Không chỉ ẩn chứa ý nghĩa tâm linh, những truyền thống văn hóa được truyền lại từ ngàn xưa của Ấn Độ còn dựa trên các kiến thức khoa học đời sống bổ ích mà không phải ai cũng biết.
1. Vẽ Sindoor để tăng ham muốn chuyện vợ chồng
Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để biết một phụ nữ đã có chồng. Sindoor (sin-đua) là bột màu đỏ được người chồng vẽ lên đường rẽ chính giữa tóc kể từ chân tóc trên trán của cô dâu, kể từ khi đó người phụ nữ phải vẽ sindoor mỗi ngày trong suốt cuộc đời của họ với người chồng ấy.
Trong đám cưới, chú rể sẽ vẽ đường sindoorđể hai vợ chồng sống hạnh phúc, thủy chung |
Sindoor là dấu hiện của người phụ nữ đã có chồng |
Dấu hiệu sindoor chỉ dừng khi người phụ nữ ly dị hoặc chồng mất, và lại thực hiện tiếp tục nếu người phụ nữ tái giá.
Thật thú vị khi biết rằng việc vẽ sindoor cho phụ nữ đã có chồng còn mang cả ý nghĩa sinh lý. Đó là bởi vì sindoor được chuẩn bị bằng cách trộn bột nghệ với thủy ngân.
Bột Sindoor có tác dụng tăng ham muốn chuyện vợ chồng |
Thủy ngân, với các đặc tính nội tại của mình, không chỉ có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm căng thẳng mà còn kích thích ham muốn tình dục.
Đây cũng là lý do khiến sindoor không được dùng cho các góa phụ. Để phát huy tác dụng tối đa, sindoor nên được vẽ ngay trên vị trí tuyến yên, nơi cân bằng mọi cảm xúc của con người.
2. Đeo nhẫn vào ngón chân để có chu kỳ đều đặn
Phụ nữ Ấn Độ đeo nhẫn ở chânđể điều hòa chu kỳ kinh nghuyệt |
Chiếc nhẫn ở ngón chân không chỉ là dấu hiệu nhận biết những người phụ nữ đã kết hôn, mà ẩn chứa sau đó còn là cơ sở khoa học. Thông thường nhẫn được đeo vào ngón chân thứ hai, đây là nơi xuất phát của một dây thần kinh đặc biệt kết nối với tử cung và truyền đến tim.
Đeo nhẫn ở ngón chân này sẽ giữ cho tử cung khỏe mạnh bằng cách điều chỉnh lưu lượng máu chảy qua tử cung, nhờ vậy, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ cũng sẽ đều đặn. Thêm vào đó, bạc là một chất dẫn rất tốt, một chiếc nhẫn bạc sẽ hấp thụ năng lượng từ trái đất và truyền nguồn năng lượng đó vào cơ thể.
3. Ném tiền xu xuống sông
Người Ấn Độ tin rằng việc ném tiền xu bằng đồngxuống sông để tăng vi lượng cho cơ thể |
Người Ấn Độ tin rằng đây là hành động đem lại may mắn. Tuy nhiên, xét ở góc độ khoa học, khác với tiền xu được làm bằng thép không gỉ như ngày nay, phần lớn tiền xu thời cổ đại được làm bằng đồng, một kim loại quan trọng và hữu ích với cơ thể con người.
Ném đồng xu xuống sông là một cách để những người cổ đại đảm bảo họ nhận được đủ lượng đồng cần thiết khi nước sông là nguồn nước uống duy nhất.
4. Chấp tay khi chào hỏi
Namaskar là hành động chấp tay chào hỏigiúp mọi người nhớ về nhau lâu hơn |
Trong đạo Hindu nói riêng và văn hóa Ấn Độ nói chung, mọi người chào nhau bằng cách chấp tay (áp lòng bàn tay vào nhau) – động tác này được gọi là “Namaskar”. Với người Ấn Độ, việc áp hai lòng bàn tay vào nhau không có ý nghĩa nào khác ngoài thể hiện sự tôn trọng.
Tuy nhiên, ở góc độ khoa học, các đầu ngón tay tương ứng với các huyệt đạo ở mắt, tai và trí óc. Khi chấp tay chào, các đầu ngón tay chạm vào nhau và tạo áp lực lên nhau giúp kích hoạt các huyệt đạo giúp chúng ta nhớ người đó trong một thời gian dài. Và bởi không có sự tiếp xúc giữa những người chào nhau nên cũng không có chuyện lây nhiễm vi khuẩn.
5. Dấu son Tilak trên trán
Từ thời cổ đại, điểm trên trán nằm giữa đôi lông mày đã được coi là một điểm thần kinh quan trọng trong cơ thể con người. Các tilak được cho là ngăn chặn sự mất mát “năng lượng”, trong khi đó, màu đỏ của chấm tròn nhỏ giữa hai hàng lông mày (còn gọi là “kumkum”) lại có khả năng duy trì năng lượng trong cơ thể và điều khiển các mức độ tập trung khác nhau.
Dấu son Tilak giúp máu điều hòa tốt hơn trên khuôn mặt |
Việc chấm kumkum lên trán cũng sẽ tác động lực lên nhiều điểm trên khu vực giữa chân mày và Luân Xa (còn gọi là Adnya-chakra – khu vực tập trung năng lượng tinh thần trong cơ thể), tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp máu đến các cơ mặt.
6. Treo chuông trong chùa để sống lạc quan hơn
Những người đến thăm chùa sẽ rung chuông trước khi bước vào bên trong chốn linh thiêng, nơi đặt các tượng thần quan trọng. Theo Thánh truyền luận (Agama Sastra), chuông phát ra âm thanh để xua đuổi tà ác và tiếng chuông cũng khiến Thượng đế vui lòng.
Treo chuông trong chùa vừa tránh tà mavừa giúp tín đồ sống lạc quan, yêu đời |
Trong khi đó, theo lý giải khoa học, tiếng chuông ngân giúp thanh lọc tâm hồn, khiến tâm trí ta minh mẫn và hoàn toàn hướng thiện. Những chiếc chuông được làm theo cách đặc biệt mà khi chúng tạo ra âm thanh, âm thanh đó sẽ tạo ra một sự thống nhất giữa não trái và não phải. Thời khắc chúng ta rung chuông, nó sẽ sản sinh ra một tiếng ngân sắc nét, vang vọng và kéo dài ít nhất trong 7 giây, đủ để kích hoạt 7 nhóm dây thần kinh chữa bệnh trong cơ thể, đồng thời giữ não bộ tránh xa khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
7. Tổ chức lễ hội để thanh lọc cơ thể
Lễ hội Navratri được tổ chức trong 9 ngày, để thờ 9 sự biến hình khác nhau của nữ thần Durga, thuộc đạo Hindu. Mỗi năm, người dân Ấn tổ chức hai lần lễ Navratri vào các dịp quan trọng: mùa xuân, mùa thu hoạch… Lễ hội mùa thu hoạch được tổ chức vào giữa tháng 10 hàng năm.
Lễ hội Navratri giúp người Ấn Độ thanh lọc cơ thể |
Vậy tại sao lễ Navratri lại được tổ chức hai lần trong một năm, không giống với các lễ hội khác như Deepawali hay Holi? Cả hai thời điểm tổ chức Navratri đều rơi vào tháng giao mùa và thói quen ăn uống của hai mùa lai khác nhau.
Khoảng thời gian Navratri diễn ra đủ để cơ thể tự điều chỉnh và thích nghi với việc chuyển mùa. 9 ngày được đánh dấu là giai đoạn con người thanh lọc cơ thể bằng cách ăn chay, tránh xa đồ ăn có quá nhiều muối hoặc đường, thiền định, thu nhận những năng lượng tích cực, sự tự tin, tăng cường khả năng quyết đoán và cuối cùng là sẵn sàng đón nhận những thách thức mới.
8. Thờ cây Tulsi để xua đuổi ma tà, bệnh tật
Người ẤN thờ cây Tulsi, còn gọi là húng quế thiêng,để xua đuổi bệnh tật |
Ấn Độ từ lâu đã tôn thờ Tulsi như một loại cây thiêng liêng, còn được mệnh danh là "Nữ hoàng của các loại thảo mộc", “Húng quế thánh” hay “Húng quế thiêng”. Các nhà hiền triết Vệ Đà đã sớm biết những lợi ích của Tulsi, đó là lý do vì sao họ coi loài cây này như hiện thân của một vị nữ thần đồng thời truyền lại thông điệp bảo vệ và chăm sóc Tulsi cho toàn cộng đồng.
Giống như một loại kháng sinh đặc biệt, Tulsi có nhiều đặc tính chữa bệnh tuyệt vời. Dùng Tulsi với trà mỗi ngày giúp tăng khả năng miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật, ổn định tình trạng sức khỏe, cân bằng hệ thống phủ tạng và quan trọng hơn cả là kéo dài tuổi thọ. Đặt cây Tulsi trong nhà ngăn ngừa muỗi và côn trùng xâm nhập. Người ta cho rằng cả loài rắn cũng không dám đến gần cây Tulsi, có lẽ vì vậy mà người Ấn Độ từ xa xưa đã trồng rất nhiều Tulsi quanh nhà.
9. Ăn cay trước, ăn ngọt sau tốt cho hệ tiêu hóa
Từ xa xưa, người Ấn Độ cổ đại đã chú trọng đến một nguyên tắc trong ăn uống, đó là bữa ăn nên khai vị với món cay và đồ ngọt nên được phục vụ vào cuối bữa.
Người Ấn Độ luôn ăn cay trước và ăn ngọt sau đểhệ tiêu hóa được khỏe mạnh |
Ý nghĩa của quy tắc thú vị này chính là vị cay có tác dụng kích hoạt dịch tiêu hóa và axit, đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và hiệu quả, trong khi đồ ngọt và carbohydrate lại làm chậm quá trình tiêu hóa.
10. Vẽ Mehndi/Henna để thăng hoa tình yêu
Henna là một loại hình xăm được vẽ trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là lòng bàn tay của các cô dâu sắp về nhà chồng. Tên của chú rể sẽ được viết cách điệu rất nhỏ trong tay và “nhiệm vụ” của chú rể là tìm ra được tên mình ẩn sau những hình vẽ thơm mùi thảo mộc – một điềm lành giúp cho tình yêu của họ được thăng hoa và bền chặt.
Vẽ Mehndi để tình yêu đôi lứa được thăng hoa.... |
Tuy nhiên, bên cạnh sự thăng hoa của tình yêu, một đám cưới còn mang lại đủ mọi cung bậc cảm xúc: sự phấn khích xen lẫn nỗi hồi hộp của cả tân lang và tân nương, một chút căng thẳng khi một ngày trọng đại của cuộc đời đang diễn ra. “Phức hợp” cảm xúc đó có thể để lại dư âm là một cơn đau đầu hay sốt nhẹ.
....và giúp thần kinh không bị căng thẳng |
Vẽ henna lên lòng bàn tay có thể giúp thư giãn bởi loại thảo dược này có tác dụng làm mát cơ thể và giữ cho các dây thần kinh không bị căng thẳng. Đây cũng là lý do henna được vẽ lên tay và chân, nơi hội tụ của các dây thần kinh chạy dọc cơ thể.
11. Ngồi ăn để cải thiện hệ tiêu hóa
Không chỉ là ngồi trên sàn nhà và ăn uống, truyền thống này còn liên quan đến tư thế Sukhasan – tư thế khởi nguồn của tất cả các động tác trong yoga (ngồi bệt trên sàn nhà với 2 chân khoanh và đôi bàn tay đặt thoải mái trên đầu gối).
Tư thế ngồi ăn kiểu Yoga giúp cải thiện hệ tiêu hóa |
Ngồi ở tư thế này trong khi ăn giúp cải thiện tiêu hóa vì hệ tuần hoàn có thể tập trung chủ yếu vào tiêu hóa thay vì vào đôi chân đang đứng hay đang đu đưa trước ghế tựa.
12. Không ngủ quay đầu về hướng bắc
Lý giải theo góc độ tâm linh thì đây được cho là hành động dẫn dụ các linh hồn hoặc Thần chết vào nhà. Trong khi khoa học lý giải rằng, bởi cơ thể con người cũng có từ trường của riêng mình và Trái đất là một khối nam châm khổng lồ nên khi ta nằm ngủ quay đầu về hướng bắc, từ trường của cơ thể sẽ hoàn toàn bất đối xứng với từ trường của Trái đất.
Người Ấn không nằm quay đầu về hướng Bắcđể tránh mắc bệnh đau đầu, parkinson, thoái hóa não |
Điều đó gây ra nhiều vấn đề liên quan đến huyết áp, tim chúng ta cũng sẽ phải hoạt động nhiều hơn để khắc phục sự bất đối xứng của các trường từ. Ngoài ra còn một lý do khác, cơ thể con người chứa một lượng sắt đáng kể trong máu, khi ngủ ở vị trí này, sắt từ toàn bộ cơ thể sẽ tụ lại trong não và có thể gây ra chứng đau đầu, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, suy giảm nhận thức và thoái hóa não.
13. Đeo khuyên tai cho trẻ để tăng trí tuệ, tư duy
Đeo khuyên tai sớm cho trẻ để trẻ phát triển trí tuệ, tư duy |
Đeo khuyên tai đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa Ấn Độ. Các triết gia và bác sĩ Ấn Độ tin rằng việc bấm lỗ tai giúp ích trong việc phát triển trí tuệ, sức mạnh của tư duy và khả năng đưa ra quyết định.
Thói nói nhiều làm lãng phí nhiều năng lượng sống và việc đeo khuyên tai sẽ giúp trẻ biết tự chủ trong lời ăn tiếng nói, hạn chế những hành vi vô lễ, đồng thời bảo vệ ống dẫn tai khỏi chứng rối loạn chức năng. Ngay cả người phương Tây cũng bị ý tưởng này cuốn hút và họ coi khuyên tai như một món thời trang làm đẹp cho đôi tai.
14. Thờ cúng thần linh để tăng khả năng tập trung
Tục thờ cúng thần linh được truyền bá rộng rãi trong đạo Hindu hơn bất cứ tôn giáo nào khác. Các nhà nghiên cứu nói rằng điều này khởi phát từ mục đích tăng sự tập trung trong lễ cầu nguyện.
Thờ cúng tâm linh giúp chúng sinh tăng khả năng tập trung |
Theo các chuyên gia về tâm thần học, một người sẽ định hình những suy nghĩ của mình qua mỗi thứ người đó nhìn thấy. Nếu trước mặt bạn có ba vật khác nhau, suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi tùy vào vật mà bạn đang quan sát.
Tương tự vậy, ở Ấn Độ cổ đại, người ta sáng tạo ra tục thờ cúng thần linh để khi nhìn vào những vị thần, họ có thể dễ dàng tập trung để đạt được năng lực tâm linh và thiền định, tránh bị xao lãng tâm trí.
15. Đeo Bangle giúp tuần hoàn cơ thể
Đeo vòng Bangle giúp tuần hoàn cơ thể phụ nữ |
Thông thường, cổ tay là phần hoạt động liên tục trên cơ thể con người, thường được đo xung nhịp để khám tất cả các loại bệnh. Bangle (vòng tay mạ vàng) được đeo trên tay của người phụ nữ và tạo ra lực ma sát liên tục làm tăng mức độ lưu thông máu.
Hơn nữa, nguồn năng lượng thoát ra ngoài qua lớp da sẽ quay ngược lại trong cơ thể do hình dạng chiếc vòng là một đường tròn không có điểm kết thúc.