Vai trò quan trọng của nam giới trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Buổi gặp gỡ thường niên năm 2024 chào mừng Ngày Quốc tế Nam giới và hưởng ứng Tháng Hành động vì Bình đẳng giới và Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã diễn ra ngày 19/11/2024 tại Hà Nội.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Chủ tịch Diễn đàn phát biểu mở đầu buổi gặp gỡ.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Chủ tịch Diễn đàn phát biểu mở đầu buổi gặp gỡ.

Ngày 19/11 được biết đến là ngày dành cho Nam giới, được tổ chức đầu tiên vào năm 1999. Cho đến nay, đã có tới 170 nước trên thế giới ủng hộ và tổ chức ngày 19/11 với các thông điệp khác nhau dành cho nam giới.

Tại Việt Nam, đây là hoạt động thường niên của Diễn đàn kết nối nam giới vì bình đẳng giới và phát triển bền vững (VNMEN NET) cùng các nhóm nam giới tiên phong, với mục tiêu kết nối các cá nhân, nhóm, câu lạc bộ, tổ chức nam giới cùng chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu, và hoạt động chung vì bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới, hướng đến xã hội phát triển bền vững, mang lại lợi ích cho mọi người bất kể giới tính, xu hướng tính dục hay bản dạng giới nào.

Tại cuộc gặp gỡ, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Chủ tịch Diễn đàn cho biết, Diễn đàn VNMenNET với mong muốn tạo ra một không gian kết nối, nơi nam giới và tất cả các giới có thể cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, và hợp tác để xây dựng một xã hội bình đẳng, bao trùm và khoan dung.

“Diễn đàn không chỉ là nơi thảo luận về các sáng kiến chính sách mà còn là môi trường để thúc đẩy hành động thực tiễn, từ việc chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới đến việc hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trong các lĩnh vực đời sống. Hơn thế nữa, đây cũng là nơi để nam giới đối diện với chính mình, cùng nhau vượt qua các thách thức và đồng hành cùng các giới khác trong mục tiêu phát triển bền vững”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu.

Tham gia cuộc gặp gỡ còn có các cá nhân là đại diện cho các sáng kiến tích cực về sự tham gia của nam giới trong thúc đẩy Bình đẳng giới, các nghệ sĩ, người làm nghệ thuật có mối quan tâm với chủ đề bình đẳng giới. NSND Trần Lực đã chia sẻ về góc nhìn giới và bình đẳng giới trong các sản phẩm nghệ thuật của mình. “Các nhân vật nam giới trong các tác phẩm của tôi trăn trở, đau khổ và mắc kẹt trong các chính những khuôn mẫu và kỳ vọng ấy. Tôi nghĩ đây là một cách nghệ thuật góp phần đưa tới công chúng những nhận thức về giới và đóng góp cho những nỗ lực vì bình đẳng giới”, NSND Trần Lực chia sẻ.

Vai trò quan trọng của nam giới trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới ảnh 1

NSND Trần Lực đã chia sẻ về góc nhìn giới và bình đẳng giới trong các sản phẩm nghệ thuật.

Là một thành viên tiêu biểu của VNMenNet, vận động viên cử tạ Lê Văn Công -người vừa xuất sắc mang về cho đoàn thể thao Việt Nam tấm huy chương đồng Paralympic Paris 2024 chia sẻ:“Mỗi lần ra sân đấu đều là những lần thử thách chính bản thân của tôi và tôi tin mình sẽ làm được. Công đã chiến thắng được chính mình để theo đuổi sự đam mê và có thành tích như hiện tại. Công mong rằng Cuộc gặp gỡ thường niên năm 2024 chào mừng Ngày Quốc tế Nam giới và Hưởng ứng Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam sẽ mang lại nhiều điều tích cực cho mọi người trong cuộc sống. Chúng ta cùng chung tay cho một đất nước hòa bình thịnh vượng và bình đẳng”.

Theo báo cáo của Chính phủ năm 2023, tình trạng gia tăng nam giới bị bạo lực gia đình với 565 nam trong tổng số 3.193 nạn nhân của bạo lực gia đình. Do đó, sự góp mặt của nam giới tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới có ảnh hưởng quan trọng đến những nam giới và trẻ em trai khác. Những người nam hạnh phúc, với lối sống lành mạnh, văn minh, thực hành thái độ bình đẳng với mọi người có thể là những tấm gương truyền cảm hứng cho nam giới trẻ, khích lệ một phong cách sống yêu thương, tôn trọng và chia sẻ.

Vai trò quan trọng của nam giới trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới ảnh 2

Vận động viên cử tạ Lê Văn Công chia sẻ tại chương trình.

Tại Việt Nam, có thể thấy rất nhiều nam giới đã tích cực tham gia vào các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong những năm qua.

Các khuôn mẫu củng cố nam tính độc hại như “Nam vô tửu như cờ vô phong”, “ Đàn ông phải làm trụ cột gia đình” vô tình đẩy chính nam giới vào tình trạng áp lực và ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần. Những khuôn mẫu này đang dần được thay thế bằng hình ảnh nam giới văn minh, tôn trọng phụ nữ, chia sẻ việc nhà, sống có trách nhiệm với sức khoẻ của chính mình và cộng đồng.

Có một ngày để nói về nam giới cũng như có ngày dành riêng cho phụ nữ, có ngày cho thiếu nhi hay có ngày dành riêng cho các nhóm đặc thù khác. Một ngày để nhắc nhở tình yêu của chúng ta, lòng biết ơn của chúng ta, sự trân trọng của chúng ta dành cho mỗi giới, mỗi nhóm. Cùng với nhau, chúng ta tạo ra vẻ đẹp đa dạng và cùng nhau kiến tạo một xã hội bình đẳng, tự do và an toàn cho tất cả mọi người.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.