Triển lãm Giáo dục Bett Asia 2024: "Tăng cường sức mạnh giáo dục thông qua AI & tiến bộ công nghệ"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hội nghị và Triển lãm Giáo dục Bett Châu Á là sự kiện duy nhất trong khu vực cung cấp nền tảng kết nối cho các nhà giáo dục, đại diện Bộ Giáo dục các nước và các nhà cung cấp công nghệ giáo dục (EdTech). Với sự hỗ trợ của Bộ Kinh doanh & Thương mại Anh quốc và Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO), Bett Châu Á đã và đang xây dựng và làm sâu sắc thêm mối quan hệ bền chặt với các Bộ trưởng từ khắp ASEAN và nhiều hơn. 
Triển lãm Giáo dục Bett Asia 2024: "Tăng cường sức mạnh giáo dục thông qua AI & tiến bộ công nghệ"

Có gì tại Bett Châu Á 2024?

Bett Châu Á 2024 dự kiến diễn ra từ 1/10-3/10/2024, tại Khách sạn Mandarin Oriental ở Kuala Lumpur, Malaysia. Là hội nghị và triển lãm lãnh đạo công nghệ giáo dục hàng đầu trong khu vực, Bett Châu Á quy tụ các nhà lãnh đạo giáo dục, nhà giáo dục và nhà đổi mới cấp cao nhằm trao đổi những hiểu biết và chiến lược, hỗ trợ nâng cao kết quả học tập cho tất cả mọi người. Được đồng tổ chức bởi Bộ Đại học Malaysia và Bộ Giáo dục Malaysia, Bett Châu Á 2024 hứa hẹn sẽ là một hội nghị có ý nghĩa đặc biệt.

Với chủ đề bao quát "Tăng cường sức mạnh cho giáo dục, thúc đẩy sự thay đổi tích cực thông qua trí tuệ nhân tạo AI và tiến bộ công nghệ", Bett Châu Á 2024 sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI và công nghệ trong Giáo dục, nhấn mạnh đến nhu cầu phát triển các xã hội đổi mới, toàn diện, kiên cường và bền vững cho các thế hệ tương lai.

Tại sự kiện, người tham gia sẽ được truyền cảm hứng về tư duy lãnh đạo, kết nối ngang hàng với các nhà giáo dục cấp cao, đại diện cấp cao của chính phủ và các nhà cung cấp giải pháp đổi mới hàng đầu. Bett Châu Á 2023 đã nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ khu vực công bao gồm Thái Lan, Brunei Darussalam, Malaysia, Indonesia, Lào và Campuchia.

Triển lãm Giáo dục Bett Asia 2024: "Tăng cường sức mạnh giáo dục thông qua AI & tiến bộ công nghệ" ảnh 1

Khu vực triển lãm tại sự kiện Bett Châu Á 2022.

Khu vực triển lãm là nơi các công ty công nghệ hàng đầu thế giới, bao gồm Microsoft, Google, Intel, Canva, EdPuzzle, Pearson Vue, Binary Logic và nhiều công ty công nghệ giáo dục với các sản phẩm đa dạng khác sẽ giới thiệu và ra mắt các sản phẩm có tính thay đổi cuộc chơi trong không gian công nghệ giáo dục EdTech, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các công nghệ có thể hỗ trợ sự nghiệp giáo dục.

Tầm nhìn của Bett Châu Á 2024

Các nội dung diễn ra trong khuôn khổ sự kiện Bett Châu Á được lên ý tưởng thực hiện và giám sát quản lý bởi đội ngũ sản xuất nội dung cấp cao, những người thực hiện chương trình nghiên cứu và hàng loạt cuộc phỏng vấn với các nhà giáo dục và lãnh đạo EdTech ở Đông Nam Á để định hình một chương trình cấp cao đáp ứng nhu cầu và ưu tiên của giáo dục và công nghệ trong khu vực.

Bett Châu Á độc đáo không chỉ bởi sự kiện tập hợp các nhà giáo dục cấp cao, Bộ Giáo dục các nước và các nhà điều hành hàng đầu từ các công ty EdTech hàng đầu thế giới mà còn bởi sự kiện này tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận tập trung vào kết quả thực tiễn, đối thoại ngang hàng và chia sẻ kiến thức giữa các nhóm liên quan.

Vào năm 2023, Bett Châu Á đã tổ chức 3 phiên họp bàn tròn dành riêng cho các lãnh đạo cấp cao để tạo điều kiện cho các cuộc thảo luận và chia sẻ kiến thức. Cũng trong sự kiện, BTC đã công bố danh sách Top 10 Công ty Công nghệ Giáo dục Bett Edtech, và ủng hộ 10 phụ nữ trong lĩnh vực EdTech. Cả ba sáng kiến mới này đều nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, cộng đồng giáo dục khu vực Đông Nam Á và báo chí.

Triển lãm Giáo dục Bett Asia 2024: "Tăng cường sức mạnh giáo dục thông qua AI & tiến bộ công nghệ" ảnh 2

Phiên thảo luận tại sự kiện Bett Châu Á 2017.

Triển lãm Giáo dục Bett Asia 2024: "Tăng cường sức mạnh giáo dục thông qua AI & tiến bộ công nghệ" ảnh 3

Sự kiện Bett Châu Á 2023.

Vào năm 2024, Bett Châu Á sẽ tiếp tục duy trì những sáng kiến này và dự định cũng sẽ cho phép trao đổi các phương pháp thực hành tốt nhất và phát triển chuyên môn cho các nhà giáo dục bằng cách tổ chức các buổi đào tạo dựa trên trải nghiệm, theo phong cách lớp học.

Các cuộc thảo luận được xoay quanh các vấn đề quan trọng về khoảng cách địa lý và công bằng giáo dục. Trước đó, vào ngày 18/3/2023 tại London, Bett cùng với Đối tác Toàn cầu HP đã tổ chức Hội nghị bàn tròn cấp Lãnh đạo đầu tiên với các nhà lãnh đạo chủ chốt trong lĩnh vực giáo dục và công nghệ giáo dục để thảo luận về các hành động hữu hình nhằm thu hẹp khoảng cách công bằng toàn cầu trong giáo dục. Hội nghị bàn tròn lãnh đạo này sau đó đã được tổ chức lần 2 ở Bett Châu Á 2023, lần 3 vào ngày 23/3/2024 tại London và lần 4 tại Malaysia vào tháng 10/2024.

Lý do lựa chọn Malaysia cho sự kiện Bett Châu Á 2024

Malaysia có hơn 280 trường quốc tế dạy bằng tiếng Anh được thành lập trong nước, hơn 100 trường trong số này ở Kuala Lumpur, khiến thành phố này là địa điểm lý tưởng để sự kiện giáo dục quy mô quốc tế được tổ chức.

Malaysia có 9 trường đại học hàng đầu trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới Quacquarelli Symonds (QS). Trong số đó, Universiti Malaya (UM) đứng đầu tại Malaysia trong 6 năm liên tiếp. Với những thành tựu phát triển về hệ thống giáo dục và phương pháp thực hành tốt về chất lượng giáo dục được công nhận trên toàn cầu của Malaysia, Bett Châu Á 2024 dự kiến sẽ đem đến nguồn thông tin cực kỳ bổ ích, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các trường công và tư, các trường quốc tế, các nhà triển lãm và nhà tài trợ cùng công chúng tại Malaysia cũng như trong khu vực.

Đây cũng là cơ hội tốt cho những nhà giáo dục và công ty công nghệ giáo dục đến giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác mới, nhằm hướng đến một nền công nghệ giáo dục bền vững trong khu vực.

Theo Bett Asia
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.