hội và các giải pháp toàn diện đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững vùng ĐBSCL trước các thành thức và tác động. Chuyển đổi phải là kế hoạch dài hạn và ở quy mô lớn về không gian cũng như đối tượng cần chuyển đổi, cùng với đó, để phát triển bền vững vùng cần thiết phải sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với công tác bảo vệ môi trường sinh thái; đề cao vai trò của liên kết nội vùng ĐBSCL và giữa ĐBSCL với các vùng miền trên cả nước, trong đó đặc biệt chú trọng liên kết vùng về kinh tế nhằm tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị cao, sức cạnh tranh lớn.

Việc chuyển đổi mô hình phát triển bền vững của vùng phải là sự chuyển đổi về tổ chức không gian lãnh thổ và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề trong vùng ĐBSCL, phải dựa trên nền tảng tự nhiên là đất, nước và con người nơi đây xét trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đồng thời phải khắc phục được những những bất cập của các quy hoạch ở vùng ĐBSCL hiện nay bởi vùng có quá nhiều quy hoạch dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu tính liên kết và đồng bộ, chưa kể đến nhiều quy hoạch còn mang tính chủ quan, duy ý chí, không dựa trên cơ sở khoa học, chỉ giải quyết vấn đề mang tính cục bộ địa phương.

Liên quan đến việc huy động, điều phối nguồn lực cho sự phát triển ĐBSCL, nhiều ý kiến cho rằng nhận thức về biến đổi khí hậu đã được nâng cao, ngân sách Trung ương và địa phương đã bước đầu ưu tiên cho các dự án biến đổi khí hậu và đã đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên trong hoạt động đầu tư vẫn còn dàn trải, lãng phí nguồn lực; ngân sách của Trung ương và địa phương cũng mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu cấp bách của vùng…

Vì vậy, trong thời gian tới các bộ, ngành hữu quan, các địa phương trong vùng cần tiếp tục quan tâm, phối hợp chặt chẽ để cùng nhau xây dựng thành công một Quy hoạch tổng thể chung cho các ngành, các địa phương, từ đó tập trung cân đối, bố trí nguồn ngân sách, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án biến đổi khí hậu đã được bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, nhất là đối với các dự án quan trọng, cấp bách thuộc danh mục các dự án “Không hối tiếc” theo Kế hoạch ĐBSCL (MDP); xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp thu hút đầu tư tư nhân, thúc đẩy xã hội hóa trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò chất xúc tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, hỗ trợ các dự án thí điểm;...

Phát biểu kết thúc thảo luận chuyên đề ngày 26/9, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, tại các phiên thảo luận chuyên đề, các đại biểu có những nhận thức sâu sắc tác động cũng như hậu quả to lớn của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai đối với ĐBSCL trong hiện tại cũng như tương lai. Đồng thời, các ý kiến cũng cho rằng những yếu kém nội tại trong quản lý, phát triển cũng rất lớn, có người còn nói “vấn đề nhân tai còn thách thức hơn nhiều so với vấn đề thiên tai”, đây là vấn đề lớn cần sớm khắc phục.

Trước những vấn đề khó như trên, nhiều ý kiến đại biểu đề xuất cần có cách tiếp cận tổng thể, liên ngành, liên tỉnh, liên vùng và để giải quyết vấn đề này cần phải có tổng thể các định hướng và giải pháp phù hợp, khả thi trong đó có vai trò của Chính phủ và chính quyền địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là vai trò của cộng đồng, nhân dân; trách nhiệm của các thành viên trong lưu vực sông Mê Công;…

Đồng thời cần có một hệ thống các giải pháp mà lấy nước làm trọng tâm và cơ sở quan trọng, xuyên suốt, gồm cả giải pháp công trình và phi công trình và trong quan điểm tiếp cận cần gắn việc giảm thiểu với thích ứng để bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Về nguồn lực, cần huy động nguồn lực cả trong và ngoài nước, tính toán kỹ tới các bài toán thị trường trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tăng cường cập nhật thông tin cũng như công tác thông tin truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.